NSND Trọng Khôi: Cả cuộc đời hết mình vì nghiệp diễn

NSND Nguyễn Trọng Khôi sinh năm 1943 tại Hải Dương. Là con trưởng trong một gia đình không có ai theo ngành nghệ thuật, nhưng từ lâu, niềm đam mê sân khấu đã được nhen nhóm trong chàng trai trẻ.

Sau những ngày dài chiến đấu với bệnh tật, sáng nay (14/3/2012), NSND TrọngKhôi đã qua đời tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Thay cho lời tiễn biệt, hãycùng chúng tôi điểm lại những mốc son đáng nhớ trong cuộc sống và sự nghiệpcủa ông.

>>
 
 
Một đời đam mê nghiệp diễn

NSND NguyễnTrọng Khôi sinh năm 1943 tại Hải Dương. Là con trưởng trong một gia đình khôngcó ai theo ngành nghệ thuật, nhưng từ lâu, niềm đam mê sân khấu đã được nhennhóm trong chàng trai trẻ.

Đến tuổi thiđại học, chàng thanh niên Trọng Khôi giấu gia đình thi vào trường Sân khấu. Sợbố biết lại đánh đòn, cả tháng liền, cậu trốn ở nhà bạn nối khố (NSND Doãn HoàngGiang). Cho đến khi gia đình nhận được giấy báo đỗ, cậu mới dám về.

NSND Trọng Khôi: Cả cuộc đời hết mình vì nghiệp diễn
 

Sauđó, Trọng Khôi được cử đi học ở Liên Xô nên chuyển sang trường Ngoại ngữđể học tiếng Nga. Nhưng 3 ngày trước khi lên đường, do gặp trục trặc nênchuyến đi bị hoãn lại. Máu nghề nghiệp nổi lên, chàng thanh niên quay vềtrường cũ xin học tiếp, dù đã bị bỏ lỡ mất một năm.

Để bù cho sựrủi ro, thiệt thòi không được du học, Nguyễn Trọng Khôi lao vào nghiên cứu. Aiđến thăm nhà đều ngỡ ngàng hỏi: “Diễn viên mà cũng phải đọc nhiều sách thế à?”.Hồi mới giải phóng, lần đầu tiên được đi công tác Sài Gòn, nhiều người phấn khởivào mua đồ, nhưng Khôi thì lại nướng sạch 200 đồng tiết kiệm vào hai thùng sách.

Tốt nghiệptrường Sân Khấu, Trọng Khôi được về nhà hát Trung ương. Chàng thanh niên như cátrong sông lạch được về đại dương, mặc sức tung hoành với những vai diễn đầy ấntượng. Nguyễn Trọng Khôi nhanh chóng trở thành gương mặt quen thuộc trên tất cảcác sân khấu trong Nam, ngoài Bắc.

Nhắc đến nhữngvai diễn tiêu biểu của NSND Nguyễn Trọng Khôi, khán giả yêu sân khấu không thểquên hình ảnh Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt; vai đạo diễn trongvở Đời nghệ sĩ… Ông đã đi biểu diễn giao lưu quốc tế ở các nước: Philippines,Nga, Mỹ và được trao tặng bằng khen “Nghệ sĩ xuất sắc nhất Liên hoan Sân khấuQuốc tế Moskba năm 1990”.

Không chỉ hoạtđộng tích cực ở lĩnh vực sân khấu, ông còn tạo được ấn tượng qua nhiều vai diễntrên màn ảnh và đóng góp nhiều vai diễn hay cho sự nghiệp điện ảnh nước nhà.Trong đó, một số vai diễn trong phim của ông gây được nhiều chú ý như : Thiếu táKhanh trong “Trừng Phạt”, Trung tá Thi trong phim “Huyền thoại về người mẹ”, BảyTú phim “Săn bắt cướp”, Ba Đức trong “Đứng trước biển”, đặc biệt là Nghị Háchtrong phim “Giông Tố”...

Ngoài ra, ôngcòn tham gia dàn dựng trên nhiều vở diễn cho các nhà hát và các đoàn nghệ thuậtkhác, đồng thời tham gia giảng dạy, đào tạo các diễn viên trẻ tại các Trường Caođẳng, Đại học Sân khấu.

NSND Trọng Khôi: Cả cuộc đời hết mình vì nghiệp diễn

NSND Trọng Khôi trong vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"


Không bao giờ từ bỏ!

Để đạt đượcnhững đỉnh cao vinh quang trong nghệ thuật, NSND Trọng Khôi cũng phải đánh đổibằng không ít mồ hôi, nước mắt. Đã có những lúc ông bị người khác hiểu lầm, bịbuộc phải thôi diễn. Để thổi hồn cho những vai diễn của mình trên sân khấu, bấtkể ở thời điểm nào, ông cũng không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Cả đến khi đã từbỏ chốn quan trường, lui về chiêm nghiệm trong cái góc nhỏ của riêng mình,Nguyễn Trọng Khôi vẫn còn đau đáu với nghề. Khác với nhiều người, khi về hưuthường rơi vào cảm giác chống chếnh, hụt hẫng hay buồn rầu, nuối tiếc, ông nóimình còn một danh sách dằng dặc những công việc phải làm, để chạy đua với thángnăm, chiến thắng sức ép của tuổi già và cả bệnh tật.

Trong khoảngthời gian hơn 20 năm, ông lúc nào cũng phải dùng đến thuốc, phải dè chừng đủ thứtai ương cứ rình rập đe dọa bất cứ lúc nào. Đã có những lần tưởng như sắp gụcngã, nhưng rồi ông đã không đầu hàng, đàng hoàng trở về từ giường bệnh, lại hămhở với những chuyến đi tới khắp mọi vùng miền sân khấu, xắn tay áo lo toan tổchức các liên hoan, hội diễn hết trong nước đến quốc tế, rồi thù tạc vui vầy vớibạn bè và cả bao người hâm mộ.

Giữa lúc sânkhấu truyền thống đang lao đao trong cơn khủng hoảng, tìm kiếm một  lối đi, NSNDTrọng Khôi vẫn không hề nản chí. Ông không những quyết giữ lấy nghề, mà còn cótham vọng truyền tình yêu nghề cho thế hệ đi sau. Trọng Khôi bắt tay cùng NSNDLan Hương của Nhà hát Tuổi trẻ và NSƯT Trần Nhượng mở khóa bồi dưỡng kỹ thuậtdiễn xuất cho các bạn trẻ có tham vọng thành diễn viên hoặc những diễn viên mongmuốn được thành tài.

NSND Trọng Khôi: Cả cuộc đời hết mình vì nghiệp diễn
 

Khôngdừng lại ở đó, ông vẫn tiếp tục thử sức mình với những vai diễn mớitrong các phim truyền hình nhiều tập. Đắm mình vào bầu không khí nghệthuật ấy, ông bảo mình chẳng còn đủ thời gian để buồn.

Cuộc đời đã điqua chừng ấy thăng trầm, nhưng NSND Trọng Khôi vẫn còn một ước mơ dang dở, ấy làlà dự án biểu diễn xuyên Việt gồm các trích đoạn, những vai diễn xuất sắc củaTrọng Khôi, đề cương và kịch bản do nhà thơ Phạm Tiến Duật (em rể ông) viết vàtrực tiếp dẫn chương trình. Công việc đang trong giai đoạn chuẩn bị thì nhà thơPhạm Tiến Duật lâm trọng bệnh và qua đời. Sau đó, sức khỏe của NSND Trọng Khôicũng không cho phép ông thực hiện một chương trình biểu diễn lớn, trên suốtchiều dài đất nước hơn 2.000 cây số như vậy.

Ông ra đi, đểlại rất nhiều nuối tiếc, nhưng chắc chắn vào một ngày nào đó, có thể bằng cáchnày hay cách khác, những người còn ở lại, bạn bè, người thân, và những người mếnmộ ông sẽ giúp ông hoàn thành nốt những tâm nguyện của cuộc đời mình.

Tốt nghiệpTrường Đại học Nghệ thuật sân khấu tại Việt Nam năm 1963, từ năm 1964 - 1970,Nguyễn Trọng Khôi là diễn viên Nhà hát kịch Việt Nam. Sau đó, từ năm 1970 -1972, ông được đề bạt làm Phó đoàn biểu diễn – Nhà hát Kịch Việt Nam.

Đến năm 1972,ông làm trưởng đoàn biểu diễn – Nhà hát Kịch Việt Nam. Với những cống hiến khôngngừng, năm 1989, ông được phong tặng danh hiệu NSƯT và giữ chức vụ Phó Giám đốcNhà hát Kịch Việt Nam.

Năm 2000,Nguyễn Trọng Khôi được phong tặng danh hiệu NSND và giữ chức vụ Giám đốc Nhà hátKịch Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang công tác hội, giữ chức vụ Chủ tịch HộiNghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ITI Việt Nam (thành viên Viện Sânkhấu quốc tế).

NSND Trọng Khôi: Cả cuộc đời hết mình vì nghiệp diễn

NSND Trọng Khôi khi vào vai Nghị Hách trong "Giông Tố".

 

Sáng nay 14/3, NSND Trọng Khôi đã vĩnh viễn ra đi, để lại biết bao niềm thương tiếc cho hàng triệu con tim khán giả, những người đã từng một thời rung động vì những vai diễn của ông - người nghệ sĩ luôn hết mình vì nghệ thuật, vì sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Khán giả của nền nghệ thuật nước nhà sẽ mãi khắc ghi tên ông trong tim mình. Vĩnh biệt NSND Trọng Khôi.

Nhà biên kịch Đăng Chương - Cục Phó Cục Nghệ thuật biểu diễn - người rất gắn bó với NSND Trọng Khôi, nghẹn ngào khi trao đổi với phóng viên. “Trước hết, nhắc tới anh Khôi, chúng ta nhớ đến một nghệ sĩ tài hoa, người có tâm có tài, cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật. Thứ hai là lòng đam mê làm nghề kinh khủng của anh. Bị tiểu đường lâu năm nhưng trong những ngày bệnh tật dày vò, anh vẫn cố gắng hoàn thành cuốn sách về nghệ thuật làm diễn viên để truyền lại cho thế hệ sau. Điều thứ ba về Trọng Khôi là anh sống rất nhân ái, không chỉ với những nghệ sĩ với nhau mà nhân ái với các thân phận trong xã hội” - Đăng Chương nhận xét. Ông cũng băn khoăn, sau Trọng Khôi không biết bao giờ nền sân khấu Việt Nam mới có một nghệ sĩ để cái tâm vì nghề, tâm vì bạn nghề lên cao hơn bản thân mình như vậy.

Biết tin NSND Trọng Khôi từ trần, NSND Lê Hùng cũng không khỏi xót xa. “Tôi và Lê Khôi thân nhau như anh em ruột. Khi anh là Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, anh thường xuyên mời tôi cộng tác. Hôm trước tôi vào viện thăm anh, anh không nói được gì, chỉ chớp chớp mắt và ứa lệ. Anh ra đi, chúng tôi đều đau xót không kể xiết được. Ai cũng tiếc cho một tài năng sân khấu” - Lê Hùng chia sẻ.

Gia đình NSND Trọng Khôi đang bàn bạc để định ngày, giờ truy điệu. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã hoàn tất thủ tục để tiến hành tang lễ, sẽ diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng. NSƯT Lê Chức là người viết điếu văn cho NSND Trọng Khôi. “Thật đau xót và tiếc nuối khi phải chia tay một người bạn, một người đồng nghiệp tài hoa” - NSƯT Lê Chức ngậm ngùi. Trong mắt Lê Chức, Trọng Khôi là người vui vẻ, thẳng thắn và không bao giờ giấu nghề.

NSND Nguyễn Trọng Khôi sinh năm 1943 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Sân khấu năm 1964, ông đầu quân cho Nhà hát kịch Việt Nam. Năm 1970, ông được đề bạt làm Phó đoàn biểu diễn của nhà hát. Đến năm 1972, ông làm trưởng đoàn. Năm 2000, Nguyễn Trọng Khôi được phong tặng danh hiệu NSND và giữ chức vụ Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang công tác Hội, giữ chức Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

Không chỉ hoạt động tích cực ở lĩnh vực sân khấu, ông còn tạo được ấn tượng qua nhiều vai diễn trên màn ảnh như: Thiếu tá Khanh trong Trừng phạt, Trung tá Thi trong Huyền thoại về người mẹ, Bảy Tú phim Săn bắt cướp, Ba Đức trong Đứng trước biển và đặc biệt là Nghị Hách trong Giông tố...

Theo TTVN, Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.