NSƯT Tiến Đạt: Cuộc đời thật sau những vai diễn

Với nụ cười “giòn tan” của người đàn ông có cuộc sống viên mãn, NSƯT Tiến Đạt tạo cho người đối diện cảm giác gần gũi.

Với nụ cười “giòn tan” củangười đàn ông có cuộc sống viên mãn, NSƯT Tiến Đạt tạo cho người đối diệncảm giác gần gũi.

 Khác với những gì ông thể hiệntrên phim là những vai diễn phản diện, độc ác, nham hiểm, Tony Nguyễn của “ChạyÁn” ngày nào, giờ đây vẫn mang một một phong cách lịch thiệp đến nhẹ nhàng; tìnhcảm đến nồng nàn trong cuộc sống đời thường.

“Hơn nửacuộc đời mình, tôi luôn gắn bó cùng nghiệp diễn”

Sinh ra và lớn lêntrong một gia đình không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thế nhưngngay từ lúc bé, NSƯT Tiến Đạt đã luôn ấp ủ cho mình ước mơ sau này “được lêntivi, được làm diễn viên kịch nói..”. Tuổi bé thơ, nghĩ là như thế thôi, chứ bảnthân ông lúc ấy hoàn toàn chưa xuất hiện cái ý nghĩ gọi là theo đuổi công việcdiễn viên.

NSƯT Tiến Đạt: Cuộc đời thật sau những vai diễn
 

Lớn lên một chút,với ước mơ ấp ủ ngày nào cùng với “máu” đam mê văn hoá - văn nghệ luôn cháytrong người ông, bởi thế nên học hết cấp II, NSƯT Tiến Đạt đã đăng ký dự thi vàokhoá II, khoa kịch nói, Trường Nghệ thuật Sân khấu Hà Nội (1968 – 1971) dưới sựbảo trợ của Nhà hát Thiếu nhi, nay là Nhà hát Tuổi trẻ. Sau khi tốt nghiệp khoáhọc vào năm 1971, ông được cử đi xây dựng đoàn kịch nói Quảng Ninh và rồi đếnnăm 1980, ông chuyển công tác về hoạt động tại đoàn kịch nói Hà Nội đến bây giờ.

Lần đầu tiên, NSƯTTiến Đạt chạm ngõ cùng với kịch nói là vai diễn “anh Chất còi” trong vở kịch“Người Năm Ấy” của Đạo diễn Doãn Hoàng Giang. Trong vai diễn này, NSUT Tiến Đạthoá thân thành một anh chàng tân binh trong quân đội sửa xe tăng, tính tình luônvui vẻ, hoà đồng với tất cả mọi người. Riêng đối với lĩnh vực truyền hình, NSƯTTiến Đạt cũng không khỏi lâng lâng vui sướng khi nhớ về vai diễn đầu đời của ôngtrong phim “ Đứng trước một công trình” của Đạo diễn Trọng Liên.

Nhìn lại chặng đườnghơn 30 năm gắn bó cùng sân khấu và truyền hình, NSƯT Tiến Đạt cười vui tâm sự:“Tôi vốn là người bị hạn chế về mặt hình thể, không được to cao đẹp trai lắm nênthường vào những vai tiêu cực, phản diện. Ngày trẻ tôi cũng thường hay tủi thânvề sự hạn chế này thế nhưng càng đi sâu vào nghề diễn tôi càng biết cách biếnnhược điểm thành ưu điểm và “dần dần” nhược điểm lại trở thành thế mạnh củamình. Đến năm 1992, sau khi tôi cai thuốc lá, phát tướng thì lại hay được mờivào vai giám đốc tham lam, ăn chơi. Nói chung vai diễn của tôi toàn là vai xấu,vai tiêu cực thôi”.

Dường như đối vớingười đàn ông ngoài ngũ tuần này, mỗi vai diễn mà ông được thể hiện đều là mộtsự trải nghiệm. Ông yêu tất cả nhân vật của mình dù hơn 90% đều là những vaidiễn hơi có “sự lệch lạc”. Ông bảo “Mặc dù là những vai diễn phản diện nhưng tôiluôn mong muốn thông qua những số phận nhân vật mà tôi có dịp được thể hiệntrong phim, khán giả có thể thấy những thông điệp mà bộ phim muốn chuyến tải đếnquý khán giả. Và tôi luôn mong mỏi, dẫu là những vai diễn “bị ghét” nhưng mỗikhi phim đóng máy thì vẫn có người nhớ về tôi. Vậy là tôi đã thấy hạnh phúc lắmrồi”.

“ Ông Bách –vai diễn “hiếm” trong cuộc đời diễn xuất của tôi!”

Không “hiếm” saođược khi đây là vai diễn mới nhất mà NSƯT Tiến Đạt không phải đóng vai tiêu cực?Ông Bách của NSƯT Tiến Đạt xuất hiện trong bộ phim Xin Thề Anh Nói Thật đangđược phát sóng trên kênh VTV1 lúc 20h10, các tối trong tuần từ thứ hai đến thứtư. Phim do VTV và FPT Media phối hợp sản xuất, được chính thức khởi quay vàonhững tháng cuối của năm 2010.

Ông Bách là mẫungười hiện đại, vui tính, thích đi nhẩy, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu,hay đi nước ngoài và là người rất “yêu cái đẹp” nhưng không bao giờ đi quá giớihạn của một người có vợ, ông luôn bao che cho con và cứu Phan Vũ (MC Danh tùng)thoát khỏi các mỹ nhân khi Vũ lâm vào cảnh khốn khổ….Chia sẻ khi được mời vàovai diễn này, NSUT Tiến Đạt “hồ hởi” cho biết “ đây là vai diễn mà ngay từ lúcđầu khi đọc kịch bản, tôi đã thấy yêu nhân vật của mình. Cái yêu ở đây có rấtnhiều lý do.

Thứ nhất, Ông Báchlà vai diễn không thuộc lớp nhân vật “phản diện”, qua nhân vật này, tôi mongmuốn được đem đến một cái nhìn mới cho khán giả là tôi không chỉ diễn được nhữngvai “ác, nham hiểm” mà còn diễn được những vai diễn hài, vui tươi, nhẹ nhàng.Thứ hai, Ông Bách và tôi có điểm tương đồng với cuộc sống thường nhật đó làchúng tôi đều thuộc tuýp người “ đắm đuối chuyện gia đình”, luôn cố gắng cùngchia sẻ với vợ con những việc trong gia đình dù là nhỏ nhất mỗi khi tôi có thể”.

NSƯT Tiến Đạt: Cuộc đời thật sau những vai diễn
 

Hơn 4 tháng miệt màtrên phim trường Xin Thề Anh Nói Thật, giờ đây, khi ngồi xem lại những thướcphim trên sóng màn ảnh nhỏ VTV1, cảm giác của NSƯT Tiến Đạt cũng không kém phầnnào hồi hộp, lo lắng. Ông chờ đợi được xem diễn xuất của mình cũng như của cácdiễn viên thuộc thế hệ trẻ sau này như Jennifer Phạm (vai Bảo Lâm), Danh Tùng(Phan Vũ) cùng lớp thế hệ diễn viên “gạo cội” với ông là NSƯT Minh Châu (BàTrâm) và NS Hà Xuyên (Bà Kiều – vợ ông Bách). Giữa NSƯT Tiến Đạt cùng ekip sảnxuất bộ phim Xin Thề Anh Nói Thật đã có quá nhiều kỉ niệm trong suốt qua trìnhlàm vui.

Hỏi NSƯT Tiến Đạt kỉniệm nào làm cho ông nhớ nhất suốt thời gian quay bộ phim này, ông cười “giòntan” bảo rằng “có quá nhiều kỉ niệm đẹp, tôi không biết phải kể như thế nào đâynữa, nhưng có một điều chắc chắn là tôi rất yêu bộ phim này, yêu tất cả nhữngngười cùng đóng góp công sức chung cho bộ phim, những hôm mưa to gió lớn tôicùng anh em dã lội nước để đi quay, hay có những hôm trời Hà Nội nóng đến gần 40độ, chúng tôi cũng phải thực hiện những cảnh quay giữa trưa, thế nhưng tất cảmọi người đều vui và cảm xúc của từng người dường như cũng dạt dào hơn”…

Luôn nặnglòng cùng thước dây, cây kéo

Chia sẻ về chuyệnđời, chuyện nghề trong hành trình dài hơn 50 năm qua, câu chuyện kể của NSƯTTiến Đạt như dài hơn, nhiều màu sắc hơn bởi khi thì ông kể chuyện bằng sự nồngnhiệt, vui tươi khi thì lại trầm lắng, nghĩ suy. Ông kể, thời của ông ngày ấyhoạt động nghệ thuật không có nhiều điệu kiện thuận lợi như thế hệ trẻ bây giờ,người nghệ sĩ đôi khi không “sống đủ” với nghề, họ cũng là những con người, cũngbị chuyện “cơm áo gạo tiền” chi phối và ông cũng không là trường hợp ngoại lệ.

Năm 1995, khi kinhtế còn nhiều khó khăn, nghề diễn của người diễn viên khá “chông chênh”, NSƯTTiến Đạt đã quyết định học thêm nghề may complet từ bố ông. Ông bảo “Ngày trướckhi bố tôi (Nghệ nhân Tiến Thành) biết tôi có định hướng theo học nghề may củaông, ông vui lắm. Ông khuyên tôi nên bước tiếp hành trình “làm thợ” mà ông đã điqua dẫu ông cũng không quên cảnh báo “nghề thợ” cũng là nghề rất vất vả, đòi hỏisự tỉ mỉ, châm chút.. Trong suy nghĩ của ông cụ, bất cứ công việc nào cũng đềucó sự cao quý riêng, tuy nhiên đối người nghệ sĩ đôi khi công việc này lại“không ổn định”, “hay bấp bênh”, việc có được một công việc ổn định sẽ giúp chotôi có thể nuôi được gia đình của mình nếu lỡ không may tôi “bị thất nghiệp. Vàcũng bắt đầu từ lúc đó, tôi quyết định nối nghiệp cha. Với tôi, may là nghề,diễn là nghiệp, tôi chưa bao giờ phân định, rằng đâu là tay trái, đâu là tayphải, bởi một nghề là làm vui cho đời và một nghề là làm đẹp cho đời”.

Đã và đang có nhữngcông việc được thoả lòng với đam mê của mình cùng một mái ấm gia đình hạnh phúccùng 2 đứa cháu nội đáng yêu, NSƯT Tiến Đạt giờ đây đang trân trọng từng phútgiây mà cuộc đời này đã ban tặng cho ông và hài lòng với mọi thứ ở hiện tại, sẽluôn không ngừng cố gắng để vươn đến những điều hạnh phúc hơn đang chờ ông ởphía trước.

Theo 2Sao



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.