Phát hiện di vật thời Trần tại đoạn Hoàng thành bị xúc đổ

Ngày 6.5, trong khi cùng nhóm phóng viên Đài truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự tại đoạn Hoàng thành Thăng Long phát lộ trên phố Hoàng Hoa Thám, GS Nguyễn Lân Cường Phó tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN đã phát hiện những mảnh vỡ của một chiếc bình gốm cổ dưới hố sâu chừng 4m.

Ngày 6.5, trong khi cùngnhóm phóng viên Đài truyền hình Việt Nam  thực hiện phóng sự tại đoạn Hoàngthành Thăng Long phát lộ trên phố Hoàng Hoa Thám, GS Nguyễn Lân Cường - Phótổng thư ký Hội Khảo cổ học VN - đã phát hiện những mảnh vỡ của một chiếcbình gốm cổ dưới hố sâu chừng 4m.

Phát hiện di vật thời Trần tại đoạn Hoàng thành bị xúc đổ
Đoạn Hoàng thành nơi tìm thấy hiện vật - ảnh do GS Nguyễn Lân Cường cung cấp

Căn cứ vào các hoa văn, màu sắc và kiểu dáng củanhững hiện vật này, GS Cường xác định đó là mộtchiếc bình gốm men xanh thời Trần. GS Cường nói:“Cổ vật này đã nằm im trong lòng Hoàng thànhThăng Long từ 600-700 năm và đến hôm nay đượcxuất lộ sau sự kiện đoạn thành cổ này bị phá”.

Nói về việc các đơn vị thicông tiếp tục san ủi phần còn lại của đoạn Hoàng thành trên phố Hoàng HoaThám vào ban đêm với lý do “cấp trên chưa có văn bản bảo tạm dừng thìchúng tôi cứ việc thi công”, GS Cường xác định đây là hành động vi phạmLuật Di sản và chỉ rõ: "Chỉ nguyên việc chủ đầu tư dự án cho thi công xúcđổ đoạn thành đã được vẽ trên bản đồ thời Lê Hồng Đức năm 1490, bất chấp sựcảnh báo của giới khảo cổ, theo tôi cũng đã phạm luật rồi. Nay lại phát hiệnthấy hiện vật khảo cổ nữa thì việc vi phạm của họ là khá nặng rồi". ÔngCường yêu cầu “cơ quan thanh tra của ngành văn hóa phải vào cuộc ngay để làmrõ trách nhiệm”.

Phát hiện di vật thời Trần tại đoạn Hoàng thành bị xúc đổ
Các mảnh vỡ của chiếc bình gốm vừa được ghép lại

Được biết, ngày 8.5, khi GSNguyễn Lân Cường cùng một nhóm phóng viên truyền hình khác trở lại hiệntrường trên phố Hoàng Hoa Thám để quay phóng sự, họ đã bị một nhân viên bảovệ công trường thi công cản trở và đe dọa: “Chúng tôi sẽ bắt các anh!”.Ngay lập tức, GS Cường đề nghị phóng viên truyền hình chĩa ống kính quaytrực tiếp nhân viên bảo vệ này thì anh ta vội lủi ngay chỗ khác.

TS Tống Trung Tín - Việntrưởng Viện Khảo cổ học VN - bình luận: “Nhiều người cho rằng, các ditích văn hóa, lịch sử đã được phát hiện của chúng ta đều rất khiêm tốn sovới các di tích đồ sộ của nước ngoài. Nhưng nếu đoạn Hoàng thành Thăng Longchạy dọc 3-4 cây số trên phố Hoàng Hoa Thám mà được bảo vệ nguyên vẹn thìcũng là một di tích lịch sử khá hoành tráng. Cũng như việc khu di tích Hoàngthành ở phố Hùng Vương vừa được thám sát, cho thấy kỹ thuật xây dựng cungđiện, nhà cửa thời Lý-Trần-Lê cũng có quy mô lớn không kém gì cung điện củanước ngoài và mang những nét kiến trúc độc đáo của dân tộc ta”.

Tạm dừng thi công tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây cắt qua đê Hoàng Hoa Thám

Hôm qua 10.5, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã ký công văn số 3229/UBND-VHKG đồng ý đề nghị của Sở VT-TT-DL tại công văn 1056/TTr-VHTTDL. Theo đó, tạm dừng thi công tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây cắt qua đê Hoàng Hoa Thám để triển khai công tác nghiên cứu thu thập hiện vật; giao Ban quản lý dự án giao thông đô thị mời Sở VH-TT-DL, Viện Khảo cổ học tiến hành nghiên cứu khảo cổ, thu thập hiện vật tại hiện trường và tổ chức mời các chuyên gia chuyên ngành đánh giá.

Qua kiểm tra hiện trường tuyến đường này ngày 7.5, cho thấy toàn bộ diện tích đường Hoàng Hoa Thám ứng với đoạn phố Văn Cao đã bị ủi và đào thấp hơn cốt nền đường Văn Cao hiện nay, có một số mảnh gạch, mảnh gốm thời Lê, Trần… lẫn trong đất ủi. Đối với tuyến đường Đào Tấn - Bưởi qua đê Bưởi, Sở VH-TT-DL, Sở GTVT phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức khai quật tuyến đê Bưởi trong thời gian sớm nhất, phục vụ công tác nghiên cứu, tổ chức thám sát các vị trí phục vụ dự án nút giao thông Đào Tấn - Bưởi.

TheoPhát hiện di vật thời Trần tại đoạn Hoàng thành bị xúc đổ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.