“Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!”

Người ta thấy toát lên ở “Tào Tháo” Bào Quốc An một khí khái đại trượng phu hào hiệp, trượng nghĩa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng với “Tào Tháo” đương thời này, gia đình là tất cả.

Người ta thấy toát lên ở“Tào Tháo” Bào Quốc An một khí khái đại trượng phu hào hiệp, trượng nghĩa. Tuynhiên, ít ai biết rằng với “Tào Tháo” đương thời này, gia đình là tất cả. Lúcđi, “Tào Tháo” đẩy cha trên xe đẩy ra sân bay, lúc về “Tào Tháo” cũng đẩy xe,nhưng là xe chở tro cốt người cha về Bắc Kinh…

Năm 1995 bộ phim truyền hình “TamQuốc diễn nghĩa” công chiếu đã đưa nhiều diễn viên từ chỗ “không tên không tuổi”trong làng nghệ thuật, giải trí nước này trở thành thần tượng trong tâm trí khángiả trong và ngoài Trung Quốc.

Nếu như Đường Quốc Cường sống mãitrong lòng người xem với vai diễn Gia Cát Lượng thành công ngoài tưởng tượng thìBào Quốc An mãn nguyện cả đời vì đã làm thay đổi nhận thức của rất nhiều ngườixem về Tào Tháo, nhân vật gian hùng số một trong lịch sử và văn học Trung Quốc.

Năm 1990 khi phim bắt đầu bấm máy, Bào Quốc An mới 45 tuổi, khi “Tam Quốc diễnnghĩa” ra mắt khán giả là lúc ông đã 50. Trước năm 1995 Quốc An chỉ là một thầygiáo bình thường trong Học viện Hý kịch trung ương, nhưng sau thời điểm này cứhễ ra đường là thiên hạ lại gọi ông là Tào Tháo.

“Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!”
Nhân vật Tào Tháo qua sự thể hiện của diễn viên Bào Quốc An

Không cần biết trong dân giancũng như một số tác phẩm văn học nghệ thuật khác, Tào Tháo là nhân vật thế nào,thiên hạ yêu hay ghét, nhưng dưới ngòi bút tài tình của nhà văn La Quán Trungthì quả thực đây là một con người, một nhân vật rất “người” và không có cách nàođể phân biệt rạch ròi Tháo vào nhân vật chính diện hay phản diện.

Với Bào Quốc An, vai diễn Tào Tháo để lại trong công chúng một ấn tượng khó cóthể phai mờ về một nhà chính trị, quân sự và nhà thơ kiệt xuất thời Tam Quốc cónhững diễn biến nội tâm cực kì phức tạp.

Mặc dù chủ định của La Quán Trung cũng như đạo diễn “Tam Quốc diễn nghĩa” là làmnổi bật và tôn vinh nhà Thục Hán với lòng nhân từ của Lưu Bị, mưu trí xuất quỷnhập thần của Khổng Minh, trí dũng song toàn của Quan Vũ, tính cương trực, hảohán của Trương Phi nhưng ngoài cả mong đợi của đoàn làm phim, đó là sự thànhcông xuất sắc của vai Tào Tháo.

Dưới sự diễn xuất tài ba và hết mình vì nghệ thuật của Bào Quốc An, Tào Tháo đếnvới khán giả tuy xuất phát từ một nhân vật gian hùng, nhưng thực sự tài ba, hàosảng. Đa nghi vốn là cá tính số một của Tào Thừa tướng, nhưng không vì thế màông đối xử tệ bạc với thuộc hạ, ngược lại rất trân trọng những mưu sĩ, hiềnthần.

Khi Trần Lâm còn theo Viên Thiệu có làm bài phú “Kiến An thất tử” lôi cả tổ tôngTháo ra mà chửi, nhưng một khi Lâm đã quy thuận, Tào Tháo không chấp chuyện cũmà vẫn tiếp đãi tử tế và trọng dụng.

Tài cầm quân, điều binh khiển tướng của Tào Tháo trong “Tam Quốc diễn nghĩa” làđiều không thể phủ nhận và cũng chính điểm này làm tăng giá trị tác phẩm và làmnền “tô vẽ” cho Gia Cát Lượng.

Nhiều khán giả chỉ thích xem những tập có Khổng Minh với những mưu kế đến quỷthần cũng phải “bái phục”, trên thông thiên văn dưới tường địa lý thì không ítkhán giả lại trầm trồ, tâm đắc trước nhãn quan chính trị cực kì sắc sảo của TàoTháo khi ông nói với Lưu Bị: “Anh hùng trong thiên hạ chỉ có Sứ quân và ta màthôi!”

“Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!”
Chân dung Bào Quốc An

"Tào Tháo" ngày xưa vàbây giờ

Sau vai diễn để đời đó, Bào QuốcAn thường xuyên nhận được các vai chính trong các phim truyền hình, phim truyệnnhưng tất cả các vai này đều là đế vương, khanh tướng hay cán bộ thời hiện đại.Người ta thấy toát lên ở diễn viên này một khí khái đại trượng phu hào hiệp,trượng nghĩa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng với “Tào Tháo” đương thời này, gia đìnhlà tất cả.

Trong làng điện ảnh Trung Hoa nói riêng, thế giới nói chung, hiếm có trường hợpnào đưa cả mẹ già đã 86 tuổi cùng theo đoàn làm phim như Bào Quốc An. Thậm chíngười cha đã tuổi cao sức yếu vẫn cùng với con mình xuống miền nam quay phim, vàông đã ra đi mãi mãi. Lúc đi, “Tào Tháo” đẩy cha trên xe đẩy ra sân bay, lúc về“Tào Tháo” cũng đẩy xe, nhưng là xe chở tro cốt người cha về Bắc Kinh.

Bây giờ, mặc dù đã lên ông, nhưng Quốc An vẫn nhận được rất nhiều lời mời đóngphim, nhưng nhiều lần ông phải từ chối khéo, bởi với ông, gia đình là tất cả.Những khi đạo diễn nài nỉ, thậm chí thuê cả phòng khách sạn để ông đưa gia đìnhtheo Bào Quốc An đã không thể cưỡng lại tấm thịnh tình đó. Ông không hề nghĩrằng mình lại được ưu ái đến thế.

Hiện tại, ông là Giáo sư của Học viện Hý kịch trung ương Trung Quốc và chủ yếulàm công tác giảng dạy. Thỉnh thoảng “ngứa nghề” khi các đạo diễn có mời, ôngchỉ nhận vai phụ. “Phải để đất diễn cho các bạn trẻ chứ!” – Quốc An chia sẻ.

Khi nhận xét về những diễn viên đóng vai Tào Tháo sau này, Trương Phong Nghị vớiTào Tháo trong “Xích Bích” hay Trần Kiến Bân với Tào Tháo trong “Tam Quốc diễnnghĩa” phiên bản mới, Quốc An nhận xét: “Sự nỗ lực cố gắng của hai bạn là đểvượt qua chính bản thân hai bạn, không thể nói Kiến Bân hay Phong Nghị có thểvượt qua Bào Quốc An. Không bao giờ có chuyện đó. Tào Tháo là một nhân vật nộitâm cực kì phức tạp, bản thân tôi cũng là người phức tạp.”

Theo “Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.