Ramayana trên đài thờ xứ Việt

Một kiệt tác của nghệ thuật điêukhắc Champa là đài thờ Trà Kiệu bằng đá được phát hiện từ năm 1901 đến nay, cùngvới nhiều cách giải thích khác nhau quanh các bức phù điêu chạm trên đài ấy.

Một kiệt tác của nghệ thuật điêukhắc Champa là đài thờ Trà Kiệu bằng đá được phát hiện từ năm 1901 đến nay, cùngvới nhiều cách giải thích khác nhau quanh các bức phù điêu chạm trên đài ấy.

>>
>>

>>
>>
>>
>>

Ramayana trên đài thờ xứ Việt

Tượng thần Shiva mang phong thái và dáng dấp của một vua Chăm - Ảnh: Diệp Đức Minh

Cách giải thích của nhà nghiêncứu Trần Kỳ Phương khá tỉ mỉ và thuyết phục khi ông cho rằng đó là những minhhọa trên đá về anh hùng ca Ramayana của Ấn Độ cổ đại. Nguyên bản của anh hùng caRamayana rất đồ sộ, có đến 24.000 sloka, mỗi sloka gồm 2 câu thơ có vần, thuậtlại sự tích của hoàng tử Rama và công chúa Sita. Rama được xem là hóa thân thứ 7của thần Vishnu - giáng trần để bảo vệ chân lý và tiêu trừ điều ác. Những hìnhảnh của hai nhân vật trên có mặt trên đài thờ Trà Kiệu nói lên sự giao lưu xaxưa giữa văn hóa tư tưởng Ấn Độ và Champa.

Trường ca Ramayana được cả sử gianổi tiếng người Âu châu là Michelet (1798-1874) ca ngợi: “Ai đã sống trongkhao khát vì dục vọng quá nhiều giờ đây hãy uống cạn ly rượu hừng hực sức sốngvà trẻ trung này của Ramayana. Ở Tây phương cái gì cũng chật hẹp, Hy Lạp nhỏ bélàm tôi ngột ngạt, xứ Do Thái khô khan cũng làm tôi khó thở. Hãy để cho tôihướng về châu Á cao cả và phương Đông thâm trầm trong giây lát. Chính nơi đó đãphát sinh ra bài thơ vĩ đại mênh mông như Ấn Độ Dương tràn ngập ánh mặt trời. Đólà một tác phẩm chứa chan hòa điệu thiêng liêng, tạo nên một không khí thái bìnhvà lòng từ bi vô bờ bến ngay giữa cảnh tương tàn khốc liệt”.

Cũng như các hình ảnh khắc chạmtrên đài thờ Trà Kiệu gây nên tranh cãi về những bí ẩn một thời trên các phùđiêu bằng đá, các nhân vật của Ramayana cũng ẩn chứa nguồn sống tư tưởng vàtriết học thâm sâu vì: anh hùng ca Ramayana đặc biệt ca ngợi một nền đạo đức lýtưởng xây dựng trên căn bản bổn phận và danh dự với các nhân vật (Rama và Sitađược khắc trên đền đá) tuyệt đối vâng theo mệnh lệnh của lương tâm, và theotriết gia Kant: “Đó là một mệnh lệnh thuộc phạm trù inpératif catégorique,đòi hỏi một sự vâng lời không suy tính, không do dự, không bị lung lạc bởi bấtcứ lý do nào”  - theo phân tích của GS Lê Xuân Khoa. Mệnh lệnh đó không phảiviết bằng chữ mà bằng hình ảnh của hoàng tử Rama và công chúa Sita chạm trên đàithờ Trà Kiệu như nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương lý giải.

Công chúa Sita tự nguyện lưu đàynơi rừng sâu cùng chồng mình, dù nàng có thể ở lại kinh thành. Ở đó Sita đã bịquỷ vương Ravana bắt cóc đưa về xứ Lanka giam trong cung cấm. Khi được giảithoát cũng là lúc nàng mất hạnh phúc vì sự nghi ngờ của chồng. Song Sita đã chịuđựng giữ lòng trong sạch như viên ngọc quý không cháy trong lửa “những đức tínhấy đã làm cho Sita thành một phụ nữ hiền thục và thánh thiện hàng đầu”. Đó làmột trong những hiện thân của khát vọng vươn tới giải thoát.

Ramayana trên đài thờ xứ Việt
Phù điêu chạm Apsara trên đài thờ Trà Kiệu - Ảnh: Tư liệu

Khát vọng ấy mãnh liệt đến độbiến thành một tín ngưỡng tôn giáo. Rama và cả Sita đã trở thành những hìnhtượng linh thiêng được người Ấn Độ yêu thương và sùng bái. Biểu hiện của sự sùngbái này phần nào thể hiện ở hình chạm các vũ nữ thiên thần Apsara và cácGandharvas đang múa hát dâng hoa trong lễ cưới của Rama trên phù điêu đài thờ.Đài thờ vuông vắn chế tác bằng sa thạch còn có một bộ linga – yoni rất lớn tôntrí phía trên đài.

Về ý nghĩa của linga đã nói trongbài trước. Ở đây nhấn mạnh và ghi nhận thêm ý kiến của một số nhà nghiên cứu đạiý như sau: Khi Bà la môn giáo từ Ấn Độ du nhập vào cộng đồng người Chăm từ lâuđời thì các quan điểm truyền thống của Ấn Độ bị thay đổi theo cách hiểu củangười Chăm. Thậm chí các vị thần Ấn Độ cũng được gọi theo ngôn ngữ Chăm, chẳnghạn Shiva được gọi “Pônintri”, Vishnu gọi là “Pôpachơn”, hoặc linga gọi là “KaiCluc”.

Theo cách đó, các linga cũngthoát khỏi hình khối ban đầu để có linh hồn theo cách tạo hình của Champa. Đã cómột linga thờ thần Shiva ở Mỹ Sơn kết hợp một nửa tên của nhà vua với tên củathần Shiva, thành: Bhadvesvara chứng tỏ có sự kết hợp giữa vương quyền và thầnquyền, giữa tôn giáo và các thế lực phong kiến.

Từ những di tích lịch sử và điêukhắc Champa như đài thờ Trà Kiệu cho ta thấy sự uyển chuyển của các nghệ sĩ tạohình người Chăm, đã để lại những tác phẩm điêu khắc đá có linh hồn và những ẩndụ thiêng liêng. (Còn tiếp) 

Chính các linga tuy được đặt để thờ thần Shiva nhưng cũng đã mang tên kết hợp vương hiệu nhà vua với tên thần. Như vậy, thờ thần chính là thờ vua, vua là thần. Mukha Linga trong các đền tháp đều mang diện mạo các vua Chăm thần hóa để chiếm ngôi vị tôn vinh, còn thần Shiva - vị thần chính của Bà la môn giáo lu mờ hơn. Thông qua việc cải tiến những họa tiết vốn có và bổ sung thêm những yếu tố mới hoàn hảo hơn, góp phần làm phong phú và nổi bật những đặc trưng nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Sự tiếp thu đó mang tính chất dung nạp và sau đó bản địa hóa để trở thành sắc thái phong cách riêng của nghệ thuật điêu khắc Champa. Có thể sự hội nhập của nghệ thuật Ấn Độ vào nghệ thuật Chăm là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực, tính cách điệu và tính quy phạm một cách sáng tạo. Qua mỗi thời đại, mỗi thời gian được phát huy tôn tạo, đưa nghệ thuật điêu khắc phát triển biến nó thành cái riêng không thể nhầm lẫn với nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, Campuchia, Java hay một nền nghệ thuật nào khác.

TS Bá Trung Phụ (Bảo tàng Lịch sử VN - TP.HCM)

Theo Giao Hưởng
Ramayana trên đài thờ xứ Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.