Thi hôn: Có đi ngược thuần phong mỹ tục người Việt?

Dư luận đang xôn xao chuyện cuộc thi hôn tại Hải Phòng bất ngờ “phá sản” vì không được Sở VHTT&DL thành phố cấp phép với lý do không phù hợp thuần phong mỹ tục người Việt, dễ gây phản cảm với khán giả.

Dư luận đang xôn xao chuyện cuộc thi hôn tại Hải Phòng bất ngờ “phá sản” vìkhông được Sở VH-TT&DL thành phố cấp phép với lý do không phù hợp thuần phong mỹtục người Việt, dễ gây phản cảm với khán giả. Trong khi đó, trao đổi với một sốchuyên gia tâm lý hoặc nghiên cứu xã hội học như Đinh Đoàn, Trịnh Hòa Bình,Khuất Thu Hồng lại đưa ra những kiến giải hết sức mới mẻ về vấn đề này.


 

Nhưthông tin đã đưa, ngày 11/2, Sở VH-TT&DL T.P Hải Phòng đã có công văn từ chốicấp phép cho cuộc thi “Bữa tiệc của những nụ hôn”. Trả lời trên báo Pháp luậtTp. Hồ Chí Minh, ông Lê Tất Vinh, Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Hải Phòng cho biết quyđịnh hiện hành chỉ cấp phép cho các cuộc thi hoa hậu, thời trang chứ không cóthi hôn. Nếu sau này Nhà nước có văn bản quy định thì Sở mới thực thi. Trong vănbản từ chối cấp phép, Sở nêu lý do “vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục củangười Việt Nam, dễ gây phản cảm với khán giả, ảnh hưởng tới dư luận”.

 

Theođó, chiều cùng ngày, Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp Hải Phòng chính thức đăng thôngtin đính chính trên website của mình về việc không tổ chức lễ hội thi hôn nhândịp Lễ Tình nhân, vào ngày 13/2/2011.

 

Thi hôn: Có đi ngược thuần phong mỹ tục người Việt?
Mô hình cuộc thi hôn đã bị hủy bỏ. (ảnh tư liệu) 
Xung quanh sự kiện cuộc thi hôn bất ngờ bị hủy,trong dư luận tồn tại khá nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi không ít cư dânmạng, bậc phụ huynh đồng tình việc cuộc thi bị hủy, thì một số nhà nghiên cứu xãhội học hay tâm lý bất ngờ đưa ra quan điểm ủng hộ lễ hội hôn, thậm chí tỏ rahào hứng tham gia hoặc cho phép con em mình tham gia nếu có cơ hội.

 

Tiếnsỹ xã hội học Trịnh Hòa Bình nhận định, việc tổ chức 100 nụ hôn ở Hải Phòng,chắc chắn không xuất phát từ truyền thống, văn hóa người Việt. Tuy nhiên, hiệnnay văn hóa người trẻ mang xu hướng hiện đại, dần chiếm lĩnh xã hội nên nụ hôntừ lâu trở thành chuyện thường ngày.

 

“Tổchức cho 100 đôi hôn nhau nhân ngày Lễ Tình yêu, theo tôi thấy không phải là thứlem nhem, kệch cỡm của văn hóa ngoại lai. Chúng ta vẫn thấy gần đây, các bạn trẻcó nhiều cách cách tỏ tình độc đáo trên bãi cát sông Hồng, tạo hình trái tim vớihàng trăm, nghìn bông hồng trước ký túc xá gây ấn tượng mạnh… Chứng tỏ họ biếtcách biểu lộ tình cảm, tạo sự ồn ào, chú ý - điều mà theo văn hóa phương Đôngvốn phải gìn giữ cho riêng mình”.

 

Theovị tiến sỹ này, việc tổ chức lễ hội hay cuộc thi hôn là một cách biểu dương tìnhyêu, mà con người thời đại mới hướng tới: mạnh mẽ, tuyệt đối hơn. Trong một xãhội phát triển, con người ngày càng thể hiện cái “tôi” nhiều hơn, do đó, tổ chứcthi hôn không có gì đáng cấm đoán, lên án, miễn là đừng để xảy ra điều gì đó lốbịch.

 

“Chắc chắn, nếu lễ hội hôn không mang giá trị đích thực, đáng tồn tại, mà chỉ làchơi trội, khác đời thì nó sẽ bị tiêu vong, đào thải. Hãy cứ để họ làm, chứchúng ta không nên cổ xúy. Tôi nghĩ, khi hôn, tụi trẻ không mưu toan nghĩ đếnchuyện gì lừa dối cả! Mà nếu thiên hạ nghĩ đó là điều đáng trách, thì điều đócòn đáng tôn trọng hơn là để bọn trẻ phải dấm dúi hôn thầm, hôn trộm ở đâu đó” –ông Trịnh Hòa Bình thêm - “Con trai tôi đã lớn, và nếu nó ý định đăng ký cuộcthi hôn đó, tôi sẽ không ngăn cấm”.

 

Cùngquan điểm, chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn đánh giá, mục đích cuộc thi là tạo ra sựgắn kết, vui vẻ, nên hãy cứ thử đặt mục đích đó lên đầu! Việc các bạn trẻ tậptrung thi hôn là một hành động lành mạnh, công khai chứ có phải thi cởi quần hayhoạt động gì bậy bạ đâu?

 

Chuyên gia Đinh Đoàn cho rằng, hôn là một hành động chia sẻ tình cảm, không nênkhắt khe rằng nó vi phạm thuần phong mỹ tục, bởi bất cứ hoạt động nào cũng cóhai mặt. Vốn dĩ, thanh niên Việt Nam rất thiếu sân chơi, hội hè, ngày lễ, nênnếu cứ bám chặt lấy thuần phong mỹ tục, thì có nhiều thứ hay, đáng học từ nướcngoài du nhập vào, chúng ta sẽ bỏ đi lãng phí mất.

“Nếu ai đó khăng khăng phải giữ gìn phong tục tập quán, có lẽ người lớn tuổi ởViệt Nam chỉ nên đi bộ thôi, đừng có dùng ô tô, internet, điện thoại sành điệunữa… Trước đây, nước ta làm gì có ngày lễ Valentine, nhưng sau đó thì sao? Việctổ chức thi hôn, đầu tiên là bắt chước, rồi thăm dò dư luận, được nhiều ngườihưởng ứng sẽ trở thành trào lưu thôi. Nếu tổ chức thi hôn cho người trung tuổi,tôi sẽ tham gia ngay”.

 

Tiếnsỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, thẳng thắn đưara nhìn nhận, hôn là thể hiện tình cảm, vì vậy, tổ chức hội thi hôn không có vấnđề gì cả, nếu người ta có hành động đúng mực. Người Việt vốn không có thói quenthể hiện tình cảm âu yếm trước đông người, nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu nóivi phạm thuần phong mỹ tục, có lẽ hàng triệu người Việt Nam đã vi phạm phong tụctập quán cổ xưa.

 

“Vấnđề cốt lõi ở đây là tổ chức sao cho có văn hóa, chứ nếu bình thường, không tổchức thi hôn, người ta vẫn cứ hôn trước mặt mọi người đấy thôi. Quan trọng làBTC xây dựng sự kiện thế nào cho đúng mục đích, văn hóa chứ không phải để làmnhững điều nhố nhăng, bậy bạ”.

 

Thi hôn: Có đi ngược thuần phong mỹ tục người Việt?
Hình ảnh tại Lễ hội hôn tập thể tổ chức tại Lâm Đồng năm 2008. 

Quakhảo sát của PV từ một số trang mạng, xã hội, diễn đàn, chuyện hủy lễ hội hônđược bàn ra tán vào rôm rả. Khác hẳn với ý kiến một số chuyên gia tâm lý, đaphần cộng đồng mạng trẻ lại cho rằng hủy hội thi hôn là hợp lý. Trên trang 24h,bạn đọc Thu Hiền đưa ra ý kiến: “Nên học hỏi văn hóa phương Tây một cách có chọnlọc. Cái linh tinh cũng học, đua đòi không thể chấp nhận được”.

 

Bạnđọc Thái Sơn dẫn giải một cách nhẹ nhàng hơn: “Theo tôi, không thiếu gì cách tổchức các sân chơi cho giới trẻ. Hôn trước đám đông không phải là một hành độngđáng lên án, nhưng nó không phải thứ văn hóa để chúng ta tổ chức thi và cổ vũ.Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến giới trẻ, việc đầu tiên là hãy xây dựng, tạora các cơ sở vật chất như sân thể thao, nhà văn hóa công cộng cho thanh thiếuniên có điều kiện vui chơi giải trí lành mạnh”.

 

Độcgiả Hồng Khánh mạnh dạn so sánh, trong khi báo chí lên án về việc học sinh sinhviên ôm hôn bừa bãi thì lại tổ chức một cuộc thi hôn. Nếu như ai đó nói, cuộcthi hôn là một hành động đẹp thì học sinh sinh viên cũng có thể nói như vậy vềviệc làm của họ. Đừng cố theo một cái gì đó nếu ta không đủ điều kiện. Phong tụctập quán của Việt Nam chúng ta từ xưa tuy có phần cổ hủ, nhưng cũng rất hay vàđáng trân trọng: tình yêu có phần e thẹn ngượng ngùng. Cuộc thi này tổ chức racó phần làm con người hiện đại hơn hay làm mất đi phong tục tập quán của ViệtNam mình? Rất hoan nghênh Sở VH-TT&DL Hải Phòng đã không cấp phép tổ chức lễ hộihôn mừng ngày Valentine. Chúng ta không nên cổ súy cho cái gọi là "hội nhập vănhóa" quá đà.

 

Thậmchí, một cư dân mạng còn đưa ra dẫn chứng cụ thể: “Tôi có người bạn đi du học ởphương Tây về, tôi có hỏi về chuyện hôn nhau giữa ban ngày của người bên đó. Bạnđó nói, chuyện hôn công khai chỉ là thơm lên má, lên trán. Còn ôm, chỉ là cái ômrất nhẹ nhàng để biểu thị tình cảm tượng trưng. Còn ôm hôn mãnh liệt giữa chốnđông người cũng không được ủng hộ đâu, thậm chí họ thấy chướng mắt. Người châu Álại hiểu nhầm điều đó, nên từ cái sự học đòi, bắt chước thành ra lầm lẫn”.

 

Theo bạn, cuộc thi hôn có hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam?

1. Có

2. Trái ngược với thuần phong mỹ tục VN

3. Cũng bình thường. Không có gì là sai trái cả.

4. Ý kiến khác

 

 Theo đại diện BTC cuộc thi Bữa tiệc của những nụ hôn, ý tưởng tổ chức lễ hội hôn  vào dịp lễ Tình nhân (14/2) hình thành từ đầu tháng 1/2011. Sau khi thảo luận, tham khảo và được nhiều bạn trẻ ủng hộ, công ty Thương Hiệu Vàng đã bắt tay lên chương trình, và ngày 20/1, có văn bản kèm kịch bản chi tiết gửi tới Sở VH-TT&DL TP Hải Phòng đề nghị cho tổ chức chương trình.

 

Tới ngày 11/2, đã có hơn 100 cặp đôi ở Hải Phòng và rất nhiều tỉnh phía Bắc đăng ký thi. Theo kế hoạch, chiều 12/2 sẽ diễn ra buổi tổng duyệt cuộc thi tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp. Tuy nhiên, chiều 11/2, Sở VH-TT&DL TP Hải Phòng đã có công văn từ chối cấp phép cho cuộc thi.

 

Theo Sở VH-TT&DL TP Hải Phòng, căn cứ vào quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công ban hành kèm theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 6-11-2009, Sở này đã không cấp phép cho chương trình Bữa tiệc của những nụ hôn. Trong văn bản từ chối cấp phép, Sở VH-TT&DL TP nêu lý do “vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, dễ gây phản cảm với khán giả, ảnh hưởng tới dư luận”. Ông Lê Tất Vinh, Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Hải Phòng, cho biết quy định hiện hành chỉ cấp phép cho các cuộc thi hoa hậu, thời trang chứ không có thi hôn. Nếu sau này Nhà nước có văn bản quy định thì Sở mới thực thi.

 

Theo Pháp luật T.P Hồ Chí Minh


Theo Văn Trinh
VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.