Thi ứng xử quốc tế chuyển hướng 'khó nhằn', đại diện Việt Nam phải làm gì để bứt phá trong cuộc đua vương miện?

Thực tế đã chứng minh, vương miện hoa hậu quốc tế luôn cách xa tầm tay những cô nàng "chân dài não ngắn", nhất là khi phần thi ứng xử đang có sự thay đổi lớn.

Thực tế đã chứng minh, vương miện hoa hậu quốc tế luôn cách xa tầm tay những cô nàng "chân dài não ngắn", nhất là khi phần thi ứng xử đang có sự thay đổi lớn.

Xưa nay, ứng xử luôn được xem là phần thi quan trọng nhất trong tại các cuộc thi sắc đẹp, mang tính chất quyết định người chiến thắng. Tuy nhiên, để có được một câu trả lời hay và gây ấn tượng mạnh mẽ với ban giám khảo lại chẳng dễ chút nào. 

Trên thực tế, phần thi ứng xử tại các đấu trường sắc đẹp quốc tế còn khó hơn gấp bội so với các cuộc thi trong nước. Tất nhiên, lọt vào top thí sinh thi ứng xử trên đấu trường quốc tế đối với người đẹp Việt đã là kỳ tích, song nếu đã vào tới vòng thi này mà để lộ những lỗ hỏng về tri thức thì lại chẳng có gì đáng tự hào. 

Câu hỏi ứng xử ngày càng khó và đa dạng

Nhìn chung, tất cả các cuộc thi hoa hậu lớn trên thế giới đều đang đi theo một xu hướng là khẳng định giá trị nhân văn. Đơn cử như Hoa hậu Hoàn vũ - một cuộc thi "sặc mùi" giải trí và thương mại - giờ đây cũng đã thay đổi sang tiêu chí sang "tìm ra hoa hậu tự tin, truyền cảm hứng và ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng".

Đáng ngạc nhiên khi 3 năm trở lại đây, phần thi ứng xử luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng tại cuộc thi này thay vì những màn trình diễn nóng bỏng. Có tới 2 vòng thi ứng xử (top 5 và top 3) để ban giám khảo chọn ra người chiến thắng thực sự xứng đáng, hội tụ đủ vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn. 

Và sự thay đổi lớn nhất trong phần thi ứng xử tại Hoa hậu Hoàn vũ chính là việc mở rộng nội dung câu hỏi ra nhiều lĩnh vực khác nhau, chứ không đơn thuần chỉ là những vấn đề về phụ nữ. 

Điển hình như năm 2015, khán giả theo dõi đêm chung kết phải choáng ngợp khi những câu hỏi dành cho top 5 đều liên quan tới chính trị. Vấn đề sử hữu súng và vũ khí tại Mỹ, Mỹ mở lại căn cứ quân sự tại Philippines, vấn nạn khủng bố, ma túy, cần sa... lần lượt được đưa vào câu hỏi để thử thách những người đẹp. 

Nếu không có hiểu biết tốt về tình hình chính trị - xã hội đương thời, việc người đẹp phải tẽn tò trên sân khấu là đương nhiên. Khi cuộc thi muốn tìm ra hoa hậu hội tụ đủ vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn, khán giả cũng nên quen với việc người chiến thắng không hẳn sẽ là người xinh đẹp nhất.

Minh chứng khác là phần thi ứng xử tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2016. Đêm chung kết diễn ra trên đất Mỹ - cũng là thời điểm cuộc chạy đua vào Nhà trắng của Hillary Clinton - Donald Trump đang ở giai đoạn nước rút và gây chú ý trên phạm vi toàn thế giới. 

"Bạn sẽ chọn ai cho việc chấm dứt chiến tranh và bạo lực: Donald Trump hay Hillary Clinton?", đó là câu hỏi ứng xử duy nhất dành cho top 5. 

Dù chọn ai thì người đẹp cũng phải đưa ra được lý do xác đáng dưới góc nhìn cá nhân cho sự lựa chọn đó. Và nếu không có hiểu biết nhất định về những chính trị gia cũng như thời cuộc, câu trả lời mà người đẹp đưa ra không chỉ nhạt nhẽo mà còn có thể gây hài hước. 

Thực tế đã chứng minh, vương miện hoa hậu quốc tế luôn cách xa tầm tay của những cô nàng "chân dài não ngắn". 

 
 

Kinh nghiệm ứng xử cho người đẹp Việt khi bước ra quốc tế

Khi đã bước vào một "cuộc chiến", "văn ôn võ luyện" là việc không bao giờ thừa. Bên cạnh sự chuẩn bị về trang phục, ngoại ngữ..., các người đẹp nên dành thời gian nghe và đọc để nắm bắt những vấn đề mới nóng trên phạm vi toàn thế giới, nghiên cứu kỹ hơn về văn hóa đặc trưng của các quốc gia, vùng lãnh thổ... 

Thông thường, những vấn đề chính trị - xã hội - văn hóa - giáo dục... hot nhất trong năm rất dễ được giám khảo các cuộc thi hoa hậu đưa vào phần thi ứng xử. Điều đó đang được thể hiện rõ nhất tại Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ.

Khi đã có tri thức trong tay, việc còn lại của người đẹp Việt chỉ là đưa ra một câu trả lời tự tin, ngắn gọn và câu cú trước sau thật logic. 


Hoa hậu H'Hen Niê - đại diện Việt Nam dự thi Miss Universe 2018.

Các người đẹp Việt cũng nên học tập phong thái ứng xử chuẩn quốc tế thay vì giữ nguyên kiểu đối đáp thương hiệu "Á Đông". Đấu trường quốc tế thường không chuộng lối chào hỏi thưa gửi dài dòng, trình bày nội dung diễn dịch, văn hoa. 

Thay vì đó, mô-típ trả lời được cho là hiệu quả nhất là: Lý giải trực tiếp vấn đề và "chốt hạ" bằng một lời kết luận hùng hồn (phong cách quy nạp, hay còn gọi là trình bày tam giác ngược).

Ví dụ màn trả lời ứng xử "3 câu" giúp người đẹp Nam Phi Demi-Leigh Nel-Peters trở thành Hoa hậu Hoàn vũ 2017: 

- Câu hỏi: Phụ nữ chiếm 49% lực lượng lao động toàn cầu. Bạn cho rằng điều gì là vấn đề quan trọng nhất mà phụ nữ phải đối mặt ở nơi làm việc hiện nay?

- Trả lời: Ở nhiều nơi phụ nữ chỉ được trả mức lương 75% so với đàn ông dù công việc và giờ làm như nhau. Tôi không tin điều đó là đúng đắn. Nếu đã làm việc bình đẳng thì hãy trả lương bình đẳng cho tất cả phụ nữ trên thế giới. 

Hãy dành 100% thời gian để nói lên quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội nào đó, càng ngắn gọn, súc tích càng tốt vì thời gian trả lời chỉ tính bằng tích tắc. Kết thúc phần trả lời, đừng quên gửi lời cảm ơn và nở một nụ cười thật rạng rỡ. 


Theo Vietnamnet


vương miện hoa hậu

thi ứng xử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.