Tự Long làm "xe ôm" trong lễ viếng Đại tướng

Cũng như bao người dân đất Việt, nghệ sĩ Tự Long xếp hàng cùng với nghệ sĩ Thành Trung đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong chuyến đi ý nghĩa này, anh tình nguyện trở thành 'xe ôm' cho một cựu chiến binh mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh.

Cũng như bao người dân đất Việt, nghệ sĩ Tự Long xếp hàng cùng với nghệ sĩ Thành Trung đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong chuyến đi ý nghĩa này, anh tình nguyện trở thành 'xe ôm' cho một cựu chiến binh mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh.

Ngày hôm qua, khi cả nước hướng về quốc tang vị danh tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp tại 3 địa điểm: Hà Nội, Quảng Bình, TP.HCM thì nghệ sĩ hài Tự Long đã kể câu chuyện anh được gặp, được thấy và được trò chuyện với người lính của người "Anh Cả". Cách kể chân phương giản dị tưởng là hài mà không phải thế. Câu chuyện khiến người xem cảm thấy cay sống mũi và xót xa cho một tài hoa của dân tộc đã đi xa.

Tự Long làm "xe ôm" trong lễ viếng Đại tướng | Đại tướng Võ Nguyên Giáp,Tự Long,Thành Trung


Dòng chia sẻ của NS hài Tự Long ngày hôm qua.

Sau khi viếng Đại tướng về, Tự Long nhìn thấy một người lính già mang nhiều thương tật lại "ú ớ" hỏi đường về quê và cuối cùng anh tình nguyện chở ông ra bến xe để về quê. Người lính già ấy 20 năm chưa có dịp lên Hà Nội, và vì cũng ít xem truyền hình nên không nhận ra Tự Long là nghệ sĩ hài hay diễn trên tivi, ông tưởng anh là xe ôm.

Đây cũng là lần đầu tiên Tự Long bị nhận nhầm làm công việc này. Khi đến bến xe, người lính già xin gửi tiền nhưng Tự Long không lấy, anh tình nguyện làm "xe ôm" miễn phí cho một người lính, một người em hết lòng với người "Anh Cả" đã mất.

Nghệ sĩ Tự Long tâm sự: "Đi qua nhà Đại Tướng, gặp bác này đang lơ ngơ như bị lạc, mình hỏi cần đi đâu. Bác bảo về bến xe Gia Lâm. Mình chở bác đi và được biết bác tên Nguyễn Văn Dân, nguyên Thiếu tá, Tiểu đoàn 168, Sư đoàn 2, đóng tại Lào từ 69 và đến 74 thì đánh sang Sài Gòn.

Tự Long làm "xe ôm" trong lễ viếng Đại tướng | Đại tướng Võ Nguyên Giáp,Tự Long,Thành Trung


Chân dung người lính già đến viếng Đại tướng.

Năm 1975, Sài Gòn giải phóng, ông thành thương binh hạng nặng và xuất ngũ năm 1976. Ông về làm ruộng ở quê Vũ Thư, Thái Bình từ đó đến nay. 20 năm nay ông mới lên Hà Nội để đến viếng Đại Tướng. Ông nói: “Đây là ông Tướng cuối cùng rồi". Nghe cay cay mũi. Có vẻ tượng đài cuối cùng của niềm tin đã về với chốn thần tiên mất rồi. Đến bến xe Gia Lâm bác ấy móc tiền trả, mình bảo bác đi mấy ngày để đến với Đại Tướng còn được, cháu một cuốc xe ôm đáng gì. Thôi, lần sau cháu lấy tiền. Giờ cháu lấy một kiểu ảnh thôi".

Ngay sau khi bức hình cùng những dòng chia sẻ của anh được đăng lên trang cá nhân đã có rất nhiều cư dân mạng vào like, bình luận và chia sẻ. Hầu hết, mọi người đều kính cẩn nghiêng mình trước vị sự ra đi của huyền thoại dân tộc Võ Nguyên Giáp, tấm lòng kiên trung nghĩa tình của vị lính giá và yêu mến những tình cảm chân thành của danh hài Tự Long.

Tự Long làm "xe ôm" trong lễ viếng Đại tướng | Đại tướng Võ Nguyên Giáp,Tự Long,Thành Trung

Không chỉ là một nghệ sĩ hài danh tiếng được nhiều người mến mộ, anh còn là một chiến sĩ văn hóa thuộc Tổng cục Hậu cần, bộ Quốc Phòng.

Là một chiến sĩ công tác trong đoàn chèo của Tổng cục Hậu cần thuộc bộ Quốc phòng, trong trái tim Tự Long thấm đẫm niềm tin, sự đồng cảm và tình yêu thương giữa những người lính. Dù đi diễn, trên trang cá nhân, ngoài cuộc sống cách nói chuyện của anh rất hài hước hóm hỉnh nhưng lần kể chuyện này khiến cả người kể lẫn người nghe đều "cay nơi sống mũi".

Theo Tri Thức Thời Đại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.