101 chuyện học đường: Bi hài nhà vệ sinh bẩn

Không còn là vấn đề mới, nhưng “thảm họa” nhà vệ sinh bẩn chưa bao giờ hạ nhiệt với những câu chuyện cười ra nước mắt.

Nếu được hỏi điều gì khiến bạn muốn quên nhất trong những năm tháng đi học của mình, có lẽ đến 99% học sinh Việt sẽ không hẹn mà cùng trả lời “nhà vệ sinh trường học”. Không còn là vấn đề mới, nhưng “thảm họa” nhà vệ sinh bẩn chưa bao giờ hạ nhiệt với những câu chuyện cười ra nước mắt.

Không uống nước, không phải vào nhà vệ sinh

Từ một nhu cầu vốn tất yếu của mỗi con người, việc uống nước từ lâu trở thành điều “tối kị” với hàng ngàn học sinh mỗi khi đến lớp. Nguyên nhân sâu xa không có gì bất ngờ. Không uống nước sẽ không thấy… "mắc", nên cũng sẽ không phải vào nhà vệ sinh - là lời lý giải phổ biến của số đông khi được hỏi.

Thế nhưng, ngay cả khi đã nhịn uống nước, “nhu cầu” vẫn có thể xuất hiện bất thình lình kéo theo đó vô vàn sự khổ sở. Nếu từng học trong một ngôi trường với tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp nghiêm trọng, hẳn đã không dưới một lần bạn phải ngậm ngùi nín nhịn với phương châm “thà “mắc” chứ nhất quyết không bước chân vào WC. Nhưng vẫn có những ngày không may khi khả năng chịu đựng của bạn bỗng kém hơn bình thường. Khi đó, dù đã cố gắng giải quyết nhu cầu nhanh, gọn, lẹ nhất có thể, việc bảo vệ khứu giác khỏi sự tấn công của những mùi hôi thối nồng nặc dường như vẫn là bất khả kháng!

Ngày mà bạn buộc phải bước chân vào WC hẳn là một trong những ngày xui xẻo nhất

Đau khổ nhất có lẽ phải kể đến các bạn nữ sinh. Nước sạch vốn đã luôn cần thiết, vào những ngày “rụng dâu” lại càng không thể thiếu để giữ vệ sinh cho “cô bé”. Tình cảnh oái oăm này, hẳn đã không ít lần khiến các bạn gái rối bời mà không tìm được lối thoát?

Nguy cơ ẩn sau những câu chuyện bi hài

Không chỉ dừng lại ở những câu chuyện dở khóc dở cười, tình trạng nhà vệ sinh bẩn ở hàng ngàn trường học khắp cả nước thực sự đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh dễ bắt gặp nhất ở những ai có thói quen nhịn tiểu kéo dài. Lý do là khi nước tiểu càng ứ lâu trong bàng quang, vi khuẩn càng sinh sôi nhiều. Nghiêm trọng hơn, nhiễm khuẩn kéo dài sẽ lây lan sang các bộ phận lân cận, như tử cung, âm đạo ở nữ giới, gây ra các bệnh phụ khoa.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh thường gặp khi thói quen nhịn tiểu

Thận là bộ phận thứ hai trên cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt từ thói quen nhịn tiểu, vì khi đó nước tiểu có thể đi ngược lại các ống nối giữa bàng quang và thận, gây nhiễm trùng và làm suy giảm đáng kể chức năng của cơ quan trọng yếu này.

Không dừng lại ở đó, tình trạng nhà vệ sinh dưới chuẩn với những mùi hôi kinh khủng, nước bẩn ứ đọng, rác thải không được dọn dẹp thường xuyên... để lại tác động không thể coi thường đối với tâm sinh lý đang trong giai đoạn hoàn thiện của tuổi mới lớn. Có thể không khó để bạn nhận ra rằng, nỗi sợ hãi và ám ảnh kéo dài khi không thể giải quyết những nhu cầu cơ bản của bản thân làm giảm khả năng tập trung và tư duy, kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.

Chắc hẳn, có một khu nhà vệ sinh sạch sẽ thoáng mát là mơ ước của biết bao thế hệ học sinh Việt Nam. Thay vì tiếp tục quan ngại về thực trạng đáng báo động này, sao bạn không trở thành một trong những người chung tay ngay hôm nay trong “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn” giúp trẻ em cả nước có những nhà vệ sinh sạch khuẩn và an toàn?

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.