5 tuyệt chiêu giúp bé ‘kết thân’ với em

Nhiều bé cảm thấy bị "ra rìa" khi mẹ có thêm em bé. Mẹ cần khéo léo đảo ngược tình thế. Với những bí quyết dưới đây, bé sẽ con yêu em hơn cả mẹ nữa đấy!

Bên cạnh những “tác dụng phụ” của thai kỳ, những mẹ mang thai lần 2 còn kèm thêm nỗi lo về tâm lý của bé lớn. Nhiều bé sẽ có xu hướng ganh tỵ hoặc chán ghét đứa em chưa chào đời của mình. Không muốn “viễn cảnh” này xảy ra, mẹ tham khảo thử 5 tuyệt chiêu sau để giúp bé “làm thân” với em ngay từ giờ nhé!

tuyet-chieu-giup-be-choi-voi-em-blogtamsuvn (1)

Để bé không cảm thấy bất ngờ và khó thích nghi, mẹ nên giúp con chuẩn bị tâm lý từ trước

1/ Thông báo cho con nhẹ nhàng

Khi biết mình có em bé, các mẹ sẽ nghĩ ngay đến đứa con đầu lòng của mình. Không biết thời điểm nào là thích hợp để nói với con?

Theo các chuyên gia, mẹ nên để mọi thứ thật đơn giản. Chỉ cần nói rằng “Mẹ có tin tốt lành cho con đây. Con sắp có em để chơi cùng rồi đấy”, và giở cuốn lịch sang tháng các mẹ dự sinh. Trẻ mẫu giáo không thể hiểu những giải thích dài dòng. Đừng ngạc nhiên nếu nhóc con của mẹ trả lời “Vâng ạ” và lảng sang một chủ đề hoàn toàn không liên quan sau đó.

2/ Tạo những kỷ niệm riêng của gia đình

Nhiều mẹ mong đợi rằng việc có em sẽ không làm con đầu buồn vì bị “ra rìa”. Muốn vậy, các mẹ cần tận dụng tối đa những tuần cuối cùng trước khi sinh để làm điều gì đó thật đặc biệt cùng con. Chẳng hạn như: cùng dọn phòng, thay bóng đèn, rèm cửa, giường hay tấm thảm trong phòng của con. Hoặc mẹ cũng có thể cùng con chụp hình, đi du lịch…

tuyet-chieu-giup-be-choi-voi-em-blogtamsuvn (2)

3/ Cùng nhau chào đón em

Mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng để con không bị hụt hẫng khi đột ngột có em. Mẹ càng quan tâm và chia sẻ, con sẽ càng cảm thấy mình vẫn được yêu thương dù có thêm em bé mới. Mẹ cũng có thể cho con đóng vai trò “phụ tá” khi mẹ chuẩn bị đồ cho em bé. Khi soạn đồ, nên gợi ý khéo để con lựa chọn “Mấy ngày mẹ vào viện sinh em, con muốn ở cùng với ông bà ngoại hay ông bà nội?”

Ngoài ra, mẹ có thể sắp xếp một vài lần đi khám thai có dẫn con theo. Và khi con đặt câu hỏi về sự xuất hiện của em, nên trả lời càng ngắn gọn càng tốt. Chẳng hạn như, khi con hỏi sinh em bé có đau không, cho dù thế nào các mẹ cũng nên trả lời: “Có chứ con. Nhưng mẹ vẫn ổn”.

4/ Cho con một “danh hiệu”

Đảm bảo rằng mỗi đứa trẻ vẫn có một vai trò đặc biệt trong gia đình. Không cần một tên gọi chính xác, nhưng mẹ có thể gọi bé bằng một tên “danh dự” như “em bé ngoan nhất của mẹ” hoặc “Anh hai của em bé”.

5/ Cùng chơi với em bé

Khi em bé đang vui, mẹ có thể gọi anh hay chị bé lại rồi cho con vuốt tóc em, nắm chân em. Có thể cùng con chơi trò chơi “Ai có thể chơi với em nhẹ nhàng hơn?”. Nếu con làm tốt, có thể tiến tới chơi trò gỡ mũ hay vớ của em. Khen ngợi nếu con làm tốt và cười tươi với con. Các mẹ đã bao giờ thử cách này chưa? Đảm bảo con sẽ biết chạm vào em đúng cách.

Theo SKĐS


Dạy con thông minh

quy tắc ứng xử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.