Dạy toán tiểu học: Bịt mắt bắt … lời giải

Gần đây, dư luận xôn xao vì bài toán “chuồng gà” với câu hỏi: đáp án 8x4=32 hay 4x8=32 mới là đúng. Bỏ qua ý kiến trái chiều của các chuyên gia giáo dục tiểu học hay nhà toán học về việc quy định đơn vị tính hay số lần nhân được đặt trước hay đặt sau, câu hỏi là liệu trẻ học được gì từ những “bài toán đố” kiểu đó?

Gần đây, dư luận xôn xao vì bài toán “chuồng gà” với câu hỏi: đáp án 8x4=32 hay 4x8=32 mới là đúng. Bỏ qua ý kiến trái chiều của các chuyên gia giáo dục tiểu học hay nhà toán học về việc quy định đơn vị tính hay số lần nhân được đặt trước hay đặt sau, câu hỏi là liệu trẻ học được gì từ những “bài toán đố” kiểu đó?
Dạy toán tiểu học: Bịt mắt bắt … lời giải

Khi trẻ hỏi “Vì sao 1+1=2 mà không phải 11?”, không phải phụ huynh hay giáo viên nào cũng có thể trả lời ngay.

Với môn toán tại bậc tiểu học, điều trẻ cần đạt được không chỉ là thành thạo cộng trừ nhân chia, mà còn ở việc trẻ học được cách tư duy với con số, và cao hơn nữa là khả năng tư duy trừu tượng, phức hợp làm nền tảng cho các môn khoa học tự nhiên ở cấp học cao hơn.

Một phụ huynh đã rất bối rối khi con có bài tập về nhà là ‘2x12 = ?’ khi học đầu lớp 2, tức là mới biết tập nhân đến 10. Anh vội lên mạng hỏi “các mẹ” và kết quả thật thú vị.

Người thì bày cách viết thành dãy “2+2+…+2” rồi chỉ cho con thấy có 4 dãy “2+2+2”, và 2+2+2 thì giống 2x3=6. Bốn dãy như thế sẽ là 4x6, tra bảng cửu chương sẽ có kết quả là 24. Có cách “hay” hơn là dạy con 2x12 thành 12+12 để ra kết quả. Đây là “mẹo” không cần phải giải thích về phép ‘giao hoán’ để ra được phép cộng đó, vì giao hoán tận cuối kì mới học.

Phép toán trên cho thấy hai điều: Việc trao đổi các cách giải rất thú vị, tại sao không tổ chức thảo luận ngay trên lớp để cô trò cùng nhau tìm lời giả với sự hứng thú và kích thích tư duy, thay vì chỉ điền số 24 vào đáp án là xong. Giải toán hóa ra chỉ là học thuộc lòng “mẹo” mà “tránh” không giải thích những kiến thức sẽ học ở lớp cao hơn. Vậy sao không dạy luôn các “kiến thức cao” đó mà lại phải giải bài theo kiểu “lòng vòng”?

Biết được “mẹo” này, nhiều phụ huynh “hoang mang” vì không biết trong tương lai có thể áp dụng phép “đoán mò” này cho các bài phức tạp hơn không. Và cuối cùng thì “đoán mò” ngoài để giải cho xong bài tập thì còn có tác dụng gì.

Việc học toán ở tiểu học hiện nay được nhiều phụ huynh ví như bịt mắt bắt … lời giải, vì để hoàn thành các bài toán “đố” thì phụ huynh phải “vắt óc” đoán “mẹo” ẩn sau, và làm thế nào để giải thích được “mẹo” đó cho con, hoặc bất lực bảo con cứ chép lời giải cho xong, không cần hiểu.

Sự trớ trêu trên xuất phát từ phương pháp dạy toán tiểu học: Trên lớp, giáo viên đưa ra các vấn đề lí thuyết, đảm bảo lặp đi lặp lại đến khi học sinh thuộc lòng; rồi ra một loạt bài tập về nhà ở cấp độ khó với ý tưởng rằng học sinh đưa ra đáp án đúng thì tức là học sinh đã hiểu bài và nắm chắc kiến thức.

Nhưng MỘT LOẠT “toán đố” về nhà thay vì giúp kiểm tra khả năng nắm kiến thức của học sinh lại trở thành cuộc chạy đua tìm “mẹo” để giải cho xong. Điều cuối cùng thu lại chỉ là sự mệt mỏi của cả bố mẹ lẫn học sinh, cùng với sự hoang mang không biết làm những điều đó để làm gì.

Vậy đâu là phương pháp học toán hiệu quả ở tiểu học?

Dạy toán tiểu học: Bịt mắt bắt … lời giải
Làm thế nào để dạy trẻ cách tư duy bản chất vấn đề tự tìm ra lời giải đáp cho những bài toán khác mới là điều quan trọng. 

 Trả lời câu hỏi trên, bà Vũ Thị Diệu Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Olympia cho rằng cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy đầu tiên. Việc dạy toán nên theo quy trình sau: Giáo viên đưa ra tình huống “toán học” trên lớp, tạo hứng thú để học sinh cùng thảo luận TẤT CẢ các cách giải có thể dẫn đến đáp án dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chung cuộc giáo viên tóm tắt lại các lí thuyết quan trọng trong thế tương tác với các kiểu giải mà học sinh đã tự tìm tòi ra.

Phương pháp trên cho thấy mục tiêu của môn toán không phải “làm đúng đáp án” mà là “tự tìm lời giải”. Việc tự tìm lời giải giúp trẻ tập độc lập tư duy với các đối tượng trừu tượng của toán học, từ đó có thể sáng tạo ra các cách tiếp cận mới với cùng một phép tính (như phép “2x12” ở trên). Việc thảo luận trên lớp này còn giúp trẻ nhận thấy sự đa dạng trong tư duy toán học, từ đó có thể kích thích sự hứng thú khám phá ở trẻ.

Ngoài ra, việc học toán nhấn mạnh vào tư duy này còn giúp học sinh thoát khỏi áp lực làm bài tập, cả về số lượng bài lẫn sự “khô khan” của bài tập.

Việc dạy toán ở tiểu học hiện nay đang cần có những thay đổi lớn, nhất là thay đổi trong mục tiêu giảng dạy: Dạy toán không phải để chứng tỏ học sinh giỏi là “máy giải toán đố” mà tập cho học sinh thấy vẻ đẹp của toán học nằm ở quá trình tư duy – hành trang quan trọng nhất theo các em đến suốt đời.

Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.