"Giáo sư do trường tự công nhận không có tính pháp lý"

Ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh Văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước khẳng định việc làm này không có tính pháp lý.

Sau khi có thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh Văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước khẳng định việc làm này không có tính pháp lý.


Bùi Mạnh Nhị, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, ĐH Tôn Đức Thắng, giáo sư, phó giáo sư

Lễ công bố quyết định trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư 2014 (Ảnh Văn Chung)

Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) đánh giá như thế nào về việc phong GS, PGS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thưa ông?

- HĐCDGSNN chưa họp, do đó chưa có ý kiến về việc này. Tuy nhiên dư luận chung là không đồng tình, phản đối việc làm như báo chí đã phản ánh của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Xin ông cho biết tính pháp lý của thí điểm này?

- Tất nhiên là không có tính pháp lý và vi phạm quy định pháp luật. Nhà trường muốn thí điểm, phải có văn bản đề nghị, có đề án trình bày rõ mục đích, tiêu chuẩn, quy trình và được cấp có thẩm quyền cho phép.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã xong bước thứ nhất là ban hành quyết định, bước hai là xây dựng thủ tục quy trình và ra thông báo để cán bộ, viên chức trong trường và các nhà khoa học bên ngoài cũng có thể nộp vào đăng ký xin được bổ nhiệm GS, PGS. Nguồn: Pháp luật TP.HCM

Chiều hôm qua, chúng tôi đã trực tiếp gọi điện thoại trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan chủ quản trực tiếp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đề nghi Tổng Liên đoàn sớm có chỉ đạo nhà trường thực thi đúng văn bản quy phạm pháp luật.

Ý tưởng để các trường tự công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS được đưa ra từ vài năm nay, và đến giờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện. Có phải hiện tại đã đến thời điểm phù hợp để các trường thực hiện quyền tự chủ mạnh hơn, trong đó bao gồm cả việc công nhận GS, PGS?

- Tôi nghĩ là HĐCDGSNN rất trân trọng việc tự chủ của các trường đủ điều kiện để thực hiện và chịu trách nhiệm về việc tự chủ. Càng được tự chủ, càng tôn trọng pháp luật, càng tránh tùy tiện. Đấy là năng lực tự chủ.

Có thành viên HĐCDGSNN cũng đã nêu ý kiến này, tuy nhiên tới thời điểm hiện nay, HĐCDGSNN chưa bàn sâu, chưa có quyết định về vấn đề này.

Theo các ông, tại sao không phải là một trường thuộc nhóm đầu thực hiện thí điểm, mà lại là Trường ĐH Tôn Đức Thắng?

- Có lẽ các trường thuộc nhóm đầu rất hiểu đặc thù của chức danh GS, PGS, và tiêu chuẩn, quy trình xem xét, công nhận, bổ nhiệm chức danh này ở nước ta. GS, PGS là những chức danh rất vinh dự, được xem xét, đánh giá kỹ càng, nghiêm túc, không thể tùy tiện.

Quan điểm của các ông về mặt ưu điểm và hạn chế của việc các trường tự công nhận chức danh GS, PGS?

Trong bối cảnh chất lượng tự đánh giá của Việt Nam hiện nay chưa rõ ràng, lợi, hay không lợi, sẽ nhiều hơn nếu như có thêm nhiều trường cùng làm như Trường ĐH Tôn Đức Thắng?

- Khi văn bản pháp luật chưa cho phép điều này, thì việc làm của trường ĐH Tôn Đức Thắng như báo chí đã phản ánh là vi phạm.

Nhân đây, xin nói: Năm 2015, trường ĐH Tôn Đức Thắng chưa được HĐCDGSNN cho thành lập HĐCDGS cơ sở vì hồ sơ đề nghị của trường chưa đủ tiêu chuẩn.

Trước đây mấy năm, có lãnh đạo của trường này đã hai lần không đạt tiêu chuẩn chức danh PGS khi xét ở HĐCDGS ngành, nhưng sau đó trường đã tự bổ nhiệm vị này chức danh GS. HĐCDGS ngành hoàn toàn không đồng tình với cách làm của nhà trường.

Chúng ta cần tôn trọng, đảm bảo mặt bằng chất lượng quốc gia đối với chức danh vinh dự này.

Xin cảm ơn ông.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Ủng hộ về lâu dài, trước mắt cần cân nhắc

Việc công nhận chức danh khoa học mỗi nước làm một khác. Cách thực hiện công nhận và bổ nhiệm GS, PGS ở nước ta hiện nay, theo tôi, đảm bảo được mặt bằng chất lượng tương đương của các GS, PGS trên toàn quốc, dù các GS, PGS làm việc ở trường nào.

Dù thực hiện việc phong học hàm hoặc bổ nhiệm chức danh GS, PGS đã 20 năm, nhưng có thể nói rằng đây vẫn là công việc khá mới đối với nước ta. Trong điều kiện trường sở đa dạng, trình độ giảng viên đa dạng, việc thực hiện theo quy định như hiện nay vừa đảm bảo quyền dân chủ của các trường, quyền dân chủ của các ứng viên, vừa đảm bảo mặt bằng nhất định cho các chức danh khoa học.

Thời gian gần đây, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có những động thái tích cực để khẳng định vị thế. Đó là những cố gắng đáng hoan nghênh.

Việc các trường tự xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm GS, PGS, về lâu dài, nên ủng hộ vì nó phù hợp với quyền tự chủ của các trường. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc thí điểm ở một trường không thuộc tốp đầu như Trường ĐH Tôn Đức Thắng cần phải cân nhắc hơn.

Ngoài việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm tự xem xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm GS, PGS có phù hợp với quy chế chung không thì còn những vấn đề khác cần lưu tâm.

Việc phong GS, PGS ở Việt Nam thời gian qua dù có nhiều cải tiến, các hội đồng làm việc nghiêm túc, nhưng thẳng thắn mà nói không phải trường hợp nào cũng đạt trình độ như yêu cầu.

Tôi lo rằng, việc các trường tự xem xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm lan rộng ra sẽ có vấn đề. Vì thực hiện trong nội bộ sẽ không tránh khỏi chuyện dễ dãi hoặc không công bằng: người được lòng lãnh đạo sẽ thuận lợi hơn, người không được lòng dù đủ tiêu chuẩn cũng sẽ gặp khó khăn,…

Một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Pháp vẫn còn có hội đồng xem xét hồ sơ chung, thì nước mình càng phải thận trọng. Có theo hướng nào cũng cần căn cứ vào tình hình cụ thể, vào những quy định của Nhà nước để thực hiện.


Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.