GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields

Lúc 12h55 hôm nay (giờ Hà Nội), tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bà Pratibha Patil Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.

Lúc 12h55 hôm nay (giờ HàNội), tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bàPratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng toánhọc cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.

Đây là niềm tự hào của thế hệ trẻViệt Nam, đã vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và khẳng định trí tuệ Việttrên trường quốc tế.

 GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.

Khi ĐH Toán học thế  giới vừaxướng tên GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, những người có mặt như vỡ òa ratrong niềm vui khôn tả, tự hào vì người Việt Nam đã chinh phục được đỉnh cao củanền khoa học nhân loại.

GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởngViện Toán học Việt Nam khẳng định: “Giải thưởng Fields mà GS Ngô Bảo Châu đạtđược không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn trong khu vực và thếgiới. Việt Nam là một đất nước nghèo, không có truyền thống về khoa học, về Toánlại được giải thưởng Fields. Nó đã chứng minh, nếu có cách làm đúng thì nhữngngười từ vùng lạc hậu như đất nước chúng ta cũng có thể đạt được đỉnh cao trongkhoa học. Đó là ý nghĩa sâu sắc đối với quốc tế”.

Vừa nhận được tin GS Ngô BảoChâu được ĐH Toán học thế  giới trao giải thưởng Fields, thầy giáo Dương HoàngGiang, giáo viên chủ nhiệm của GS Ngô Bảo Châu (từ 1987 đến 1989) khối chuyên -Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã bật khóc trong niềm vui, niềmhạnh phúc không chỉ riêng của mình mà của cả nền toán học Việt Nam.

GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Giáo sư Ngô Bảo Châu bên cạnh 2 người đạt giải khác.

Thầy Giang tâm sự: “Chúng tôitừng giờ, từng ngày chờ đợi đến giờ phút này. Bây giờ tôi vui quá. Tôi là giáoviên chủ nhiệm lớp chuyên nên hay chú ý đến từng em học sinh, xem em nào thôngminh, sáng tạo, tư cách đạo đức của em đó ra sao và sau này có thể trở thànhnhân tài đất nước. Với em Châu, không chỉ tôi mà các thầy dạy bộ môn khác đềunhận xét rằng: Châu là con người thông minh, sáng tạo, học giỏi đều các môn. Vìthông thường các em giỏi toán thì lơ là các môn học khác nhưng đối với Châu họcđều các môn. Châu đã để lại cho chúng tôi một ấn tượng đặc biệt, đó là cậu họctrò có tư cách đạo đức tốt, chăm chỉ, lễ phép. Với con người như vậy, từ thời đótôi đã có suy nghĩ, tiên lượng nếu Châu được đào tạo một cách bài bản, sau nàysẽ trở thành một nhân tài - điều đó nay đã trở thành sự thật”.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Vũ Lương, chủnhiệm khối chuyên - ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Thànhcông của Ngô Bảo Châu ngày hôm nay, không chỉ là hạnh phúc của riêng Châu mà làniềm hạnh phúc của các thầy giáo đã từng dạy Châu. Hạnh phúc này khó mô tả bằnglời. Bởi giải thưởng của Ngô Bảo Châu là giải thưởng lớn, quá sức tưởng tượng -giải thưởng Fields nhiều nước trên thế giới rất mong đợi”.

Giải thưởng của Ngô Bảo Châu làniềm vui của lớp trẻ, tạo cho lớp trẻ niềm tin ở người Việt Nam có thể đạt đượctất cả đỉnh cao của khoa học. Niềm tin rằng, nếu mình lao động nghiêm chỉnh sẽđạt được tất cả - GS. Ngô Bảo Châu là một cái đích để người ta hướng lên. Trongkhoa học Ngô Bảo Châu thành công bởi chứng minh được một công trình nổi tiếngthì trong giáo dục Châu như là cái lập luận chặt chẽ chứng minh rằng, mô hìnhgiáo dục Việt Nam đứng đắn, đào tạo được những đỉnh cao - Tiến sĩ Lương khẳngđịnh.

 GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
GS Ngô Bảo Châu ngồi ở hàng ghế đầu trong Trung tâm hội nghị HICC. (GS Châu là người ngồi thứ hai từ trái sang)

Đằng sau sự thành công trong khoahọc của GS Ngô Bảo Châu là sự đóng góp lớn lao, âm thầm của mẹ anh PGS.TS TrầnLưu Vân Hiền. Bà đã từng tâm sự với báo chí rằng: "Bổ đề cơ bản" là người bạnthân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề nàythì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Cô cũng vậy. Mừngcho con nhưng thấy lòng một chút hụt hẫng, trống trải, Châu được nhiều ngườibiết đến thì cảm giác không thuộc về riêng mình nữa. Thỉnh thoảng cô điện thoạicho Châu nói đùa, mẹ quen với tuổi già cô đơn rồi, mẹ phải điện thoại cho conkhông con thành "vĩ nhân" mất, chẳng còn thời gian trò chuyện". 

GS Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972tại Hà Nội. Anh là con trai GS-TSKH Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, nguyên Chủtịch Hội đồng khoa học Viện Cơ học Việt nam. Mẹ anh là PGS-TS Trần Lưu Vân Hiền,công tác tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TW, Việt Nam. 

Ngô Bảo Châu từng là học sinhTrường Thực nghiệm Giảng Võ, sau đó học tại khối phổ thông chuyên toán trường ĐHKhoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.  

Anh đã hai lần đoạt huy chươngvàng Olympic toán quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức(1989). Anh cũng là  người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympictoán quốc tế. Ngô Bảo Châu là cựu sinh viênTrường Đại học Sư phạm cấp cao (Écolenormale supérieure), Pháp. 

GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Bố mẹ GS Ngô Bảo Châu cũng có mặt tại "khu vực dành cho gia đình người chiến thắng". Ảnh: VNN

Năm 2004, anh được trao tặng giảiNghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với  GS Gérard Laumon vì đã có chứngminh được Bổ Đề Cơ Bản cho các nhóm Unita. Cũng trong năm đó, anh được phongGiáo sư tại ĐH Tổng hợp Paris 11. 

Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô BảoChâu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở  thành vị Giáosư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Năm 2006, anh được mời đọcbáo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh làngười Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai GS người Việt Nam ở nướcngoài, đó là GS. F. Phạm và GS. Dương Hồng Phong.

 GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Con gái GS Ngô Bảo Châu diện áo dài tới đại hội. Ảnh: VNN

Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơbản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giảithưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Côngtrình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time bình chọn là một trong 10phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Tháng 6 vừa qua, công trình củaanh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản chođại số Lie), dày 169 trang, đã được chính thức công bố trên tạp chí PublicationsMathématiques de L’IHÉS, do NXB Springer phát hành.

Với các công trình khoa học củamình,  hôm nay ngày 19/8, GS  Ngô Bảo Châu đã được Đại hội Toán học thế giớiICM2010 trao giải Fields tại Ấn Độ.

 GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng gia đình. Ảnh gia đình cung cấp

Giải thưởng Fields như là Giảithưởng Nobel trong Toán học, bởi vì theo di chúc từ năm 1901 của người sáng lậpThụy Điển A. Nobel, Giải thưởng Nobel không dành cho Toán học. Thế nhưng Giảithưởng Fields lại chỉ được trao cho những thiên tài toán học phát lộ sớm, vìđiều kiện tiên quyết của nó là chỉ trao cho những người không quá 40 tuổi vàonăm trao giải.

Cứ bốn năm một lần, Giải thưởngđược trao tại các kì Đại hội Toán học thế giới và mỗi lần có không quá  4 ngườiđược nhận. Như vậy, tính bình quân, mỗi năm có tối đa một người được nhận Giảithưởng.

Trong 70 năm qua, 1936 – 2006,cả thế giới có tất cả 48 nhà toán học được trao Giải thưởng Fields. Mớichỉ có 11 nước vinh dự có  công dân của mình đạt Giải thưởng Fields. Đó là: Mỹ,Pháp, Nga, Anh, Nhật, Phần Lan, Italia, Thụy Điển, Đức, New Zealand và Úc, trongđó chỉ có 3 người có quốc tịch châu Á, đều là người Nhật và có hai người gốcHong Kong - Trung Quốc là  Shing-Tung Yau (quốc tịch Mỹ ) và Terence Tao (quốctịch Úc) đã được trao Giải thưởng Fields.

Những thông tin đặc biệt về GS. Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 15/11/1972)

Đơn vị công tác: Giáo sư của cả 3 cơ quan: Viện nghiên cứu cao cấp IAS Princeton (Mỹ); Khoa toán Đại học tổng hợp Paris 11 và Viện toán học (Việt Nam).

1986-1989: Học sinh khối phổ thông chuyên Toán, ĐHTH Hà Nội.

1988: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Úc (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

1989: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

1990-1991: Học tại ĐHTH Paris 6, Pháp

1992-1995: Học tiếp ĐH tại Trường sư phạm cấp cao Paris (ENS)

1993-1997: Làm nghiên cứu sinh tại ĐHTH Paris 11 với GS. G. Laumon. Bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1997.

1998-2004: Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp tại ĐHTH Paris 13.

2004: Bảo vệ tiến sĩ khoa học (Habilitation)

2004: Được trao Giải thưởng Toán học Clay (cùng với GS G.Laumon). Giải thưởng này có từ năm 1999, mới trao cho 23 người. Người đầu tiên được trao giải Clay chính là A.Wiles- người đã chứng minh được Định lý cuối cùng của Ferma tồn tại hơn 300 năm. Ngay sau khi được trao giải thưởng này, thầy của Ngô Bảo Châu là GS G.Laumon đã được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.

2004- nay: Giáo sư tại ĐHTH Paris 11 (Pháp)

2005: Được Hội đồng học hàm Giáo sư nhà nước Việt Nam phong đặc cách giáo sư.

2006: Được mời đọc báo cáo tiểu ban tại ĐH Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Chỉ có chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành mới được mời báo cáo.

2007- nay: GS tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ)

2007: Được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức. Cho tới nay mới có 8 nhà toán học được vinh dự này. Giải thưởng được tặng cho các nhà toán học trẻ của Châu Âu, 3 năm một lần.

2007: Được trao Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp mang tên Sophie Germain. Giải này được trao hàng năm cho một nhà toán học Pháp.

2007- nay: GS đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam

2009: Công trình "Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie" (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

2010: Được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới tại Ấn Độ.

Từ tháng 9/2010: sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ)

 

"Nobel Toán học": Nín thởchờ thời khắc của Việt Nam

Hôm nay (19/8), Đại hộiToán học thế giới (International Congress of Mathematicians - ICM) lần thứ26 sẽ chính thức bắt đầu tại Hyderabad, thành phố thủ phủ bang AndhaPradesh, thuộc bán đảo Deccan bên vịnh Bengal, Ấn Độ.

Lễ khai mạc ICM 2010 sẽ diễnra trong 3 giờ, từ 9h30 tới 12 giờ 30 (giờ chuẩn Ấn Độ, tức là từ 11h tới14h, theo giờ Việt Nam) tại các Phòng 3 và 4, Trung tâm hội nghị quốc tếHyderabad (Hyderabad International Convention Centre - HICC). Bà ShrimatiPratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ sẽ tham dự buổi lễ và có bài phát biểu khaimạc Đại hội.

Một trong số những thông tinrất được chờ đợi là việc công bố những chủ nhân các giải thưởng được HộiToán học thế giới (International Mathematical Union - IMU) trao tặng. Cácgiải thưởng này, gọi là “IMU Awards”, được IMU trao 4 năm một lần. Tên ngườiđoạt giải được chính thức công bố trong Lễ khai mạc ICM.

 GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Hàng triệu người Việt Nam hi vọng Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ đoạt được Huy chương Fields

IMU Awards bao gồm 4 loạigiải thưởng, trong đó danh giá nhất là Huy chương Fields (Fields Medal, còngọi là Giải thưởng Fields), mỗi kỳ đại hội có 2, 3 hoặc 4 nhà Toán học đạtgiải. Ngoài ra còn có các giải Nevanlinna, giải Gauss và giải thưởng mớiChern.

Lúc này, hàng triệu người Việt Nam đang hồi hộp chờ đón những thông tintruyền về từ Hyderabad và tất cả đều quan tâm tới câu hỏi: Giáo sư Ngô BảoChâu liệu có trở thành người Việt Nam đầu tiên nhận Huy chương Fields. Nếuđoạt giải, Ngô Bảo Châu sẽ trở thành người châu Á thứ 4 có được vinh dự này,sau 3 nhà Toán học người Nhật Bản.

Trong Lễ khai mạc, Tổng thốngShrimati Pratibha Patil sẽ trao giải thưởng Fields cho những người đoạtgiải. Những người chiến thắng trong cuộc bầu chọn các giải thưởngNevanlinna, Gauss, Chern cũng sẽ nhận phần thưởng từ Tổng thống ShrimatiPratibha Patil.

Theo quy định, báo chí và cácphương tiện truyền thông không được quyền tham dự Lễ khai mạc ICM. Bởi vậy,kết quả sẽ được công bố trong một buổi Hội nghị có sự tham dự của báo chí(Press Conference) được tổ chức sau giờ ăn trưa, bắt đầu từ lúc 14h và kéodài trong 2 giờ 30 phút. Chỉ những cơ quan báo chí có thẻ của Ban tổ chứcICM mới được quyền dự hội nghị này.

Tại hội nghị này, tên của những người đoạt giải sẽ lần lượt được giới thiệubởi các ông Chủ tịch các Ủy ban bầu chọn ứng với mỗi giải thưởng (SelectionCommittees). Có 4 Ủy ban, ứng với 4 giải Fields Medals, Nevanlinna Prize,Gauss Prize, Chern Medal. Thành viên của các Ủy ban này được bầu theo nhiệmkỳ 4 năm một lần, chuyên trách việc xem xét các ứng viên và bầu ra nhữngngười thắng cuộc.

GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Tổng thống Ấn Độ Shrimati Pratibha Patil sẽ dự Lễ khai mạc ICM và trao giải Fields cho các nhà Toán học.

Sau màn giới thiệu của cácông Chủ tịch Ủy ban bầu chọn là bài phát biểu của những người thắng cuộc.Trong buổi chiều 19/8, mỗi chủ nhân của Huy chương Fields 2010 sẽ có 25 phútphát biểu trước các phương tiện truyền thông. Ngoài ông Chủ tịch Ủy ban bầuchọn giải thưởng và những người đoạt giải thì các thành viên của Ban điềuhành IMU cũng như các thành viên của Ban tổ chức ICM 2010 cũng tham dự Hộinghị này.

"Tiếng nói" quan trọng đối với giải Fields

Tại ICM 2010, Chủ tịch Ủy ban bầu chọn Huy chương Fields là Giáo sư LászlóLovász, nhà toán học người Hungary. Giáo sư László Lovász hiện là đương kimChủ tịch Hội Toán học thế giới và thông thường, trong các cuộc bầu chọn GiảiFields, tiếng nói của Chủ tịch IMU có vai trò rất quan trọng.

László Lovász năm nay 62 tuổi, là một chuyên gia về lĩnh vực Tổ hợp học. Ôngtừng đoạt cú đúp giải thưởng Wolf và giải Knuth Prize năm 1999, cùng rấtnhiều những giải thưởng khác .

Ở trường trung học, Lovász 3 lần thi Olympic Toán quốc tế và 3 lần đoạt Huychương Vàng vào các năm 1964, 1965 và 1966 (Ngô Bảo Châu cũng đoạt 2 Huychương Vàng kỳ thi Olympic Toán quốc tế). “Hổ phụ sinh hổ tử”, con traiLászló Lovász, László Miklós Lovász cũng đoạt Huy chương Vàng Toán quốc tếnăm 2008.

Lovász đã hướng dẫn rất nhiều nghiên cứu sinh. Ông chính là thầy của Vũ HàVăn (giải Pólya 2008, con trai nhà thơ Vũ Quần Phương) khi anh đang làmnghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Yale. Từ 1/1/2007, Lovász giữ vai tròchủ tịch IMU (nhiệm kỳ kết thúc vào ngày 31/12/2010).

GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Giáo sư László Lovász.

Các Chủ tịch IMU thường ưu áinhững người cùng chuyên ngành nghiên cứu khi xem xét trao Giải Fields nên dĩnhiên các nhà Tổ hợp sẽ chiếm ưu thế tại ICM 2010. Tuy nhiên, trong số 20người được đọc báo cáo toàn thể năm nay không có nhà Tổ hợp nào dưới 40 tuổinên cơ hội nếu có sẽ thuộc về những người báo cáo tại tiểu ban Tổ hợp (cótất cả 20 tiểu ban).

Trong lĩnh vực Xác suất, năm 2006, 2 nhà Toán học Wendelin Werner (Pháp) vàAndrei Okounkov (Nga) đã được trao giải Fields nên sẽ khó có cơ hội cho mộtnhà nghiên cứu Xác suất tại cuộc bầu chọn năm nay.

Về Ngô Bảo Châu, với việc tìm ra lời giải cho Bổ đề cơ bản Langlands năm2008 và được mời đọc báo cáo toàn thể tại ICM 2010, cơ hội của nhà Toán học38 tuổi này là rất lớn. Tuy nhiên, như VTC News đã công bố một bản danh sáchgồm 15 ứng cử viên có cơ hội đoạt Huy chương Fields, sự cạnh tranh đối vớivị Giáo sư trẻ nhất Việt Nam không hề dễ chịu. Chúng ta cùng hi vọng Giáo sưNgô Bảo Châu sẽ giành chiến thắng và mang lại niềm tự hào cho đất nước ViệtNam, đồng thời cải thiện vị trí của Toán học Việt Nam trên tầm thế giới.

Đây là lần thứ ba Đại hội Toán học thế giới được tổ chức tại châu Á, sau ICMNhật Bản năm 1990 và ICM Trung Quốc năm 2002. Theo trang web chính thức củaICM 2010, sẽ có khoảng 3.000 nhà Toán học trên khắp thế giới tham dự kỳ Đạihội này. ICM 2010 sẽ kéo dài trong 8 ngày, từ 19-27/8.

Hàng xóm kể chuyện trà đá, đánh cờ với Ngô Bảo Châu

"Có hôm thấy bàn cờ tướng cậu cũng xin được vào tỉ thí, tuy trẻ nhưng cậu ý lại đánh rất chắc, mỗi lần khai cuộc đều giành được lợi thế nhưng chẳng bao giờ cậu ý dồn đối phương vào chỗ chết..".

Cả phố bất ngờ

Trước ngày GS. Ngô Bảo Châu có hi vọng nhận Giải thưởng Fields, toàn thể đại gia đình anh đã có mặt ở Ấn Độ để đón chờ giờ phút vinh quang này, chúng tôi đã có mặt tại phố Linh Lang nơi gia đình và anh đã từng sống, và rất nhiều điều bất ngờ dành cho vị giáo sư này.

 GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Tuy chỉ có một cậu con trai duy nhất, mẹ và cha anh - Tiến sĩ Ngô Huy Cẩn - không hề cưng chiều Bảo Châu. Anh luôn bị phạt nếu mắc lỗi và cũng thường xuyên rửa bát, giặt quần áo cũng như giúp mẹ làm thêm để tăng thu nhập. (Ảnh báo Dân Việt: Ngô Bảo Châu cùng mẹ và 2 con)

Ông Nguyễn Duy Bích, một người bán nước trước cửa số nhà 88 Linh Lang cho biết: Nói thật tôi cũng không biết đến Bổ đề cơ bản là gì? Mãi khi báo chí nước ta viết bài đăng hình về cậu Châu chúng tôi mới biết cậu ấy là giáo sư Toán học. Cứ mỗi lần cậu ý về nhà, buổi chiều rảnh lại ra quán của tôi ngồi uống trà đá, cũng dân dã như những người bình dân.

Có hôm thấy bàn cờ tướng cậu cũng xin được vào tỉ thí, tuy trẻ nhưng cậu ý lại đánh rất chắc, mỗi lần khai cuộc đều giành được lợi thế nhưng chẳng bao giờ cậu ý dồn đối phương vào chỗ chết, ai đánh cờ với cậu ý đều thích tuy thua mà không cay cú lúc nào cũng nể phục vì tài cầm quân thoáng đãng và bay bổng,

Trong lần về nước vừa rồi nghe hàng xóm nói anh Châu đã được nhiều doanh nghiệp trong nước tỏ ý muốn tặng nhà, nhưng anh khéo léo từ chối, và bảo hãy dành những căn nhà đó cho các nhà khoa học nước ngoài dùng để ở và làm việc, mỗi khi họ sang Việt Nam công tác. “Đúng người ta là trí thức chỉ nghĩ tới khoa học mà không bao giờ vụ lợi, cơ hội cá nhân”- ông Bích nói.

Từ phố nhỏ đến thế giới rộng lớn

Cứ mỗi lần nhắc đến thành công của mình, GS. Ngô Bảo Châu vẫn như một cậu bé luôn nhắc tới mẹ mình là PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp y dược Lê Hữu Trác).

PGS. Trần Lưu Vân Hiền sinh Ngô Bảo Châu vào năm 1972 tại Hà Nội, thời điểm giặc Mỹ đang điên cuồng ném bom miền Bắc. Bố anh, GS.TSKH. Ngô Huy Cẩn vắng nhà liên miên, khi thì đi dạy học cho một số trường quân đội, khi thì đi làm nghiên cứu sinh ở Nga, thành ra mẹ trở thành người bạn thân thiết của Châu từ nhỏ.

Bà cho biết: Châu biểu lộ sự thông minh từ rất sớm, cái gì cũng tò mò tìm hiểu. Khi học mẫu giáo các cô giáo coi Châu như “bảo bối” của lớp. Tiết dự giờ nào có Châu các cô đều rất yên tâm. Châu bắt đầu thích toán và say mê ngay từ những ngày đầu học tính, cứ lần nào mẹ được lĩnh lương là Châu thường bảo mẹ mua sách toán về để đọc.

Bà Hiền cho biết, Bảo Châu sinh ra vào giai đoạn đất nước còn khó khăn nên hồi nhỏ Châu thường xuyên phải uống sữa vón cục ngả mầu vàng. Những bữa cơm của gia đình anh cũng đạm bạc như bao gia đình trí thức hồi đó sống bằng tem phiếu...

Giống như nhiều học sinh ham học khác, Bảo Châu không bao giờ để bố, mẹ nhắc nhở việc học bài. Trên thực tế PGS. Hiền chỉ thường xuyên giục con ngủ sớm để bảo vệ sức khỏe.

Mặc dù năm nay anh đã 37 tuổi và có gia đình riêng với ba cô con gái, ở xa nhiều năm nhưng bà vẫn thường xuyên gọi điện tâm sự cùng con. Anh càng thành công bà càng có nhiều nỗi lo lắng.

Bà đã từng tâm sự rằng: "Bổ đề cơ bản" là người bạn thân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề này thì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Thỉnh thoảng bà điện thoại cho Châu nói đùa, mẹ quen với tuổi già cô đơn rồi, mẹ phải điện thoại cho con, không con thành vĩ nhân sẽ chẳng còn thời gian trò chuyện".


Theo Dân Việt
 

48 nhà toán học từng đoạt giải Fields


Giải thưởng Fields do nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập lần đầu được trao vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học. Sau đây là danh sách 48 nhà toán học từng đoạt giải Fields:

GS Ngô Bảo Châu chính thức đạt giải thưởng Fields
Mặt trước của huân chương Fields có hình của nhà toán học Archimedes
 
2006: Terence Tao (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ), Wendelin Werner (Pháp)

2002: Laurent Lafforgue (Pháp), Vladimir Voevodsky (Nga/Mỹ)

1998: Richard Ewen Borcherds (Anh), William Timothy Gowers (Anh), Maxim Kontsevich (Nga), Curtis T. McMullen (Mỹ)
1994: Efim Isakovich Zelmanov (Nga), Pierre-Louis Lions (Pháp), Jean Bourgain (Bỉ), Jean-Christophe Yoccoz (Pháp)

1990: Vladimir Drinfeld (Liên Xô), Vaughan Frederick Randal Jones (New Zealand), Shigefumi Mori (Nhật Bản), Edward Witten (Mỹ)
1986: Simon Donaldson (Anh), Gerd Faltings (Tây Đức), Michael Freedman (Mỹ)
1982: Alain Connes (Pháp), William Thurston (Mỹ), Shing Tung Yau (Trung Quốc/Mỹ)
1978: Pierre Deligne (Bỉ), Charles Fefferman (Mỹ), Grigory Margulis (Liên Xô), Daniel Quillen (Mỹ)
1974: Enrico Bombieri (Ý), David Mumford (Mỹ)
1970: Alan Baker (Anh), Heisuke Hironaka (Nhật), Sergei Petrovich Novikov (Liên Xô), John Griggs Thompson (Anh)
1966: Michael Atiyah (Anh), Paul Joseph Cohen (Mỹ), Alexander Grothendieck (Pháp), Stephen Smale (Mỹ)
1962: Lars Hörmander (Thụy Điển), John Milnor (Mỹ)
1958: Klaus Roth (Anh), Rene Thom (Pháp)
1954: Kunihiko Kodaira (Nhật Bản), Jean-Pierre Serre (Pháp)
1950: Laurent Schwartz (Pháp), Atle Selberg (Na Uy)
1936: Lars Ahlfors (Phần Lan), Jesse Douglas (Mỹ)


Nguồn: wikipedia


 
Theo VTC News/ Tuổi trẻ/Dân Trí
 



 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.