Học sinh bỏ học vì không thể qua sông đến trường

Đến mùa mưa, cuộc sống của những hộ thuộc thôn 10, 11 và 12 của làng Biên (thuộc xã An Trung, huyện Kông Chro, Gia Lai) hoàn toàn bị cô lập về giao thông. Học sinh nếu muốn qua sông đi học bằng đò thì phải mất 10.000 đồnglần.

Đến mùa mưa,  cuộc sống củanhững hộ thuộc thôn 10, 11 và 12 của làng Biên (thuộc xã An Trung, huyện KôngChro, Gia Lai) hoàn toàn bị cô lập về giao thông.  Học sinh nếu muốn qua sông đihọc bằng đò thì phải mất 10.000 đồng/lần.

Học sinh đồng loạtbỏ học
 

Đã nhiều năm nay, người dânthuộc 3 thôn 10, 11 và 12 của làng Biên (chủ yếu là dân tộc Bahnar) phải sốnggần như tách biệt với bên ngoài mỗi khi mưa lũ về. Còn mùa khô, muốn qua sôngthì cả trẻ em và người lớn đều phải bơi.

Học sinh bỏ học vì không thể qua sông đến trường
Mùa khô học sinh phải bơi qua con sông này để đến trường

Người dân ở đây đa số đềunghèo, miếng cơm còn chưa đủ ăn nói chi đến việc ngày bỏ ra 20 nghìn đồng tiềnđò cho con đến trường. Nhiều lúc người lớn muốn qua xã lấy lương, gạo, muối…nhưng không dám qua sông vì nước sông Ba chảy quá xiết.

Phải mất một số tiền rất lớnnếu muốn qua sông bằng đò nên nhiều trẻ hiếu học đã cố lội qua… bất chấp tínhmạng luôn bị rình rập.

Học sinh ở đây hầunhư chỉ học hết lớp 3 là đồng loạt bỏ học. Nguyên nhân là vì từ lớp 4 trở lên,phải qua sông học nội trú bên xã. Nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn, khôngkham nổi tiền học cho con nên dù biết chỉ có con đường học vấn mới thay đổi đượcsố phận nhưng cũng đành bó tay.

Nhiều học sinh đã chấp nhậncảnh thất học, ở nhà lao động phụ giúp cha mẹ vì thấy bơi qua sông quá nguyhiểm. Thương các em, thầy cô giáo bên kia sông đã tới từng nhà vận động các emđi học trở lại. Nhiều giáo viên còn bỏ tiền túi mua gạo, sách vở… cho học sinhvới mong muốn các em quay lại trường. Thương thầy cô tận tụy nên nhiều em đãquay lại nhưng cũng chỉ được mấy hôm các em… lại bỏ học. Cả 3 thôn có tổng cộngchưa đầy 50 học sinh các cấp học (chủ yếu là học sinh cấp 1, cấp 2), từ trướctới giờ, nơi đây chưa có em nào học lên được cấp ba.

Tròng trành thùng phuy

Nhiều gia đình đã đi muathùng phuy về gò thành một chiếc ghe để làm phương tiện chở con sang sông đihọc. Ghe vừa mỏng và vừa nhỏ chỉ đủ cho 2 người ngồi và cũng chỉ qua được sôngvào mùa khô. Nước lớn thì chịu, không ai dám ngồi lên đó để qua sông vì dễ bịlật úp. Vào mùa mưa lũ, thầy cô dạy tại các điểm trường làng nhiều khi phải ởđây cả mấy tháng trời vì không có đường nào để quay trở về.

Học sinh bỏ học vì không thể qua sông đến trường
Chiếc thùng phuy này chuẩn bị được xẻ ra làm thuyền vượt sông

Thông thường nếu đi qua sôngBa để lên thị trấn Kông Chro chỉ 11km còn đi vòng ra đường thị xã An Khê thì lênđến 26km nhưng khi mưa lớn cũng không đi được. Số học sinh nơi đây vào mùa mưalũ coi như ở nhà chơi vì giao thông bị cắt đứt hoàn toàn. Giáo viên cũng khôngthể sang điểm trường làng để dạy. “Dân ở đây đã khổ đủ điều, thiếu thốn trăm bề,ước mong con cháu học hành đến nơi đến chốn nhưng đường sá thế này thì làm saomà dạy và học được”, ông Đinh Phơi  trưởng thôn 10 cho hay.

Còn ông Phạm Mạnh Hằng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã An Trung tâmsự: “Có một lần sang xã họp bằng đò, do nước chảy xiết quá khiến đò bị lật làmmất hết toàn bộ sổ sách, báo cáo. Không những vậy nếu không biết bơi thì tôicũng đã chết trôi lâu rồi”.

Ông Hằng cho biết thêm, ngheđâu Nhà nước có dự án làm cây cầu ở đây từ năm 2002, nhưng đến nay cũng chưathấy đả động gì. Trong các kỳ họp trên huyện, chúng tôi cũng đã đề nghị cấp trênxây một cây cầu để các cháu đi học bớt nguy hiểm,  thế nhưng đợi dài cả cổ… vẫnchẳng thấy đâu.

Theo Yến Viễn
VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.