Nghề mới: 'Soi' và 'chấm' giáo dục

Cuối năm 2013, Bộ GD-ĐT đã cho phép 2 cơ sở đào tạo đại học mở khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục. Đầu năm nay, ĐHQG Hà Nội tổ chức lớp với 35 “suất”.

Cuối năm 2013, Bộ GD-ĐT đã cho phép 2 cơ sở đào tạo đại học mở khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục. Đầu năm nay, ĐHQG Hà Nội tổ chức lớp với 35 “suất”.

Tham khảo tư liệu tại thư viện ĐH Huế
kiểm định, giáo dục, chất lượng, Bộ GD-ĐT, tiền tỷ

Ngoài khóa học này, trong năm 2014 ĐHQG Hà Nội dự kiến tổ chức 2 khóa nữa khai giảng vào tháng 4 và tháng 10/2014, và 1 khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng trung cấp chuyên nghiệp khai giảng vào tháng 7/2014.

Với khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học, đối tượng tham gia khóa đào tạo phải có bằng thạc sĩ trở lên; là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý GDĐH và TCCN từ 10 năm trở lên; có chứng chỉ Tin học trình độ B trởlên; có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ.

Ông Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội cho biết các chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người làm công tác kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN. Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên được cấp cho người hoàn thành khóa học.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những điều kiện để được cấp thẻ hành nghề. Muốn có thẻ hành nghề kiểm định chất lượng giáo dục,những người có nguyện vọng còn phải trải qua phỏng vấn và đáp ứng các điều kiện của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT).

Cung không đủ

Kiểm định chất lượng giáo dục đã được đưa vào Luật Giáo dục và cụ thể hóa tại một số điều trong Luật Giáo dục sửa đổi (2005) và Luật Giáo dục ĐH (2012).

Từ năm 2005, Bộ GD-ĐT đã triển khai công tác này. Trong giai đoạn từ 2005 - 2009, có 40 trường ĐH được thực hiện đánh giá ngoài theo bộ tiêu chí do Bộ GD-ĐT xây dựng.

Sau đó, chỉ có 20 trường được Hội đồng Kiểm định Quốc gia công bố đạt chất lượng vào năm 2009.

Từ đó đến nay, không còn thêm trường ĐH nào được đánh giá ngoài theo bộ tiêu chí của Bộ GD-ĐT.

Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến ngày31/10/2013, mới chỉ có 166/262 trường ĐH, học viện và 173/214 trường CĐ hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Từ năm 2014, kiểm định chất lượng giáo dục với chu kỳ 5 năm/ lần đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).

Với 2 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập trong cả nước mới được thành lập thuộc ĐHQG à Nội và ĐHQG TP.HCM, cùng với con số gần 500 trường, tính trung bình mỗi năm, 2 trung tâm này sẽ tiến hành kiểm định khoảng 100 trường ĐH, CĐ.

Theo đánh giá của nhiều người, đây là “nhiệm vụ bất khả thi” bởi vì hai trung tâm này không thể có đủ nguồn lực, đặc biệt là chưa thể đào tạo đủ đội ngũ kiểm định viên để tiến hành công việc.

Tuy nhiên, PGS. TS Nguyễn Công Khanh, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng giáo dục và Khảo thí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tỏ ra tin tưởng khi cho rằng:

“Trong vòng vài năm tới, khi số lượng kiểm định viên được đào tạo có chứng chỉ công nhận đạt trình độ đã lên tới hàng trăm người, thì có thể thành lập cùng lúc hàng chục đoàn đánh giá ngoài, tiến hành đánh giá cùng lúc nhiều trường đại học. Chúng ta không nên lo lắng về mặt thời gian, mà quan trọng hơn là đào tạo được  kiểm định viên có đủ uy tín, chuyên môn”.

Nỗi lo… tốn kém

Cùng với ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM là cơ sở thứ hai được phép đào tạo kiểm định viên giáo dục.

Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, ông Nguyễn Hội Nghĩa, nhận xét rằng hiện nay Bộ GD-ĐT chỉ tập trung kiểm định chất lượng cấp cơ sở. Tuy nhiên, mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á hiện nay đánh giá theo cấp chương trình.

Riêng đối với ĐHQG TP.HCM, đã có 23 chương trình được đánh giá ngoài cấp nội bộ, 10 chương trình được đánh giá ngoài chính thức theo bộ tiêu chuẩn của ASEAN. Kết quả trung bình được 4,5/7 điểm, tiện cận điểm trung bình của khu vực là 4,6. Có những chương trình của ĐH Quốc gia TP HCM đạt4,8 – 4,9/7.

ĐHQG TP.HCM cấp giấy chứng nhận cho 47 kiểm định viên cấp chương trình.

Trước nhiều vấn đề bất cập của chất lượng giáo dục hiện nay, và những giải pháp tình thế, nhiều chuyên gia giáo dục cho biết, việc kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục độc lập là điều cực kỳ cần thiết.

Tuy nhiên, vấn đề lớn đối với việc kiểm định chất lượng, theo ông Nguyễn Hội Nghĩa, vẫn là kinh phí.

“Kiểm định 2chương trình đã mất gần 4 tỉ đồng” – ông Nghĩa cho biết.

Đó là chưa kể những cơ chế tạo ra sự tự chủ và đánh giá chất lượng thực sự khách quan vẫn còn trong “hành trình vạn dặm”.

Trong quý I/2014, ĐHQG TP.HCM sẽ tập trung củng cố đội ngũ, chương trình, quảng bá thông tin đối với Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục vừa mới thành lập cuối tháng 11/2013.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.