Nói với con những lời này khi trẻ đang mè nheo tức giận, sẽ chẳng tác dụng gì đâu

Sẽ chẳng bố mẹ nào tránh được các tình huống trẻ mè nheo, ăn vạ. Điều quan trọng là người lớn không mất bình tĩnh khi "xử trí" với trẻ và biết cách hóa giải nỗi tức giận ấy ở trẻ để nó không bùng phát hơn nữa.

Sẽ chẳng bố mẹ nào tránh được các tình huống trẻ mè nheo, ăn vạ. Điều quan trọng là người lớn không mất bình tĩnh khi "xử trí" với trẻ và biết cách hóa giải nỗi tức giận ấy ở trẻ để nó không bùng phát hơn nữa.

Làm cha mẹ, ai cũng biết rằng thật bực bội và điên tiết khi con mình bắt đầu mè nheo, ăn vạ hay cư xử không ngoan. Những lúc ấy, các ông bố bà mẹ rất dễ nổi cáu và mắng con ngay lập tức. Tuy vậy, những câu nói phát ra từ miệng chúng ta lúc này đều không có hiệu quả, và tệ hơn nữa, những câu nói này còn có thể nghe rất trẻ con và vô lý, không khác gì hành vi của trẻ.

Những lời nói lúc nóng giận của bố mẹ có thể để lại nhiều hậu quả không đáng có (Ảnh minh họa).

Vì thế, các nhà tâm lý học đã cùng thảo luận để giúp các phụ huynh "đối phó" với những cơn mè nheo của trẻ. Họ đã liệt kê ra 6 câu nói phổ biến mà các ông bố bà mẹ tuyệt đối nên tránh trong trường hợp trẻ mè nheo, ăn vạ:

1. Bố/mẹ đã nói với con bao nhiêu lần là không được làm như thế rồi?

2. Bố/mẹ không chịu nổi con nữa rồi!

3. Sao con lại không chịu nghe lời chứ?

Không lên nói với trẻ những lời này khi cơn ăn vạ đang diễn ra.

4. Nếu con không tắt ngay thứ đó thì tối nay không có tráng miệng gì nữa hết!

5. Đừng khóc nữa, con đang cư xử như một em bé đấy!

6. Bởi vì bố/mẹ nói thế!

Tất cả những câu trả lời mà có thể bạn đã nói rất nhiều nhiều lần này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Independent, Heather Turgeon và Julie Wright - hai nhà tâm lý học người Mỹ chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ, đã giải thích rằng những câu nói này bố mẹ nên tránh bởi chúng cho thấy rằng bạn đang không coi trọng và quan tâm đến cảm xúc buồn bực hay sự thất vọng của con cái. Và điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp giữa bố mẹ và con cái.

Rất dễ để bị mất bình tĩnh và nói ra những lời không phù hợp khi bạn đang phát cáu vì con (Ảnh minh họa).

Heather Turgeon và Julie Wright cũng cho biết: "Trong những giây phút khó khăn như thế này, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết chế ngự bản năng phản ứng lại với con bằng cách quở trách, nói nặng lời hay cô lập con".

Mô hình ALP - cách cư xử hiệu quả khi trẻ cư xử không ngoan

Thay vào đó, Heather Turgeon và Julie Wright gợi ý cách tiếp cận gồm 3 bước để đồi phó khi trẻ cư xử không ngoan, được gọi là "mô hình ALP". ALP là viết tắt lần lượt của 3 từ "attune" (thấu hiểu), "limit set" (đặt ra giới hạn) và "problem solve" (giải quyết vấn đề).

Sau đây là hướng dẫn cụ thể để dùng mô hình này trong trường hợp trẻ mè nheo, ăn vạ bởi vì không muốn rời cửa hàng đồ chơi hay công viên:

Attune: Đầu tiên, hãy cố gắng thấu hiểu con. Các chuyên gia giải thích: "Cúi người xuống ngang tầm con bạn và giao tiếp bằng mắt với con. Với giọng nhẹ nhàng, hãy nói với con rằng bạn hiểu tại sao con lại buồn hay tức giận, ví dụ: "Mẹ hiểu rằng phải rời cửa hàng đồ chơi như thế này là vô cùng khó khăn".

Bố mẹ hãy thử làm theo mô hình ALP được gợi ý bởi các nhà tâm lý học khi trẻ mè nheo (Ảnh minh họa).

Limit set: Sau đó, bạn cần phải đặt ra giới hạn cho con. Hãy thật bình tĩnh giải thích cho con hiểu, kiểu như "Chúng ta cần phải đi ngay bây giờ. Đến lúc phải đi đón chị rồi con ạ!".

Problem solve: Và giờ là đến lúc giải quyết vấn đề: "Hãy cố gắng làm dịu tình hình bằng cách thêm vào một thương lượng nho nhỏ với con bởi nó có thể tạo động lực cho con bạn cư xử ngoan, ví dụ như: "Con có thể nắm tay mẹ và bước ra khỏi quán với mẹ trong khi chúng ta hát một bài hát vui hoặc mẹ sẽ bế con ra ô tô nhé?".

Đó là ví dụ về mô hình ALP mà bố mẹ có thể áp dụng khi con cư xử không ngoan. Bố mẹ cũng hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống cụ thể để mang lại kết quả tốt nhất. Hãy thử và xem liệu phương pháp này có hiệu quả không nhé!

Theo Helino


Cách dạy con

Dạy con

ăn vạ

trẻ mè nheo

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.