Tại sao "bảo mẫu ác thú" chỉ xuất hiện ở miền Nam?

"Các vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em xảy ra trong thời gian qua đều tập trung xuất hiện ở miền Nam mà không phải ở các vùng khác, đó là một điều khó hiểu..."

"Các vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em xảy ra trong thời gian qua đều tập trung xuất hiện ở miền Nam mà không phải ở các vùng khác, đó là một điều khó hiểu..."

LTS: Những thông tin về vụ việc hai bảo mẫu hành hạ trẻ em tại trường mẫu giáo tư thục Phương Anh (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đang khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Trong ngày qua, chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều thư độc giả gửi về tòa soạn xung quanh vụ việc này, bên cạnh đó là hàng nghìn bình luận (comment) cuối các bài viết.

Một trong số những bức thư gửi về tòa soạn là của độc giả Hoàng Thị Thu Quyên. Ý kiến của chị Quyên đặt ra khá bất ngờ, chị cho rằng, thời gian qua nhiều vụ việc bảo mẫu ác thú chỉ tập trung xảy ra tại các tỉnh miền Nam là một điều khó hiểu...

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải ý kiến này. Mời độc giả cùng theo dõi và bàn luận (gửi thư về email btv@soha.vn):

Từ thực tế theo dõi trên các phương tiện truyền thông, trong thời gian qua, những vụ việc có hành vi man rợ, gây phẫn nộ dư luận xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và những vụ sau lại có tính chất nghiêm trọng hơn vụ trước.

Và khi để ý hơn một chút về địa điểm xảy ra, cá nhân tôi nhận thấy rõ, hầu hết các vụ việc có tính chất nghiêm trọng như hành hạ dã man một cô bé người giúp việc tại quán phở ở Thanh Xuân (Hà Nội), vụ án Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa... đều xảy ra ở các địa phương phía Bắc.

Có lẽ là do một nguyên nhân nào đó trong tâm, sinh lý hoặc tính cách của người miền Bắc đã dẫn đến thực trạng đáng buồn mà tôi không thể nào lý giải được. Nhưng thực sự, đôi khi tôi cũng có cảm giác ngại va chạm với người miền Bắc và nếu có va chạm thì cũng cố gắng tìm cách "dĩ hòa vi quý"...

Trái ngược với đó, từng tiếp xúc với người miền Nam, tôi lại thấy họ rất hòa nhã, thân thiện và thoải mái. Có nhiều người còn đánh giá, họ rất chân thành và thoáng tính nhiều hơn so với người dân ở các vùng miền khác.

Không những vậy, chúng ta cũng có thể thấy rõ, người miền Nam rất thương, quý người, trong các cuộc kêu gọi từ thiện, giúp đỡ người nghèo khó, hoàn cảnh khó khăn hay ủng hộ đồng bào lũ lụt... họ tham gia rất nhiệt tình. Nhiều người còn dành những số tiền lớn, thậm chí nhịn cả ăn để ủng hộ những người khác...

Không ít người còn chia sẻ với tôi rằng, cái tâm của người miền Nam rất tốt, họ sống độ lượng, quảng đại, bao dung... Cá nhân tôi đã từng có những ấn tượng rất tốt đẹp, sự trân trọng đối với những người miền Nam.

Nhưng sau hàng loạt các vụ việc bảo mẫu có hành vi hành hạ dã man các cháu nhỏ xảy ra trong thời gian gần đây, tôi thấy bàng hoàng và giờ thì mất niềm tin! Không hiểu sao hầu hết các vụ việc này lại đều xảy ra ở các tỉnh phía Nam mà rất hiếm ở miền Bắc, và hành vi của họ thì chẳng khác nào những loài thú dữ, không có lương tâm.

Những hình ảnh hai bảo mẫu hành hạ trẻ em ở Thủ Đức, TP.HCM đang gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.

Những hình ảnh hai bảo mẫu hành hạ trẻ em ở Thủ Đức, TP.HCM đang gây phẫn nộ trong dư luận.

Đầu tiên là vụ bảo mẫu ác thú Quảng Thị Kim Hoa tại Đồng Nai. Sau khi phóng sự về sự hành hạ trẻ mầm non của Đài truyền hình Đồng Nai được phát đi vào tối 15/1/2008, bảo mẫu này đã bị bắt trong sự bàng hoàng của các bà mẹ đã và đang từng gửi con ở nhà trẻ này. 

Theo chính lời khai của “mẹ mìn” Quảng Thị Kim Hoa, thì "tới bữa, tôi đặt các cháu ngồi im trên ghế cao, bên dưới là một cây thước và một cái lược dài để đe. Cháu nào không vâng lời, tôi sẽ đánh vào đầu, mặt, miệng hay bất cứ đâu"... Bảo mẫu này sau đó đã phải lãnh mức án 18 tháng tù.

Trước đó, vào năm 2007, tại TP. Hồ Chí Minh, bé Đỗ Thị Thảo Trân (18 tháng tuổi) được cấp cứu hồi sức, rồi chuyển lên điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM. Nguyên nhân sau đó được làm rõ là do bé khóc, cô giáo Lê Thị Lê Vy đã dùng băng keo dán vào miệng để bé hết khóc khiến bé bị ngạt. Sau ít ngày hôn mê sâu, bé Thảo Trân đã tử vong...

Cách đây 1 tháng,  vào ngày 17/11, đối tượng Hồ Ngọc Nhờ (SN 1995, quê Cần Thơ, tạm trú Q.Thủ Đức) đã bị bắt do trực tiếp gây ra cái chết thương tâm đối với cháu Đỗ Nhất L. (18 tháng tuổi).

Nhờ khai, do tuột tay làm cháu L. té xuống nền nhà. Thấy cháu L. vẫn nằm khóc, Nhờ dùng chân đạp mạnh vào ngực, vào bụng cháu bé. Nhờ bỏ vào nhà vệ sinh 20 phút sau quay ra thì thấy cháu L. nằm bất động. Nhờ dùng tay ấn ngực cháu nhưng không có kết quả, nên nhờ hàng xóm đưa cháu L. đến bệnh viện Quân dân Miền Đông cấp cứu. Tuy nhiên, tại đây cháu L. được xác định là đã tử vong trước đó.

Và đến ngày 17/12, 1 tháng sau vụ việc của bão mẫu Nhờ, lại tiếp tục xảy ra vụ việc của hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý hành hạ tàn nhẫn các trẻ tại trường mẫu giáo tư thục Phương Anh (Q.Thủ Đức, TP.HCM) gây phẫn nộ trong dư luận xã hội...

Hai mảo mẫu (Phương bên trái, Lý bên phải) hành hạ trẻ em tàn nhẫn tại Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Hai mảo mẫu (Phương bên trái, Lý bên phải) hành hạ trẻ em tàn nhẫn tại Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh đang khiến dư luận phẫn nộ.

Không chỉ rơi nước mắt khi theo dõi những vụ việc trên trong tôi đã mất đi niềm tin vào người miền Nam. Những người miền Nam hiền hòa, chân chất, phóng khoáng đâu không thấy mà trong tôi, lúc này lại thấy sợ những người bảo mẫu ác thú miền Nam. Hành động của họ quá dã man, không thể nào chấp nhận được trong xã hội hiện đại này.

"Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai", lẽ ra phải dành tình yêu thương cho các em, vậy mà lại có những bảo mẫu ác thú đến vậy.

Các vụ Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa xảy ra ở miền Bắc đã độc ác, dã man tột cùng thì việc hành hạ trẻ em tàn nhẫn của các bảo mẫu ở miền Nam cũng dã man chẳng kém! 

Ở đây, cá nhân tôi cũng đặt ra một câu hỏi mà chưa có lời đáp, đó là tại sao các bảo mẫu ác thú này lại xuất hiện nhiều ở miền Nam? Phải chăng, do người miền Nam có một điểm xấu đặc biệt nào đó trong tính cách, trong suy nghĩ?

Tôi không phải là chuyên gia, càng không phải nhà nghiên cứu nên qua đây, tôi rất mong muốn, các độc giả khác, những người có kiến thức, có hiểu biết... hãy cùng giúp phân tích và lý giải nguyên nhân của thực tế đáng buồn xảy ra tại một số tỉnh ở miền Nam. Đồng thời, từ đó giúp đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả để ngăn chặn tình trạng rất đáng lên án này.

Theo Soha/ Trí thức trẻ


Bình luận