Tranh luận bài thơ "Gửi lời chào lớp Một" là của ai

Thông tin trái chiều xung quanh câu hỏi tác giả bài thơ “Gửi lời chào lớp Một” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2 là ai?

Thông tin trái chiều xung quanh câu hỏi tác giả bài thơ “Gửi lời chào lớp Một” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2 là ai?

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2 hiện hành dưới bài thơ "Gửi lời chào lớp Một" ghi tên tác giả là Hữu Tưởng.

Tuy nhiên gần đây có băn khoăn cho rằng bài thơ này là lời bài hát trong bộ phim Liên Xô (cũ), mà cụ thể, chính là lời bài hát trong bộ phim thiếu nhi Liên Xô có tựa là “Học sinh lớp Một”, sản xuất năm 1948 dựa trên cuốn truyện “Maruxia đi học” của nhà văn Nga Evghenhi Shvarts.

Một số ý kiến trên Facebook cũng cho biết bài thơ này họ được học từ những năm 1970, và ghi là "Phỏng thơ...".

Liên quan đến sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, sau năm 1975, sách có hai lần được sửa chữa. Lần chỉnh sửa thứ nhất là năm 1979, xuất bản năm 1981. Lần chỉnh lý thứ hai là năm 1989, xuất bản năm 1994. Sách Tiếng Việt lớp 1 được lưu hành hiện nay dựa trên bản chỉnh lý năm 1994.

Gửi lời chào lớp Một, Nguyễn Hữu Tưởng, Nguyễn Minh Thuyết, Đặng Thị Lanh, Trần Mạnh Hưởng

Gửi lời chào lớp Một, Nguyễn Hữu Tưởng, Nguyễn Minh Thuyết, Đặng Thị Lanh, Trần Mạnh Hưởng

Gửi lời chào lớp Một, Nguyễn Hữu Tưởng, Nguyễn Minh Thuyết, Đặng Thị Lanh, Trần Mạnh Hưởng

Bài thơ "Gửi lời chào lớp Một" trong Sách tập đọc năm 1981

Ngày 7/7, GS.TS Đặng Thị Lanh, chủ biên của sách Tiếng Việt lớp 1 hiện hành, cho biết bản chỉnh lý sách Tiếng Việt lớp 1 năm 1994 dựa trên sách Tập đọc lớp 1 xuất bản năm 1981.

Sách đã bỏ đi chữ “Theo” và chỉ đề tác giả là Hữu Tưởng. Với những bản trước năm 1981, bà Lanh cho biết mình chưa có cơ hội đối chiếu, truy nguyên được tác giả. Sách giáo hiện hành được các tác giả làm, trích tên tác giả bài thơ từ nguồn cuốn sách trước đó (1981).

Cùng ngày, Th.S Trần Mạnh Hưởng. người cùng tác giả Nguyễn Có được giao chỉnh lý sách Tiếng Việt lớp 1 năm 1989 cũng cung cấp cho tòa soạn một số tư liệu, cụ thể như sau: Bài thơ " Gửi lời chào lớp Một" xuất hiện trong cuốn Tập đọc (NXBGD, 1981 - Tg Trần Thị Ngọc Bảo, Nguyễn Có), thuộc Chương trình Cải cách giáo dục (cùng bộ Học vần, 2 tập, 1981 do Nguyễn Thị Nhất chủ biên).

Gửi lời chào lớp Một, Nguyễn Hữu Tưởng, Nguyễn Minh Thuyết, Đặng Thị Lanh, Trần Mạnh Hưởng

Gửi lời chào lớp Một, Nguyễn Hữu Tưởng, Nguyễn Minh Thuyết, Đặng Thị Lanh, Trần Mạnh Hưởng

Sách Tiếng Việt 1, tập 2 do ông Trần Mạnh Hưởng và ông Nguyễn Có
biên soạn và chỉnh lí

Ông Hưởng cho biết: "Năm 1989, tôi cùng anh Nguyễn Có (Biên tập viên NXBGD) - tác giả cuốn Tập đọc cũ, được Bộ giao biên soạn chỉnh lí lại cuốn Tập đọc cải cách giáo dục 1981, đưa vào tập hai của bộ sách Tiếng việt 1 (hai tập). Văn bản bài thơ hoàn toàn giống nhau, chỉ khác chữ “Theo”".

Liên hệ với ông Đào Duy Mẫn, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, phụ trách cấp tiểu học từ những năm 60, từng là Chủ biên SGK cải cách giáo dục, ông cũng nhận thông tin tác giả Hữu Tưởng tên thật là Nguyễn Hữu Tưởng, nguyên Viện phó Viện KHGD (nay đã mất), chính là tác giả bài thơ.

"Hồi đó anh Tưởng cũng không biết tiếng Nga, huống chi là dịch thơ. Có thể lời bài thơ và bài hát có sự trùng hợp ngẫu nhiên về ý tưởng" - ông Mẫn cho hay.

Gửi lời chào lớp Một, Nguyễn Hữu Tưởng, Nguyễn Minh Thuyết, Đặng Thị Lanh, Trần Mạnh Hưởng

Bài thơ trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2 hiện hành

GS Nguyễn Minh Thuyết đã dịch nghĩa bài thơ từ nguyên bản bằng tiếng Nga, trích ra từ cuốn “Maruxia đi học” của nhà văn Nga Evghenhi Shvarts, như sau:

Первый класс Lớp Một

В первый раз Lần đầu tiên

Год назад ты принял нас. Một năm trước đón chúng em

Перешли мы во второй Chúng em đã lên lớp Hai

И прощаемся с тобой. Và chia tay lớp Một

Мел, доска, картины, карты Phấn, bảng, những bức tranh, những bản đồ

Вместе с нами перейдут. Sẽ cùng chúng em lên lớp

Чуть повыше станут парты. Những chiếc bàn sẽ cao hơn một chút

Вместе с нами подрастут. Cùng chúng em lớn lên

Полюбили мы друг друга, Chúng em đã yêu quý nhau

За подруг стоим горой, Hết lòng bảo vệ nhau

И со мной моя подруга Và bạn gái em cùng với em

Переходит во второй. Lên lớp Hai

А учительница что же? Còn cô giáo thì sao?

Бросит разве нас с тобой? Không lẽ cũng rời bỏ tôi và bạn?

Нет, учительница тоже Không, cô cũng

Переходит во второй. Lên lớp Hai

Так, дорогою веселой, Thế đấy, hãy vui lên, bạn gái thân mến ơi!

Мы шагаем, вставши в строй, Chúng em cùng tiến bước, thành hàng ngũ

Вместе с классом, и со школой. Cùng cả lớp, cả trường

И со всей родной страной. Và cùng cả đất nước thân yêu

Первый класс! Lớp Một ơi !

В первый раз Lần đầu tiên

Год назад ты принял нас. Một năm trước đón chúng em

Перешли мы во второй Chúng em đã lên lớp Hai

И прощаемся с тобой. Và chia tay cùng lớp Một.

“Đối chiếu bài thơ của bác Hữu Tưởng với bài thơ tiếng Nga, tôi thấy không thể nói là Hữu Tưởng đã dịch nguyên văn bài thơ Nga rồi đề tên mình vì 2 bài thơ rất khác nhau. Có thể nói là câu chữ trong hai bài này khác nhau đến 80%.

Như vậy, tôi nghĩ cùng lắm chỉ có thể cho rằng bài thơ tiếng Nga đã gợi cho bác Hữu Tưởng sáng tác một bài có tứ thơ tương tự. Không rõ bác Hữu Tưởng có biết tiếng Nga không. Tôi chắc là không. Có thể ai đó biết tiếng Nga đã đọc qua cho bác bài thơ này?” – GS Nguyễn Minh Thuyết nhận xét.

Văn Chung – Ngân Anh/VietNamNet




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.