Trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu

Dù rất bận rộn với lịch làm việc dày đăc, nhưng trước khi lên đường sang Ấn Độ tham dự Đại hội Toán học thế giới sẽ diễn ra vào ngày 198, GS Ngô Bảo Châu vẫn dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện hết sức thú vị.

Dù rất bận rộn với lịch làm việc dày đăc,nhưng trước khi lên đường sang Ấn Độ tham dự Đại hội Toán học thế giới sẽ diễnra vào ngày 19/8,  GS Ngô Bảo Châu vẫn dành  cho chúng tôi một cuộc trò chuyệnhết sức thú vị.

Câu chuyện xung quanh vấn đề đào tạovà sử dụng nhân tài ở Việt Nam đã được GS Ngô Bảo Châu đóng góp những ý kiến giátrị.

- Thưa GS, nhân dịp về nướclần này, GS được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo Bộ GS&ĐT đến thămgia đình. Phó Thủ tướng cũng có nhã ý muốn tặng GS một căn hộ để GS làm việc mỗikhi về nước. Quan điểm của GS về vấn đề như thếnào?

Tôi không bănkhoăn nhiều về việc nhận căn hộ mà Phó Thủ tướng có nhã ý tặng. Tôi sẽ sử dụngcăn hộ này trong thời gian về nước làm việc. Những lúc khác, căn hộ sẽ được sửdụng để đón tiếp khách nước ngoài đến làm việc ở Viện Toán. 

Trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu
GS.Ngô Bảo Châu, người được kỳ vọng sẽ đem lại giải thưởng Fields danh giá cho Việt Nam.

Ông Đào HồngTuyển cũng có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu. Về việc này, tôi đã gọiđiện thoại cho ông Tuyển để bày tỏ sự trân trọng của tôi đối với nhã ý của ôngTuyển. Tuy nhiên, tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Tôi có chia sẻvới ông Tuyển ý định của tôi thành lập một quỹ khuyến học. Quỹ này có thể tiếpnhận đóng góp của các cá nhân để dùng vào mục đích khuyến học. 

- GSđánh giá thế nào môi trường nghiên cứu khoa học ởViệt Nam. Hiện tại, chúng ta đang ở vị trí như thế nào so với các nước tiên tiếntrên thế giới? 

Theo tôi quansát ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học vẫn chưa được coi là nhiệm vụ hàng đầu tạicác trường đại học. Thực tế là hầu như chưa có nghiên cứu khoa học theo  chuẩnquốc tế. Đáng ra các trường đại học phải làm đầu tầu cho việc này.  

- GSđánh giá như thế nào về những chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước ta trongnhững năm gần đây đối với những nhà khoa học muốn được về Việt Nam làm việc.Liệu chính sách đó đã thực sự thông thoáng và đã tạo các điều kiện thuận lợigiúp các nhà khoa học Việt ở nước ngoài có điều kiện đóng góp công sức vào sựphát triển nền khoa học nước nhà?

Tôi có thấy mộtsố chuyển biến tích cực trong chính sách đầu tư của nhà nước cho nghiên cứu khoahọc cơ bản. Điển hình là sự ra đời của quỹ Nafosted. Các chỉ tiêu chọn lọc đãtrở nên minh bạch hơn. Sự hỗ trợ của Nafosted cũng tập trung nhiều hơn vào nhữngngười đang làm khoa học thay vì những người đã làm khoa học.

Cái khó gỡ nhấtvẫn là chuyện tiền lương cho những nhà khoa học trẻ. Nhà nước có đầu tư nhiềuvào việc đào tạo Tiến sỹ ở nước ngoài thông qua chương trình 322, nhưng chưa cóphương án nào để cuốn hút họ quay lại, ngoài những gò bó về hành chính. Tân tiếnsỹ khi quay về Việt Nam chỉ nhận mức lương 1,8 triệu một tháng. Nghiên cứu sinhtrong nước không có học bổng, mà phụ thuộc hoàn toàn vào kinh phí đề tài nghiêncứu của người hướng dẫn. 

Trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu hiến kế để phát triển nền khoa học nước nhà (Ảnh: Việt Dũng

Đầu tư thíchđáng vào các nhà khoa học trẻ và vào đội ngũ nghiên cứu sinh trong và ngoài nướclà việc chúng ta cần làm hôm nay để chuẩn bị cho năm, mười năm nữa. 

- Cáchmà các nước trên thế giới thu hút nhân tài như thế nào? Liệu Việt Nam có thể họctập và làm theo các cách đó được không, thưa giáo sư!

Họ thu hút nhântài dựa vào cả chính sách đãi ngộ vật chất và cả hứa hẹn phát triển công việc.Đãi ngộ vật chất thì chắc chúng ta không được,nhưng ít nhất cũng cần có phương án để các nhà khoa học có một cuộc sống ở mứctrung bình của xã hội mà vẫn có thể chuyên tâm vào công việc. Để phát triển côngviệc, các nhà khoa học trẻ cần những nhóm nghiên cứu năng động, và phương tiệnkỹ thuật cho việc nghiên cứu của mình. Họ cũng cần hỗ trợ cho việc trao đổi, đilại để không bị cô lập trong môi trường quốc tế. 

- Làmột người đã từng giảng dạy Toán tại nhiều trường ĐH hàng đầu thế giới, GS nhậnxét gì về học của sinh viên Việt Nam và sinhviên nước ngoài?

Nói chung, sinhviên được đào tạo ở nước ngoài có kiến thức cơ bản vững vàng hơn, và có tácphong làm việc chủ động, độc lập hơn. Tất nhiên có một số ngoại. 

- Đấtnước chúng ta không thiếu những học sinh có năng khiếu về Toán học, minh chứnglà trong các cuộc thi Toán học quốc tế, học sinh Việt Nam đều có giải, thậm chí là giải cao nhất của cuộc thi. GS chorằng “con đường đơn giản khả thi để các em trở thành các nhà khoa học là phải đihọc ở nước ngoài. Đây là thực tế buồn”. Như vậyliệu có phải nền giáo dục Việt Nam rất khó để có thể đào tạo ra những nhà khoahọc thực sự, mang tầm cỡ thế giới?

Các trường đạihọc của ta cần một sự thay đổi sâu sắc về chất. Cụ thể hơn là về nhân sự khoahọc. Nếu ta không có ý thức tổ chức một lớp cán bộ giảng dạy trẻ, có tâm huyếtvới khoa học và giảng dạy ngay từ bây giờ, thì sẽ không có hy vọng đào tạo ranhững nhà khoa học thực sự.

- Hiệnnay, ở nước ta các trường chuyên, lớp chọn được thành lập nhưng cũng chỉ để đàotạo học sinh tham gia các kỳ thi HSG Quốc gia và một chút là cho các kỳ thiOlympic Quốc tế. Phải chăng chúng ta chưa nghĩ đến một kế hoạch dài hơi là việcđào tạo một đội ngũ các nhà khoa học thực sự trong các lĩnh vực đó?

Tôi đồng ý vớinhận xét này.

- Chúng takhông phủ nhận rằng môi trường làm khoa học ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều phảibàn. Nhưng liệu đó có phải là lý do để các nhà khoa học Việt Nam sau khi đượcđào tạo ở nước ngoài thì cũng không có ý định về nước làm việc?

Trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Clay năm 2004

Sự thay đổi sẽđến từ sự đấu tranh bền bỉ của các nhà khoa học, và sự chuyển biến tư duy củalãnh đạo các trường các nghiên cứu cũng như cáccơ quan hoạch định chính sách. 

- Theoquan điểm của GS, học ở nước ngoài đến trình độ nào, làm được những công trìnhnhư thế nào thì các nhà khoa học Việt Nam về nước làm việc là hợp lý?

(*) Theo wikipedia: Postdoctoral research is academic or scholarly research conducted by a person who has completed his or her doctoral studies, normally within the following five years.

Tạm dịch: PostDoc là vị trí nghiên cứu mà yêu cầu người tham dự phải là tiến sỹ (và thường là trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp)

Thường thìphải xong giai đoạn  (*), bạn mới trởthành một nhà khoa cứng cáp. Cái khó nhất làđó cũng chính là lúc bạn có cơ hội việc làm lâu dài ở các trường đại họcnước ngoài. Nhìn từ trong nước, chúng ta cần lôi kéo các bạn trẻ về làm mộtphần ở Việt Nam, để sau đó sự lựa chọnlàm việc ở Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.

- TSNguyễn Hữu Ninh, người từng được xướng tên tại lễ trao giải Nobel Hòa Bình năm2007 cho rằng “Thế giới hiện nay là một thế giới phẳng, làm việc ở đâu khôngquan trọng, chúng ta hoàn toàn có thể ngồi ở Việt Nam nhưng cũng có những côngtrình mang tầm vóc thế giới”. TS Ninh cũng cho rằng, hiện nay tài liệu tri thức của nhân loại đang được sẻchia dễ dàng hơn bao giờ hết, giao thông thuận tiện cũng giúp các nhà khoa họchàng đầu thế giới trong các lĩnh vực có thể trao đổi dễ dàng với nhau mà khôngmất nhiều thời gian. Liệu ý kiến trên có khiến các nhà khoa học Việt Nam đanglàm việc ở nước ngoài phải lưu ý?

Thế giới phẳnglàm bớt khó khăn cho việc làm khoa học ở các nước đang phát triển. Nhưng nó vẫncòn rất khó. Trong thực tế, bạn vẫn phải cạnh tranh với những nơi có mọi điềukiện tốt hơn.

-Trong Đề án phát triển toán học Việt Nam giai đoạn 2010-2020 sẽ được phê duyệttrong thời gian tới, việc thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo toán học cao cấplà một nội dung hết sức quan trọng. Theo GS đề án này sẽ có tác dụng như thếnào. Ông có kỳ vọng gì vào những kết quả mà Viện sẽ đạt được trong tương?

Tôi hy vọngViện sẽ lôi kéo được một số nhà toán học Việt Nam trẻ, mới làm xong bậc tiến, về làm việc. Viện sẽ ưu tiên phương án làmviệc theo nhóm, kết hợp với các nhà khoa học đang làm việc trong nước, nướcngoài và cả những ngành khoa học khác. Viện còn một số hướng khác nữa, nhưng tôikhông có thời gian để bàn thêm hôm nay.

- GSđã học được những gì từ những người thầy của mình như anh Phạm Ngọc Hùng, anh LêTuấn (hiện là Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam), anh Vũ Đình Hòa

Những người nêutên ở trên rất thân thiết với tôi trong thời gian tôi học phổ thông và cả saunày. Chính họ đã truyền cho tôi cái virus  yêu toán.

- Xincảm ơn GS về cuộc trò chuyện thú vị này và xin chúc GS thành công tại Đại hộiToán học thế sắp tới!

Theo Phạm Thịnh
VTC News




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.