- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trường ĐH phong giáo sư cho giảng viên?
Nhà trường cho biết việc phong tặng có thể áp dụng với cả người ngoài trường nếu họ có nhu cầu.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường.
TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý phát triển KH&CN Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết việc này được triển khai trên cơ sở tìm hiểu, vận động cách thức các trường ĐH uy tín trên thế giới vào tình hình thực tế của trường.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện việc tự phong GS, PGS được coi là việc làm mới mẽ của giáo dục Việt Nam. Trong ảnh: Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Tôn Đức Thắng. Ảnh: P.ĐIỀN |
Tuy mới nhưng trường rất tự tin
“Mục đích bổ nhiệm này nhằm phân công nhiệm vụ các thành viên ở các khoa, phòng rõ ràng hơn, hướng đến phát triển khoa học của nhà trường” - TS Út nhấn mạnh.
TS Út chia sẻ trước lúc bắt tay thực hiện việc bổ nhiệm GS, PGS, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tham khảo hoạt động của các trường ĐH ở các nước tiên tiến trên thế giới, xem họ đưa ra tiêu chí như thế nào về việc bổ nhiệm trợ lý GS, PGS, GS.
Các nội dung, quy định về việc bổ nhiệm GS, PGS sẽ được thông báo rộng rãi trên website của trường để các nhà khoa học, cán bộ đăng ký nếu họ thấy mình xứng đáng được bổ nhiệm. Ngoài ra, các nhà khoa học bên ngoài trường có nhu cầu cũng có thể đăng ký. “Trường làm việc này tuy mới nhưng rất tự tin vì tiêu chuẩn của trường tiếp cận với tiêu chuẩn của nhiều trường trên thế giới” - ông Út nói.
Sử dụng cả hai danh xưng?
Trước băn khoăn đối với các giảng viên, nhà khoa học đã được Nhà nước phong PGS, GS rồi nay Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục bổ nhiệm theo cách riêng của trường liệu có sự chồng lấn, TS Út cho rằng đây là quy định nội bộ của trường, tuy nhiên các giảng viên, nhà khoa học có thể sử dụng song song cả hai.
Ông Út chia sẻ: Một nhà khoa học khi được bổ nhiệm vào một chức vụ chuyên môn, thứ nhất là vinh dự, thứ hai là trách nhiệm và chế độ, chính sách kèm theo. Khi được bổ nhiệm, anh phải có công trình nghiên cứu phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tương ứng chức vụ chuyên môn được giao. Tất cả đều có quy chuẩn và đã được tham vấn các nhà khoa học trong nước.
Hàng năm đều có đánh giá lại
Vậy so với tiêu chí phong hàm của Hội đồng Chức danh GS nhà nước liệu có cách biệt nào? Ông Út nói: “Tôi thấy chưa có gì cách biệt. Việc các trường bổ nhiệm GS, PGS của trường cũng là cách làm ở các nước tiên tiến. Mỗi nước có cách làm riêng nhưng mình thấy điều gì tiến bộ thì vận dụng vào thực tế của trường.
Ông Út phân tích thêm: Đây là việc bổ nhiệm chức vụ nên hàng năm đều được đánh giá anh đã làm gì, có công trình nghiên cứu nào. Sau một thời gian mà không hoàn thành nhiệm vụ sẽ miễn nhiệm chức vụ đó. “Thực tế một số người được phong chức danh nhưng không có công trình nghiên cứu và ngồi đó sẽ rất lãng phí, tốn kém kinh phí” - ông Út nhấn mạnh.
Nên cho làm thí điểm Ở các nước trên thế giới, khi một giảng viên thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chuẩn thì trường ĐH có thể phong hàm PGS, GS. Điều này hoàn toàn bình thường và nhiều nước vẫn làm như vậy. Tuy nhiên, đó là chuyện của các nước. ở Việt Nam, theo tôi biết đến nay vẫn chưa cho phép trường ĐH được tự phong hàm PGS, GS cho giảng viên. Hiện cũng chưa có một thông tư, quyết định hay một văn bản hướng dẫn nào về việc trường ĐH có thể phong hàm cho giảng viên trường mình. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý và Hội đồng Chức danh GS nhà nước là đơn vị có quyền phong hàm duy nhất. Theo tôi, nhà trường có thể đề xuất với Bộ GD&ĐT và chứng minh sẽ dẫn tới hiệu quả tốt, có nghĩa là thúc đẩy sự phấn đấu của các cán bộ giảng dạy ở trong nhà trường và đề nghị cũng được làm theo. Nếu Bộ GD-ĐT đồng ý hoặc có chủ trương chung thì triển khai. Còn nếu chưa có chủ trương chung thì nên cho thí điểm. PGS-TS TRẦN XUÂN NHĨ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH,CĐ Việt Nam Không hoàn thành sẽ bị bãi nhiệm Đối với trường ĐH ở các nước, việc phong GS, PGS tùy theo ngành nhỏ hay lớn mà có 1-3 GS, PGS/môn. Người giữ các chức vụ này khi không hoàn thành nhiệm vụ, giải tán ngành hoặc nghỉ việc sẽ bãi nhiệm. Khi được bổ nhiệm, GS, PGS sẽ có các điều kiện kèm theo như tài chính để nghiên cứu, có trợ lý giúp việc... Riêng các GS ở Mỹ được cấp tối thiểu 70.000 USD/năm để nghiên cứu, thậm chí có GS được cấp 200.000 USD/năm. Ngoài ra, các GS còn có phòng làm việc riêng, phòng thí nghiệm và đội ngũ trợ lý 1-3 người. Với kinh phí dồi dào như vậy, các GS, PGS có thể mời thêm đối tác cùng nghiên cứu khoa học nên hoạt động rất chuyên nghiệp. PGS-TS NGUYỄN ĐÌNH PHƯ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) H.HÀ - P.ĐIỀN ghi Hiện Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã xong bước thứ nhất là ban hành quyết định, bước hai là xây dựng thủ tục quy trình và ra thông báo để cán bộ, viên chức trong trường và các nhà khoa học bên ngoài cũng có thể nộp vào đăng ký xin được bổ nhiệm GS, PGS. |
TheoPháp Luật TP.HCM
-
Giáo dục6 phút trướcThứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
-
Giáo dục6 phút trướcMô hình “trường học không quỹ lớp” được nhiều phụ huynh đánh giá cao bởi sự minh bạch và xóa tan áp lực trong những cuộc họp đầu năm. Qua phân tích của những nhà quản lý trường học, liệu nó có thực sự lý tưởng?
-
Giáo dục10 giờ trướcKhi biết thầy hiệu trưởng nhận quyết định nghỉ hưu từ 1/11, giáo viên và hàng nghìn học sinh Trường THPT Phan Chu Trinh (huyện Ea H'leo, Đắk Lắk) đã có màn chia tay khiến thầy bất ngờ, xúc động.
-
Giáo dục11 giờ trướcTrường THCS Newton, THCS Ngôi sao Hà Nội, Nguyễn Siêu và Archimedes là 4 trường tư thục đầu tiên tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục11 giờ trướcDo ảnh hưởng của bão Trà Mi, nhiều địa phương ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình ngập nặng, hiện nước lũ đang rút nhưng hàng chục nghìn học sinh chưa thể đến trường.
-
Giáo dục14 giờ trướcĐại diện Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu Trường THPT Tô Hiến Thành xin lỗi phụ huynh sau vụ trường tuyển sinh "chui" hàng trăm học sinh.
-
Giáo dục16 giờ trướcMột số trường đại học khu vực miền Bắc công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời gian nghỉ từ 14 - 21 ngày.
-
Giáo dục16 giờ trướcTừ năm 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM không xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục19 giờ trướcSau 2 lần trượt biên chế sự nghiệp và 1 lần công chức, Trần Khả, cử nhân đại học danh tiếng Trung Quốc, đã chọn cách ra đi ở tuổi 33.
-
Giáo dục19 giờ trướcNgày 31/10, Bộ GD&ĐT đã có văn bản xác định, việc bãi nhiệm ông Đoàn Xuân Tiếp, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh Bắc và việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng làm Chủ tịch Hội đồng trường từ tháng 12/2023 đến nay không thực hiện đúng quy trình quy định.
-
Giáo dục19 giờ trướcTheo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện. Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
-
Giáo dục22 giờ trướcTừ năm 2025, học sinh vào đại học với phông nền kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Số lượng môn học thay đổi, kiến thức nền thay đổi đòi hỏi các trường đại học phải điều chỉnh chương trình đào tạo đại cương.
-
Giáo dục23 giờ trướcTheo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), huyện đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyển dụng giáo viên, tuy nhiên không có mấy người đến nộp hồ sơ.
-
Giáo dục1 ngày trướcUBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm