Truyền lửa để học sinh yêu lịch sử, yêu Tổ quốc đúng cách

Thay vì giảng cho học trò những bài học lịch sử khô khan, nhiều thầy cô đã biến hóa cho bài học thật sống động qua các phương pháp giảng dạy khác nhau. Với họ, đó là một cách truyền lửa để học trò thêm yêu lịch sử dân tộc, yêu đất nước mình.

Thay vì giảng cho học trò những bài học lịch sử khô khan, nhiều thầy cô đã biến hóa cho bài học thật sống động qua các phương pháp giảng dạy khác nhau. Với họ, đó là một cách truyền lửa để học trò thêm yêu lịch sử dân tộc, yêu đất nước mình.

Là giáo viên dạy Sử ở một trường chuyên nổi tiếng, cô giáo Nguyễn Thu Hằng rất vui vì những tiết học của mình thường được học trò đón nhận rất nồng nhiệt. Hầu hết các em là dân chuyên tự nhiên, nhưng luôn học Sử với tinh thần sôi nổi. Đó là nhờ cô giáo thường cố gắng biến mỗi bài giảng Lịch Sử trở nên hài hước bằng những nội dung thảo luận và các câu chuyện, tình tiết lịch sử thú vị.

Còn cô Phan Thị Hà - một giáo viên dạy Sử ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc thì tâm đắc chia sẻ, dạy Lịch Sử cho cô cơ hội được tìm hiểu tâm tư, tiếng nói của người trẻ về cuộc sống, về đất nước. Trong giờ của mình, cô thường liên hệ kiến thức trong bài với những diễn biến về đời sống xã hội trong hiện tại để thu hút sự quan tâm, chia sẻ quan điểm của học trò. Cô mừng khi thấy các em đều bộc lộ được những ý kiến riêng, đôi khi rất độc đáo. Đồng thời, cô sẽ giúp các em đưa ra những gợi ý hoặc chỉ dẫn trước những vấn đề khó, khơi gợi các em tìm hiểu thêm hay có cách hành xử đúng đắn.

“Gần đây, khi những vấn đề về biển Đông nóng ran trên bàn nghị sự, thì học trò của mình cũng sẵn sàng bày tỏ những quan điểm và cách suy nghĩ rất rõ rệt. Nhiều em rất bức xúc, thậm chí đã đưa ra những kiến giải có phần cực đoan. Mình nhẹ nhàng giải thích, cung cấp thêm tư liệu hoặc nguồn cho các em tìm hiểu những kiến thức lịch sử liên quan, từ đó giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề. Hiểu để không hành xử một cách dại dột, dễ bị kích động gây ra những hậu quả đáng tiếc.” - cô Hà nói.

Học sinh trường THPT FPT trong buổi biểu diễn kịch Lịch sử
Học sinh trường THPT FPT trong buổi biểu diễn kịch Lịch sử. 

Ở trường THPT FPT, môn Sử là một trong những môn học được các em yêu thích nhất. Em Lê Yến Nhung, HS lớp 10G cho biết, ở trường, các em được học Sử bằng rất nhiều phương pháp khác nhau: Có thảo luận nhóm, tranh biện, vẽ sơ đồ tư duy, tổ chức triển lãm, thực hiện dự án hay thậm chí là nhập vai, đóng kịch. Nhờ đó, việc học Sử với Nhung và các bạn không còn quá khó khăn hay “buồn ngủ” nữa. Nhung thích Sử và còn đăng kí tham gia đội tuyển Sử tại trường vì muốn học Sử nhiều hơn.

“Môn học rất hấp dẫn, giúp em hiểu thêm về cuộc sống, về sự biến đổi của thế giới trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Học Sử còn khiến em hiểu và tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, giúp em bình tĩnh, có ý thức và cư xử có hiểu biết hơn trước những sự kiện xã hội, chính trị trong hiện tại.” - Nhung nói.
 
Em Lê Yến Nhung (
Em Lê Yến Nhung (ngoài cùng bên trái) thuyết trình về một chủ đề lịch sử vừa học qua bản đồ tư duy do nhóm của em vẽ.

Cô Nguyễn Thị Phương - giáo viên dạy môn Lịch sử của Trường THPT FPT cho hay, gần đây nhất, nhà trường tổ chức một cuộc thi Kịch Lịch sử cho toàn bộ HS khối 10. Đây là một hoạt động nằm trong môn học, thu hút khá đông đảo sự quan tâm của học sinh. Mỗi lớp gồm nhiều nhóm được chọn và tái hiện một câu chuyện, nhân vật, tình tiết lịch sử thành một vở kịch với thời lượng 7 - 10 phút. Cuộc thi khiến học trò nhỏ hào hứng lắm, các em chuẩn bị, bàn tán suốt cả tháng trời… về những bài học, về vở kịch của nhóm mình.

Theo cô Phương, việc học Lịch sử đơn thuần bằng cách ghi nhớ kiến thức đã được định sẵn trong sách giáo khoa là "Quá khó" với học sinh, bởi điều đó thường làm học sinh cảm thấy mệt mỏi và thờ ơ với môn học. Cuộc thi Kịch lịch sử giúp học sinh có một cách học lịch sử rất khác. Qua việc đóng vai trong các vở kịch, học sinh sẽ nhập thân để hiểu và đồng cảm với nhân vật của mình, từ đó hiểu về bối cảnh, sự kiện lịch sử. Hơn nữa, trong quá trình tạo nên vở kịch, các em sẽ phải tìm tòi, nghiên cứu nhiều nguồn thông tin rồi trao đổi, tranh luận, phản biện với giáo viên và các bạn cùng nhóm để xây dựng Kịch bản; nhờ vậy các em được tiếp cận với Lịch sử một cách khách quan và sâu sắc hơn. Đồng thời bằng cách này, mỗi học sinh cũng được quyền đưa ra tiếng nói, quan điểm tiếp cận cá nhân của mình về các vấn đề lịch sử.

Cô Phương cho rằng, Lịch sử là môn học giúp học sinh phát triển cá nhân rất tốt. Bằng việc đưa vào các phương pháp học khác nhau sẽ giúp các em phát triển khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, trình bày, sáng tạo, làm việc nhóm...

“Hơn thế, truyền lửa cho học trò yêu sử, có kiến thức lịch sử vững chắc chính là truyền thêm tinh thần yêu nước cho các em, trao cho các em những chỉ dẫn để hiểu, để yêu nước đúng cách và hành động sáng suốt khi Tổ quốc cần” - cô Phương khẳng định.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.