5 thói quen xấu của sinh viên trong học tập

1. Học không có kế hoạch

Một trong những thói quen xấu dễ nhận thấy nhất ở đasố sinh viên là luôn nói “Hôm nay tôi sẽ học lúc …”. Thực ra, “học” không phảiđơn thuần bằng lời nói chung chung, nó cần một kế hoạch rõ ràng.

1. Học không có kế hoạch

Ví dụ, bạn đừng nghĩ đến việc vàothư viện để “học”, chỉ phí thời gian thôi. Thay vào đó, hãy đặt ra mục tiêu chomình:

- Tôi sẽ đọc cuốn sách…từtrang…đến trang …

- Tôi sẽ giải xong bài tập nàytrong ngày…

- Tôi sẽ viết xong bài luận nàytrong…giờ

Vì thế, hãy dẹp bỏ thói quen nóichữ “học”. Học là một quá trình, một tập hợp những hành động có kết quả. Từ bỏthói quen này không dễ, nhưng nếu làm được rồi thì bạn sẽ thấy bản thân giảiquyết bài tập được giao không những nhanh chóng mà còn có kết quả tiến bộ hơnbạn nghĩ đấy.

2. Học sau nửa đêm

Rất nhiều người nghĩ rằng họctrong khoảng 10 -11 giờ đêm là hiệu quả nhất, sau đó họ học đến 3 - 4 giờ sáng.Hậu quả là gì ? Sáng hôm sau bạn thức dậy với hai mắt nặng trĩu, chữ nghĩa baybiến đâu mất, bài nọ lẫn sang bài kia, lớp học trở thành nỗi ám ảnh và bạn chỉcầu mong được chợp mắt thêm một lát. Lời khuyên là: học sớm, chia thành nhữngkhoảng thời gian nhỏ, cố gắng tận dụng thời gian triệt để nhưng cũng phải để bảnthân nghỉ ngơi 5-10 phút sau 1 tiếng học. Cố gắng xong trước nửa đêm để có mộtgiấc ngủ trọn vẹn và chuẩn bị cho ngày học sau.

5 thói quen xấu của sinh viên trong học tập
Học quá khuya không phải là thói quen tốt

3. Học nhảy

Nhiều sinh viên nghĩ rằng họccàng nhanh càng tiết kiệm thời gian, nếu trùng lịch học thì mượn bài vở của bạnbè cũng được. Nhưng đây thực sự là một sai lầm lớn. Hãy nghĩ xem, đầu óc bạnkhông thể tiếp thu một lúc một khối lượng lớn kiến thức được. Bạn nhớ được phầnnày thì quên phần kia, hoặc tệ hơn - bạn bỏ qua cả những phần không hiểu và mụctiêu đặt ra là hoàn tất tín chỉ/môn học mà thôi.
Về lâu dài, những kiến thức chắp vá đó sẽ làm hại bạn, cái gì bạn cũng biếtnhưng chẳng cái nào biết rõ. Do đó hãy thôi ý nghĩ học nhảy và đem tài liệu vềđọc đi nhé. Tham dự lớp học, lắng nghe bài giảng, nghiên cứu kĩ môn học và vậndụng vào thực tế cuộc sống, bạn sẽ thấy kết quả tuy chậm mà chắc.

4. Học vẹt

Chắc hẳn ai cũng từng có lúc họcvẹt bằng cách thầm thì những bài học trong đầu đến khi nhớ thì thôi. Nhưng mộtvài lần thì có thể được, còn khi nó đã trở thành thói quen học tập thì rất nguyhiểm đấy bạn ạ.

Hãy tự tưởng tượng lại bài học,những ý chính và nói ra thành tiếng những gì bạn nhớ được. Sau đó kiểm tra lạitrong tài liệu xem mình sai chỗ nào, thiếu chỗ nào và lặp lại bước trên.
Không cần thiết phải xem đi xem lại bài học hàng chục lần, nếu bạn không nắm bắtđược cơ bản bài đó nói gì thì việc ghi nhớ sẽ rất khó khăn và dễ lẫn lộn. Điềunày rất hữu ích khi bạn cần chuẩn bị cho một bài thi viết mà thời gian đã rấtgấp rút.

5. Không chịu ghi chú

Bạn thường đọc nhiều nhưng rấthiếm khi bạn ghi chú thêm gì sau khi đọc? Thói quen này thực sự rất đáng lo đấy.Vì ghi chú lại những gì mình rút ra được sau khi đọc một dòng/trang/chương sáchnào đó sẽ cho bạn thấy bạn hiểu vấn đề đến đâu. Nếu bạn chẳng rút ra được điềugì, nghĩa là khi vào bài thi khả năng bạn trả lời hết các câu hỏi cũng sẽ kém đinhiều.

Không thể nào có chuyện đọc bàitrước vài ngày là có thể vào phòng thi làm bài tốt được. Do đó, mỗi khi đọc mộttài liệu, hãy tập cho mình thói quen ghi lại nhận xét, suy nghĩ, những gì bạncảm thấy có liên quan… vào một tờ giấy nhỏ và kẹp ở đó. Khi cần xem lại, nhữnggì của bạn sẽ khắc sâu trong trí não bạn hơn. Đó là cách học hiệu quả của mộtngười học thông minh!

Theo Quỳnh Anh
5 thói quen xấu của sinh viên trong học tập
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.