“Dọn cỏ” lối vào đời

Xóa đi những mảng tối trong đời sống giới trẻ không chỉ phụ thuộc vào các em mà còn phụ thuộc vào trách nhiệm và sự quan tâm của gia đình, xã hội.

Xóa đi những mảng tốitrong đời sống giới trẻ không chỉ phụ thuộc vào các em mà còn phụ thuộc vàotrách nhiệm và sự quan tâm của gia đình, xã hội.


>>  

ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang(Bệnh viện Tâm thần TPHCM) cho rằng: “Đứng trên góc độ tâm thần học thìnhững hành động có tính phản kháng như đánh nhau, trốn học, bỏ nhà đi, sốngthác loạn... là những biểu hiện thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên khi các emcảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống”.

Hiểu để chia sẻ

Đồng quan điểm trên, ôngNguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Marie Curie – TPHCM, cho biết: Khicác em hay vi phạm kỷ luật, Ban Giám hiệu trường thường gọi lên văn phòngtrò chuyện, tìm hiểu gốc rễ sự việc để kịp thời hỗ trợ các em về mặt tâm lý,cũng như tiếp xúc với phụ huynh khi cần thiết.

“Dọn cỏ” lối vào đời

Xóa đi những mảng tối trong đời sống giới trẻ không chỉ phụ thuộc vào các em mà còn phụ thuộc vào trách nhiệm và sự quan tâm của gia đình, xã hội



Qua công tác này, trường đã hiểu hoàn cảnh khó khăn của nhiều em như ba mẹbỏ nhau, thiếu tình thương, gặp áp lực trong học tập... Sau những cuộc tròchuyện chân thành, rất nhiều em đã thay đổi hành vi, sống chan hòa với bạnbè, nỗ lực học tập.

Theo ThS-BS Nguyễn NgọcQuang, đa phần những bạn trẻ rạch tay để chứng tỏ mình hoặc do sử dụng chấtkích thích (rượu, bia, ma túy tổng hợp...) tạo nên ảo giác và sự thôi thúcphải làm gì đó để tạo sự thỏa mãn.

Đối với trường hợp dùng chất kích thích thì hai hành động ngoài tầm kiểmsoát có thể xảy ra phổ biến là quan hệ tình dục bừa bãi và tự hủy hoại bảnthân, mà cả hai đều nguy hiểm.

Ông kể: “Có lần, tôi tiếp nhận em L.T.H, một cô gái trẻ đã có biểu hiệntrầm cảm do có quá nhiều áp lực trong học tập, trong gia đình mọi người haycãi vã. Đến khi thi rớt đại học thì em liên tục bị đau đầu, mệt tim, mơ thấyác mộng, luôn có cảm giác bi quan và có ý hướng tự hủy hoại...”.

Hành động tự hủy hoại như rạch tay nếu lặp lại nhiều lần và mang tínhchất tự thỏa mãn, bị thôi thúc phải làm sẽ thành bệnh lý, một dạng rối loạntâm thần” - ông cảnh báo. 

Giáo dục toàn diện

Nhiều người làm công tác giáodục mà chúng tôi tiếp xúc đã đề cập đến khái niệm “giáo dục toàn diện”(GDTD) khi nói đến việc định hình lối sống cho học sinh THPT.

Theo tôi, để học sinh cómột lối sống lành mạnh thì phải tạo cho các em một môi trường GDTD từ kiếnthức khoa học, xã hội đến phát triển tâm hồn” - ông Nguyễn Văn Vân, Hiệutrưởng Trường THPT Marie Curie, đề cập.

Nhiều năm qua, trường Marie Curie đã tổ chức nhiều hoạt động để thực hiệnnhững mục tiêu này. Nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng sống, phápluật... được tổ chức thông qua sự phối hợp của phụ huynh học sinh là bác sĩ,luật sư, công an...

Ngoài ra, trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động rèn luyện thể chất,giao lưu văn nghệ cho các em. Hiện tại, trường có một nhà thi đấu đa năngdiện tích 680 m2, dùng làm nơi học thể dục, các môn năng khiếu. Ở một số giờnhất định, các học sinh có thể vào nhà thi đấu vui chơi thể thao tự do.

Ngoài ra, để học sinh đi vàonề nếp học đường, ngăn chặn hiện tượng đua đòi, trường yêu cầu các em khôngnhuộm tóc, sơn móng tay hay dùng vớ, găng... lòe loẹt có thể biến bộ đồngphục trở nên phản cảm. Điều này cũng nhằm không tạo khoảng cách giữa các emcó điều kiện gia đình khác nhau, để học sinh chuyên tâm học và chỉ phấn đấubằng việc học.

Còn theo tiến sĩ Huỳnh VănThông (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM), trước hết chúng ta nênhiểu chính xác cụm từ “GDTD”. “GDTD không có nghĩa là dạy... đủ thứ, mà làtạo một sự thăng bằng trong giáo dục đối với từng cá nhân học sinh.

Mỗi người học cần biết được thế mạnh của mình, làm sao để phát triển thếmạnh đó. Sau đó, phải làm cho họ hiểu rằng thế mạnh đó không phải là duynhất và họ phải bổ sung kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác, làm giàu kiến thứcvà đời sống tâm hồn. Muốn như thế, chúng ta phải thực hiện tốt phương phápdạy học cá thể”.

Vẽ đường đúng cho hươuchạy

Nhà tâm lý Nguyễn Quốc Đoạt,Chủ nhiệm CLB Hôn nhân – Gia đình (Cung Văn hóa Lao động TPHCM), đề cập đếnviệc xây dựng cho các em một đời sống tinh thần lành mạnh.

Cuộc sống con người có thể chia làm ba phương diện: đời sống thể xác, đờisống lý trí và đời sống tâm hồn. Cả ba mặt này đều cần được hỗ trợ để pháttriển, nhất là trong lứa tuổi teen, một giai đoạn quan trọng của đời ngườivới sự phát triển phức tạp về tâm sinh lý, tình cảm...

Những hành động nông nổi của tuổi teen một phần xuất phát từ sự phát triểnsớm về mặt cơ thể, trong khi quá trình tiếp nhận kỹ năng sống, hoàn thiệntâm hồn thì không nhanh hơn các thế hệ trước bao nhiêu.
 
Để cấp thời ngăn chặn những việc làm “chệch hướng” của các em, chúng ta cóthể làm những việc như ngăn chặn các trang mạng có nội dung xấu, dùng cácbiện pháp răn đe...

Tuy nhiên, về lâu dài, một môi trường GDTD, chú trọng về mặt phát triển tâmhồn và cả sự quan tâm đúng mức của gia đình, là những điều không thể thiếuđể giúp các em đi đúng hướng.

Cô Bùi Thị Kiều, tư vấn viênphòng tư vấn tâm lý - hướng nghiệp trường THPT Marie Curie, lại coi trọngvai trò làm bạn, làm người hướng nghiệp cho các em: “Một khi các em tìmđến lối sống có mục đích, biết nghĩ về tương lai, các em sẽ biết tự kiềm chếtrước những hành động nông nổi”.

Bà Kiều nhận xét: “Ở lứa tuổi đang học cấp 3, nhiều em đã có những hiểubiết khá đầy đủ trong lĩnh vực giới tính. Tuy nhiên, các em vẫn cần sự chiasẻ để vượt qua những phút bốc đồng, những nỗi buồn trong học tập, gia đình,tình cảm... để đừng bao giờ đi lạc lối”.

“Từ 13 tuổi đến tuổi trưởng thành là khoảng thời gian rất quan trọng trong cuộc đời các em, vì đây là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý. Vấn đề cần đặt ra là phải hướng dẫn các em những giới hạn cần thiết, dạy các em biết cách tự bảo vệ mình, tránh xa những trang mạng, sách báo không lành mạnh, sống có ích, có lý tưởng để đời sống tâm hồn của các em không bị lệch lạc”.

Bà Lâm Thị Diệp (chuyên viên phòng tư vấn tâm lý học đường Trường THCS Hà Huy Tập-TPHCM)

Theo Anh Thư
“Dọn cỏ” lối vào đời
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.