Giới trẻ và cuộc đua hàng hiệu

“Mốt” chơi hàng hiệu đang là xu hướng của giới trẻ 8X, 9X. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng chi tiền rất mạnh tay để "nâng cấp" vẻ ngoài của mình với những thương hiệu hàng đầu thế giới. Và để thỏa mãn cơn khát đó, có không ít người trong số họ đã phải trả giá đắt...

“Mốt” chơi hàng hiệuđang là xu hướng của giới trẻ 8X, 9X. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng chitiền rất mạnh tay để "nâng cấp" vẻ ngoài của mình với những thươnghiệu hàng đầu thế giới. Và để thỏa mãn cơn khát đó, có không ítngười trong số họ đã phải trả giá đắt...

Đồ lót cũngphải... hiệu

Dạo quanh những nơimua sắm sang trọng bậc nhất Sài Gòn như Diamond Plaza, ParksonPlaza... vào những ngày cuối tuần sẽ dễ dàng nhận ra rất nhiều bạn“teen” tung tăng cười nói, tay xách nách mang những giỏ hàng hiệuvừa mua. Hóa đơn thanh toán tiền shopping của những bạn trẻ “sànhđiệu” này cũng ngót vài triệu đồng.

Giới trẻ và cuộc đua hàng hiệu

“Mốt” chơi hàng hiệu đang là xu hướng của giới trẻ 8X, 9X

Nguyễn Lan H., họcsinh trường trung học Bắc Mỹ (Q.3, TP.HCM), năm nay chỉ mới 17 tuổinhưng đã là một trong những “chuyên gia” xài hàng hiệu có tiếng, chobiết: đã chơi hàng hiệu thì phải chơi cho tới. Vừa nói, H. vừa dẫnchứng: “Quần jeans em chỉ xài những hiệu tên tuổi số 1 thế giớinhư D&G, Channel...; áo thì dễ dàng hơn, những hiệu như CK, Levi"s,Dior, Diesel... đều được. Những món này cũng rẻ thôi, chừng 1 – 2triệu mỗi món à. Còn thắt lưng hay giày dép, túi xách chắc chắn phảiđược làm bằng da xịn, em ghét xài mấy loại giả da lắm, vừa kém bềnlại không chứng tỏ được đẳng cấp sang trọng của mình”.

Người viết nghe cô kểvanh vách các thương hiệu mà chóng hết cả mặt, buột miệng hỏi: “Em còn đi học, tiền đâu mà mua sắm dữ vậy?” thì H. hơi khựnglại một chút “Em xin bố mẹ, hoặc nếu túng quá thì... vay bạn bè”,rồi cô lại huyên thuyên khoe tiếp: “Quan trọng nhất là đồ lót,đây là mặt hàng nhạy cảm và tiếp xúc với cơ thể mình nhiều nhất nênbắt buộc phải dùng những hiệu xịn. Với lại lỡ có bị “lộ hàng” cũngkhông quê mặt với bạn bè. À, nón bảo hiểm của em đẹp không, vừa mớimua 1,2 triệu đấy, hoa văn của nó rất đẹp nên em không tiếc tiềnmua...”.

Lý do quan trọng nhấtcủa việc mạnh tay chi xài cho các món hàng hiệu của H. là sợ thuakém bạn bè, sợ nếu không dùng hàng hiệu thì mình sẽ “kém nổi bật,trông tầm thường chẳng ra gì”. Chuyện này quan trọng đến nỗi H.chẳng thể ăn được, ngủ được (và tất nhiên học hành cũng chẳng được)nếu có ai đó xài đồ hơn mình.

Từ nghệ thuậttrong xài hàng hiệu...

Còn T.A (sinh viêntrường ĐH quốc tế Hồng Bàng) lại có cách “chơi” đồ hiệu rất khácngười. Cô gái trẻ này hồn nhiên kể: “Mình là dân Sài Gòn chánhgốc, chẳng lẽ lại xài đồ rẻ tiền thì bạn bè cười cho. Mà xài hànghiệu cũng phải có “bản sắc” riêng, không chỉ đơn giản ra cửa hiệu bỏtiền triệu mua về là xong”. Thói quen của T.A là copy “xì tai”của các sao nổi tiếng như Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà...

Bố của T.A là mộtdoanh nhân lớn, quản lý hơn 3.000 nhân viên. Mỗi tuần ông cho T.Akhoảng 5 triệu để chi tiêu. Nhưng vẫn không thấm vào đâu so với tốcđộ shopping liên tục của cô nàng. Phòng riêng của T.A giống như mộttrung tâm thương mại thu nhỏ với hàng chục bộ sưu tập nước hoa, quầnáo đủ hiệu nổi tiếng Lancome, Kenzo, Burberry, Channel, GiorgioArmani... với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng.

Giới trẻ và cuộc đua hàng hiệu

 Nhiều bạn trẻ sẵn sàng chi tiền rất mạnh tay để "nâng cấp" vẻ ngoài của mình với những thương hiệu hàng đầu thế giới

Còn theo Trần QuangDuy, chàng trai cao 1m7, nặng 63kg nhà ở Q.10, TP.HCM, cách ăn mặc,xài hàng hiệu cũng là một nghệ thuật. Chỉ cần nhìn vào tem quần áo,điện thoại thì biết người đó có đẳng cấp hay không. Duy đang xàiđiện thoại Nokia 8800 giá gần 1.500 USD mà vẫn chưa hài lòng vì "bạntôi có người còn xài điện thoại bọc vỏ bằng vàng thật, giá hơn 5.000USD, mình vậy là chưa bằng ai".

Quần áo với Duy thìrất đơn giản, chỉ cần thỏa mãn tiêu chí “không được dưới 1 triệuđồng là được”. Mỗi khi đi ăn uống anh chàng cũng chọn những nhàhàng, quán cà phê cao cấp như FB Villa, Highland’s... Hễ có nhàhàng, khách sạn sang trọng nào mới vừa khai trương thì lại thấy mặtDuy đến “thử  món” ngay. Thậm chí, mỗi lần đi “tút” lại mái tóc, anhchàng cũng phải chọn cửa tiệm của những “cây kéo vàng”.

Mỗi lần cắt, nhuộm...sơ sơ như vậy cũng lên tới 600 – 700 ngàn đồng. Chính vì là “nô lệ”cho đồ hiệu và những dịch vụ đắt tiền như thế nên: “Mỗi tháng mứclương của một người thiết kế (công ty nước ngoài) như mình là 1.000USD, nhưng số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Hằng tháng, mình lại xintiền bố mẹ từ nước ngoài gửi về” – Duy nói.

Đến những khoản nợ

Đồng quan điểm vớiDuy, nhiều bạn trẻ cũng cho rằng họ chơi hàng hiệu là để khẳng địnhđẳng cấp. Và không ít người đã phải trả giá cho những đẳng cấp ảođó. Mới đây, T.M, nhân viên của một công ty viễn thông đã phải ômmón nợ hơn 50 triệu đồng sau gần 2 năm chơi hàng hiệu. Thu nhập mỗitháng của M. chỉ 5 triệu đồng, nhưng các món đồ mua về hằng thángthường gấp rưỡi tiền lương, có khi gấp đôi.

Giờ M. phải chạy đônchạy đáo kiếm tiền trả nợ vì đã tới kỳ hẹn. Không riêng gì M., nhiềubạn trẻ cũng chỉ vì sĩ diện, chạy theo mốt hàng hiệu mà phải nói dốibố mẹ, trộm tiền... Trần Thanh V., nhà ở Q.7, cho biết: mỗi khi xintiền gia đình, em đều nói dối là đóng tiền học Anh văn, vi tính, họcthêm... Có hôm, chỉ vì muốn có chiếc điện thoại mới, V. đã trộm bốmẹ gần 10 triệu đồng. Khi mọi chuyện bại lộ, V. đã chịu một trận đòntơi tả từ bố và từ đó về sau, V. luôn phải đối diện với những ánhmắt ngờ vực, thiếu tin tưởng từ những người trong gia đình.

Ăn ngon, mặc đẹp làmột trong những nhu cầu cần thiết của con người. Nhưng phải hợp lývà vừa sức với khả năng chi trả. Mặc một chiếc áo “hiệu” có thểkhiến bạn đẹp hơn trong mắt người đối diện, nhưng điều đó không cónghĩa là bạn sẽ chinh phục được họ.

Giá trị thực của bạnđến từ tâm hồn, tri thức và cách sống văn minh, tử tế của bạn đốivới cộng đồng. Tiêu tiền hợp lý cũng là một cách xử sự văn minh.Đừng để mình trở thành “con thiêu thân”, lao vào những cuộc mua sắmđể chứng tỏ đẳng cấp ảo rồi phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất nhưM., hay lừa cha dối mẹ như Trần Thanh V.

Theo Giới trẻ và cuộc đua hàng hiệu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.