Những bữa cơm vắng bóng thịt cá

Trong cơn "bão giá" mới, bữa ăn của nhiều sinh viên (SV) “xuống cấp” thấy rõ vì hầu như không có thịt cá mà chỉ toàn rau củ với tô canh lõng bõng.

Trong cơn "bãogiá" mới, bữa ăn của nhiều sinh viên (SV) “xuống cấp” thấy rõ vìhầu như không có thịt cá mà chỉ toàn rau củ với tô canh lõngbõng.

Chủ trọ đồngloạt tăng giá

Cầm 40.000 đồngtrong tay, N.B.S (SV năm 2 khoa Báo chí - Truyền thông, ĐHKHXHNV TP.HCM), chạy ào ra chợ “ruồi”, gần chỗ trọ ở làng đạihọc Linh Trung, Q.Thủ Đức, để mua đồ ăn cả ngày cho 4 thành viêntrong phòng.

Những bữa cơm vắng bóng thịt cá
SV phải lấy nước trong trường để đỡ tốn kém - Ảnh: Nguyễn Oanh

Loay hoay mộthồi, S. xách về bó rau muống, ít măng tươi và 2 trái mướp cùnggạo, kèm vài thứ gia vị. Đây đã là ngày thứ 3 liên tiếp, 4 thànhviên trong phòng S. không đụng đến thịt, cá. “Mỗi tuần, bọnmình chỉ ăn 1 hoặc 2 bữa có thịt hoặc cá thôi, còn lại thì raucủ là chính. Bây giờ cái gì cũng lên giá, tụi mình phải chắtchiu từng đồng mới được”, S. nói.

Cũng giống nhưhầu hết các chỗ trọ khác tại làng đại học, chủ nhà trọ của S.cũng vừa tăng giá thêm 100.000 đồng/phòng và bắt phải đóng cùnglúc 5 tháng liền.

S. nói, lúc trướcgiá thuê mỗi tháng là 900.000 đồng, nay tăng lên thành 1 triệuđồng, chủ trọ đòi đóng 5 tháng liên tiếp tức là 5 triệu đồng,nhưng cả phòng chỉ mới cố xoay được 3 triệu đồng. “Số còn lạigiờ không biết kiếm đâu ra nữa. Mấy hôm nay ngày nào bà chủ cũngchửi, mắng, hối thúc đủ kiểu”, S. buồn rầu kể.

Những bữa cơm vắng bóng thịt cá
Các chủ trọ tại làng ĐH đồng loạt tăng giá, khiến cuộc sống SV càng khó hơn - Ảnh: Trí Quang

Nhiều SV khôngtrụ nổi tại các phòng trọ chất lượng tốt, đã phải chuyển sangcác khu trọ hẻo lánh với giá thấp hơn vài trăm ngàn đồng.

Thậm chí, để tiếtkiệm bớt tiền phòng, nhiều SV chấp nhận sống ở những căn phòngtồi tàn cạnh khu chuồng trại nuôi heo, bốc mùi hôi thối.

Không trụ nổitrước những đợt tăng giá liên tục, nhiều SV gia cảnh khókhăn phải ở “chui” hết phòng này đến phòng khác. “Có nhiều bạntội lắm, không có tiền thuê phòng trọ nên phải ở nhờ phòng củabạn bè, hễ bà chủ kiểm tra thì tìm chỗ trốn để lánh mặt”, N.D,SV sống tại khu trọ trước trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCMnói.

Hết thựcphẩm đến phòng trọ tăng giá giờ lại đến giá điện, khiến cuộcsống SV ngày càng chật vật hơn.

Khổ sở “né”bão giá

Những bữa cơm vắng bóng thịt cá
Rau củ hiện là thực phẩm chính cho bữa ăn hàng ngày của các SV - Ảnh: Trí Quang 

Để giảm bớt chiphí cuộc sống trong cơn "bão giá" mới, nhiều SV phải xoay xở đủcách "cười ra nước mắt".
 
"Mỗi khi đi học tụi mình phải thủ sẵn trong cặp một can 5 lítđể lấy nước trên trường về phòng nấu ăn, chứ cứ 3 ngày đổi haibình nước để nấu ăn và uống thì tụi mình chịu không nổi”,B.A, SV năm nhất trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM kể.

Nước ở khu trọcủa A. bị nhiễm phèn nặng, không dùng để nấu ăn được mà thángnào chủ nhà cũng thu mỗi người 35.000 đồng. Trước đây SV ngoạitrú tại làng ĐH thường vào một số trường lấy nước thoải máinhưng giờ phải chờ cho thầy cô về hết mới dám vào lấy.

Nếu thầy côchưa về hết, thấy tụi mình vào lấy nước như vậy, bảo vệ bị nhắcnhở thì lần sau tụi mình không được lấy nữa”, A. cho biết.

"Bão giá" thổiđến, không ít SV phải “cố thủ” bằng cách nhịn ăn sáng, cắt bớtkhẩu phần ăn thêm và liệt sữa tươi vào danh sách xa xỉ phẩm.

Bây giờ mộtđĩa cơm 12.000 đồng cũng chỉ toàn rau, ít lát thịt vụn hoặc cáitrứng chiên và chén canh. SV khó khăn như tụi mình cố ăn để họchành qua ngày, chứ chẳng thấy ngon lành hay no nê gì với phần ănnhư thế. Còn chống đói thì ăn mì gói cho chắc”, T.P, SVtrường ĐH Bách Khoa TP.HCM tâm sự.

Những bữa cơm vắng bóng thịt cá
SV phải lấy nước trong trường để đỡ tốn kém - Ảnh: Nguyễn Oanh

Nhiều SV còn phảitranh thủ đi làm thêm vào cuối tuần để tăng thu nhập, cải thiệnbữa ăn, nhưng lắm lúc phải gánh chịu những tai họa khó lường.

Trường hợp củaN.V.K (SV năm 2 trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP.HCM) làmột ví dụ. Học kỳ trước, K. đã bắt đầu đi phụ hồ vào cuốituần, mỗi ngày kiếm được hơn 100.000 đồng. Tuy nhiên, sau vàitháng làm công việc này, K. bị sưng đau cổ tay nghiêm trọng, vàphải nghỉ học suốt một học kỳ để chữa bệnh.  

Trí Quang -Nguyễn Oanh - Sỹ Bình
Thanh Niên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.