“Ra ở riêng”- Trào lưu mới của giới trẻ

Có rất nhiều bạn trẻ thành phố đang sống cùng gia đình lại mong muốn được thuê nhà “ra ở riêng” để được hưởng cảm giác tự lo cho bản thân mình và tách khỏi sự quản lý của gia đình.

Có rất nhiều bạn trẻ thànhphố đang sống cùng gia đình lại mong muốn được thuê nhà “ra ở riêng” để đượchưởng cảm giác tự lo cho bản thân mình và tách khỏi sự quản lý của gia đình.

1. Ra ở riêng để được…

Bạn Trần Hải Yến ở Hà Nội,đang theo học trường Quốc tế Mỹ, đã từng chia sẻ rằng ở riêng là một niềmmong ước lớn của bạn. Vì Yến muốn được tự lập, bởi theo Yến “ở riêng cónghĩa là chúng ta phải tự đi làm kiếm tiền để nuôi bản thân (tất nhiên làkhông được bỏ học rồi), ở riêng trong một căn nhà khác ( một mình bạnnhé...), tất cả những việc cần thiết cho một cuộc sống bạn phải tự lo từ Ađến Z, ví dụ như hàng ngày bạn phải đi chợ nấu cơm này, rửa bát, giặt quầnáo, dọn dẹp nhà cửa....v...v... Rất nhiều thứ cần phải làm nữa...”

Chính vì vậy mà Yến cũng rấtmuốn thử sức mình với cuộc sống đầy khó khăn này, muốn cho bố mẹ thấy rằngbạn thật mạnh mẽ. Cuối cùng là muốn cho những người xung quanh phải khâmphục bạn vì mình đã có thể tự lo cho bản thân mình được rồi. Yến nói “Mìnhsẽ thật cố gắng để mình có thể thực hiện được những gì mình mơ ước...” 

“Ra ở riêng”- Trào lưu mới của giới trẻ
Các bạn trẻ hãy cân nhắc kỹ càng trước khi rời tổ ấm ra ở riêng nhé (ảnh internet)

Một bạn có nick namea_254189_n cũng cho biết ra ở riêng là một niềm mơ ước đã lâu của bạn. Mặcdù biết rằng “Ở riêng, mình sẽ không còn tivi để xem nữa; không có máytính để tìm tài liệu, để lướt web, chat và chơi game nữa. Ở riêng, mình sẽkhông còn đc đi về khuya, sẽ không được ai quan tâm nữa. Nhưng mình vẫn muốnchuyển đi”.

Chắc hẳn nhiều người khi đọcnhững dòng tâm sự này sẽ thắc mắc xem không biết điều gì đã khiến bạn trainày lại dám vứt bỏ những sở thích cá nhân, những nhu cầu quan trọng của giớitrẻ để được ra ở riêng như vậy?

Hóa ra nó không hẳn là nhữnglý do lớn lao gì, chỉ đơn giản là “ra ở riêng thì sẽ được tự do, sẽ đượcăn những mình thích, làm những gì mình muốn mà không phải để ý đến nhữngngười xung quanh.

Ở riêng, mình sẽ không bịai kêu ca, không phải làm những việc mình không muốn; khi đi đâu sẽ không bịai quản lý, không phải trình báo này nọ. Như thế, mình sẽ thoải mái hơn. Ởriêng, mình có thể học tập mọi lúc mình có thể mà không sợ bị làm phiền. Ởriêng, sẽ ko ai bảo mình là trẻ con nữa…”

2. Để rồi vấp phải…

Không phải bạn trẻ nào cũngchuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang để ra ở riêng. Có nhiều bạn cứ nghĩ rằngra ở riêng chỉ đơn giản là tách ra khỏi gia đình, là thuê lấy một phòng trọvà tự mình sắp xếp cuộc sống của mình theo ý muốn cá nhân.

Trong khi đó cuộc sống mộtmình ở ngoài nảy sinh rất nhiều vấn đề mà chính các bạn đã không lường trướcđược. Vấn đề đầu tiên mà nhiều bạn trẻ khi ra ngoài ở đã vấp phải chính làtài chính.

Khi ở nhà, tất cả mọi việc,mọi khoản chi tiêu đều có bố mẹ lo. Nhưng khi đã ra ngoài sống rồi thì từ bórau, từ gói xà phòng, thậm chí là từ cái tăm cũng phải tự mình sắm lấy. Sốtiền bố mẹ cho ban đầu đã hết, nhiều bạn không biết xoay sở thế nào, bởi khiđi thì đòi đi cho bằng được, nên không thể quay về, mà ở lại thì chả nhẽ lạisống bằng “niềm tin” chắc?

Đấy rất có thể là lần đầutiên những bạn trẻ ấy phải nghĩ đến chuyện tìm một công việc phù hợp với khảnăng để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống trong khi rất nhiều người trongsố các bạn vốn đã quen được chăm sóc, quen được nuông chiều.

Bạn Thanh Hà ở ĐH Văn Hóa HàNội đã chia sẻ những khó khăn của mình sau một tháng ra ở riêng: “Dù làngười Hà Nội hẳn hoi nhưng khi ra sống một mình vẫn không khỏi cảm thấy lơngơ vì cuộc sống quá phức tạp mà tiền nong thì thật là tốn kém. Cảm giác bơvơ giữa đời cũng là một cảm giác đáng sợ”.

3. Bạn trẻ cần cân nhắc kỹtrước khi ra ở riêng

Theo PGS. TS Văn Thị Kim Cúc(nguyên phó Viện trưởng viện Tâm lý học), trào lưu ra ở riêng là hiện tượngtrong xã hội hiện đại, khi bản thân giới trẻ tự cảm thấy đủ lông cánh để cóthể sống riêng, không cùng cha mẹ.

Ở Việt Nam phổ biến các bạntrẻ vẫn thích ở cùng bố mẹ cho tới khi lập gia đình, thậm chí có người vẫnthích ở cùng bố mẹ sau khi lập gia đình. Việc một số bạn trẻ muốn ra ở riêngcần phải hiểu lý do của họ.

Nếu thật sự vì muốn độc lập,tự chủ, rèn luyện mình cho cứng cáp, trưởng thành… có một lý tưởng, một hoàibão đẹp và có thể biết tự lo cho mình, tự chịu trách nhiệm về cuộc đời củamình. Hoặc vì không gian nhà của gia đình quá chật hẹp, bạn ấy cảm thấy quábị bó buộc, thì có thể ủng hộ việc ra ở riêng.

Nếu ra ở riêng để tự do ănchơi, thích gì làm nấy, cảm thấy thoải mái vì không có ai kiểm soát, nhắcnhở, răn đe,… thì không nên ủng hộ vì bạn trẻ vẫn còn non nớt và thiếu kinhnghiệm, dễ bị sa ngã. Thanh niên trẻ chỉ thực sự bắt đầu trưởng thành khi đãtốt nghiệp đại học hoặc nghề và có công ăn việc làm ổn định.

Khi con cái muốn ra ở riêngdù chưa lập gia đình, nhất là lúc đang theo học (trừ con cái phải sống xanhà vì điều kiện học tập, công việc), bố mẹ cần phải lắng nghe, phải xem xétlại cách thức giáo dục của mình.

Theo PGS. TS Văn Thị Kim Cúcvới bạn trẻ, việc ra ở riêng không phải đơn giản như các bạn nghĩ, lúc ấy,rất nhiều việc phải lo, phải làm, phải tính toán, phải sắp xếp, phải cẩnthận. Trước khi có quyết định cuối cùng, các bạn cần phải cân nhắc thật kỹ,đừng vì lý do nào khác mà quyết định ra ở riêng ngoài lý do chính đáng nhưmuốn trưởng thành sớm.

Ngoài ra, cần phải xác địnhđã ra ở riêng là rất tốn kém, liệu mình có đảm trách được? Liệu mình có thểtự xoay xở với vô vàn các tình huống có thể nảy sinh, nhất là những lúc gặpkhó khăn, thất bại, lúc cảm thấy cô đơn, ốm đau, bệnh tật,…?

Bạn trẻ chỉ ra ở riêng khicảm thấy thật sự mình có thể tự lập được, có nghĩa là mình có nghề nghiệp ổnđịnh, có thể tự trang trải được cuộc sống của mình và chịu trách nhiệm vềcuộc sống ấy.

Theo Mực Tím



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.