Sinh viên mất nhiều cơ hội do thiếu kỹ năng sống

"Cái khó bó cái khôn"

Theo điều tra của viện nghiên cứu giáo dụcViệt Nam, có tới 83% SV ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹnăng sống (KNS). Thực trạng đó đã khiến không ít bạn trẻ tự đánh mất cơ hộitốt trên bước đường lập nghiệp.

"Cái khó bó cái khôn"

Tự nhận mình là người sống khépmình, tự ti, Ng. Nhung (Hòa bình) cho biết, cô đã đánh mất nhiều cơ hội kết giaobạn bè và mới đây là một chỗ làm cho thu nhập khá. Là SV năm cuối ĐH Ngoạithương, sau 4 năm học ở Hà nội nhưng vẫn nhút nhát, ngại tiếp xúc nơi đôngngười. Lần phỏng vấn xin việc mới đây, Nhung không sao diễn đạt gãy gọn suynghĩ, kiến thức của mình trước nhà tuyển dụng nên đã mất đi vị trí công việc phùhợp với ngành học.

Nhung tâm sự: "Em thực sự thấtvọng về bản thân. Bạn bè ít, tối đến thui thủi trong phòng trọ, em thấy cô đơn,mất tinh thần vô cùng". Nhung chỉ là một trog số hàng trăm SV thiếu tự tinkhông tìm được việc làm do "hổng" kiến thức về KNS.

Sinh viên mất nhiều cơ hội do thiếu kỹ năng sống

Sau 4 năm học ở Hà nội Nhung vẫn nhút nhát, ngại tiếp xúc nơi đông người

Khi được hỏi "Bạn hiểu thế nào vềKNS?", nhiều SV đã tỏ ra lúng túng vì thiếu thông tin hoặc không có khái niệm gìđối với môn học này. Một số SV khác do điều kiện sống khó khăn nên cũng tặc lưỡibỏ qua. "Sống xa nhà phải tự lo mọi việc từ học tập, ứng xử đến chi tiêu nênchúng em chưa dành thời gian học hỏi dù biết KNS là cần thiết", một nhóm SVTrường ĐH Văn hóa khi chúng tôi hỏi đã khẳng định như vậy.

Đúng là trên thực tế, SV ngoạitỉnh không có nhiều thuận lợi về điều kiện sinh hoạt, học tập như SV thành phố.Nỗi lo tìm được một phòng trọ an ninh, vệ sinh, giá cả hợp lí, tiếp đến là nhữnglo toan trong cuộc sống, học tập... đang là nguyên nhân khiến Sv xem nhẹ chuyệnhọc KNS.

Lý giải cho sự "trắng" kiến thứcvề KNS của số đông SV, Hoài Lê (ĐH Luật) cho rằng: Đó là do SV không chịu thamgia vào các hoạt động ngoại khóa của trường, thiếu thông tin thực tiễn khiến choSV suy nghĩ máy móc, thụ động trước những thay đổi của cuộc sống.

Cần một chữ "Tâm"

Công tác trang bị KNS cho HS-SVđang đặt ra hàng loạt vấn đề mới về: Đội ngũ, chất lượng, điều kiện dạy và học."Để dạy tốt môn học này đòi hỏi giáo viên phải rất có "tâm" với học sinh, giảngviên Trần Thị Thanh Hương, bộ môn Công tác xã hội, trường ĐH Thăng Long, bộcbạch.

Thạc sĩ Phạm Mạnh Hà (ĐH Quốc giaHà Nội) phân tích: Khi còn ngồi trên giảng đường là lúc SV cần được các chuyêngia tâm lý, giáo viên dạy về KNS - giúp họ biết gỡ rối, phân tích đúng sai.

Và quan trọng là khơi dậy đượcnhững niềm vui, tiềm năng còn ẩn giấu trong mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp hóagiải những bất lợi trong đời sống tâm lý cá nhân hay những cú sốc về công việc,tình cảm. Đó là những vẫn đề mà giới trẻ hiện nay đang phải đối mặt.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trongviệc đưa KNS vào nhà trường hiện nay là vấn đề đội ngũ. Không có nhân lực nhiềugiảng viên phải kiêm nhiệm công tác chuyên môn với dạy KNS. Song, đối với SV,KNS không chỉ giới hạn là những kỹ năng về giao tiếp ứng xử mà còn bao gồm cáckỹ năng mềm (kỹ năng ra quyết định, làm việc nhóm, quản lý thời gian) - nhân tốquan trọng quyết định sự thành đạt trong công việc, học tập của mỗi cá nhân.

Do vậy đây là địa hạt rất khó đòihỏi người dạy phải biết chọn lọc, đưa vào những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợpnhằm giúp SV hiểu rõ tính chất môn học và áp dụng được kiến thức đó vào đờisống.

Để dạy KNS hiệu quả, giảng viêncần có chuyên môn tốt để có thể thu hút, khơi dậy được sự hứng thú của SV trongtiếp nhận kiến thức. "Giảng về KNS, bản thân giáo viên phải cố gắng sống thànhcông để các em nhìn vào. Do đó bản thân giáo viên cũng rất cần học hỏi để nângcao KNS", giảng viên Thanh Hương chia sẻ.

Theo Mai An
Sinh viên mất nhiều cơ hội do thiếu kỹ năng sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.