SOS - Án tình sinh viên

Sau bao nhiêu phấn đấu nỗ lực của bản thân và cha mẹ, các bạn trẻ này mới bước chân vào được cánh cổng trường đại học.

Những tưởng sau 4, 5 năm dùi mài kinh sử, họ sẽ có một tương lai tươi sáng hơn. Thế nhưng có người đã mãi mãi bỏ lại tất cả những ước mơ tươi đẹp cùng niềm hi vọng vô bờ bến của người thân chỉ vì phút nông nổi đáng tiếc trong tình yêu sinh viên.

Yêu để... chết

Đã gần 20 ngày xảy ra vụ án mạng nhưng trong tiềm thức người thân của nạn nhân và những người chứng kiến vụ án mạng đau lòng vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Chua đầy 5 ngày hai bạn trẻ, một là sinh viên một vừa tròn 20 tuổi, một đang ở tuổi 23 đã lần lượt rời bỏ cuộc đời này chỉ vì tình yêu "không vẹn câu thề". Dư luận không khỏi xót xa và trách tuổi trẻ nông nổi mù quáng, để lại hậu quả nặng nề. Cái chết thương tâm của nữ sinh viên trường ĐH Nông Nghiệp HN cũng cảnh báo trước thực trạng "chết vì yêu" ngày một gia tăng trong giới trẻ.

Khoảng 22h ngày 25/7, người dân của phố Đào Nguyên, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm đã tận mắt chứng kiến vụ án mạng thương tâm. Một đôi nam nữ đang tâm tình ở cột điện gần đường, và rồi cô gái bỗng ngã vật xuống máu chảy lênh láng. Khi mọi người chạy đến thì nam thanh niên kia hoảng sợ bỏ chạy, cô gái chết ngay tại hiện trường.

Nạn nhân được xác định là nữ sinh viên Nguyễn Thị Phương (SN 1989, ở Châu Can, Phú Xuyên), sinh viên trường Đại học Nông nghiệp, hiện đang thuê trọ ở tổ dân phố Đào Nguyên, thị trấn Trâu Quỳ. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Phương là do bị dao cắt đứt cổ họng dẫn tới mất máu, ngạt thở. Nghi can nhanh chóng được cơ quan chức năng xác định là Trần Minh Đức (SN 1986, quê ở thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị xuyên, Hà Giang), hiện tạm trú tại Cầu Giấy, Hà Nội, nhân viên thiết kế xây dựng Cty Thiết kế HD Group và cũng là người yêu của Phương.

Theo điều tra của cơ quan công an, đêm 25/8, Đức đến phòng trọ của Phương chơi. Trong quá trình nói chuyện giữa Đức và Phương đã xảy ra mâu thuẫn cãi nhau. Sau đó, Đức kéo phương ra ngoài phòng trọ đứng ôm nhau và sự việc đau lòng đã xảy ra. Chưa đầy ba ngày sau cái chết thương tâm của Phương, người ta phát hiện xác của Đức trên sông Hồng. Trong người Đức còn có lá thư tuyệt mệnh xin người thân tha thứ và tới gặp Phương bên kia thế giới.

Giống như Phương, cô sinh viên tên Phượng cũng bị thiệt mạng oan uổng bởi gã người yêu mất hết nhân tính. Dù vụ án đã xảy ra cách đây gần một năm, kẻ giết người đã bị bắt và đưa ra xét xử với một hình phạt thích đáng nhưng người ta vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ án tình sinh viên bị người yêu giết rồi bỏ xác vào va ly đem đốt ngay trong nội thành Hà Nội.

Chuyện tình của chàng trai Hàn Quốc và cô sinh viên khoa tiếng Hàn (Trường ĐHHN) ngỡ đẹp như chuyện tình trên phim. Kim Ki Jong vào Việt Nam cuối 2007 với mục đích du lịch và tìm kiếm việc làm. Sau đó Kim quen Phượng và thuê cô dạy thêm tiếng Việt. Tình yêu của họ nảy nở từ những buổi gia sư. Sau một thời gian yêu nhau mặn nồng, hai người nảy sinh mâu thuẫn.

Chiều 3/9/2008, Phượng đến nhà trọ của Kim. Sau khi "quan hệ" với nhau, Kim đã đẩy ngã Phượng rồi lao vào bóp cổ chết người yêu. Khi phát hiện Phượng chết, Kim đã cho xác cùng tư trang của người yêu vào va ly, bắt taxi đưa đến khu đất trống trên đường Hoàng Minh Giám tưới xăng đốt phi tang. Đầu năm 2009, Kim Ki Jong bị tòa án TPHN tuyên án tù chung thân.

Đây chỉ là hai trong số những vụ án tình sinh viên xảy ra trong thời gian gần đây. Nó như một tiếng chuông gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình yêu của giới trẻ trong thời hiện đại.

Giới trẻ yêu mù quáng

Những cái chết oan uổng, những vòng lao lý cho những chàng trai cô gái được ăn học đàng hoàng, tuổi đời còn rất trẻ hứa hẹn nhiều trong tương lai được người ta đem ra mổ xẻ và kết luận là do tuổi trẻ nông cạn, tình yêu mù quáng nông nổi. Xét ở một góc cạnh nào đó sự kết luận đó cũng có phần đúng.

Phải nói rằng tư tưởng sống vội, yêu thử, sống thử của giới trẻ đặc biệt là sinh viên hiện nay quá phổ biến. Số sinh viên yêu và chung sống với nhau như vợ chồng không phải là ít. Sau một thời gian sống thử, một bộ phận chia tay nhẹ nhàng đường ai nấy đi, nhưng cũng có không ít sinh viên vì quá sâu nặng trong chữ tình đã nghĩ quẩn tính liều khi tình yêu đổ vỡ.

Tâm lý sống cùng sống, chết cùng chết, hay không yêu được thì đạp đổ cho bằng được là một động lực khiến giới trẻ quyết tâm thực hiện âm mưu thù hận của mình, mà không hề nghĩ đến hậu quả để lại của nó nghiêm trọng đến mức nào.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng giới trẻ thời nay sống vội, sống gấp nên khong được trang bị kỹ năng sống. Vì vậy họ thiếu luôn cả bản lĩnh sống mỗi khi gặp khó khăn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều bạn trẻ tìm đến cái chết khi gặp thất bại trong tình yêu và công việc. Trường hợp trẻ tự vẫn hay bỏ nhà ra đi sau mỗi mùa thi đại học không phải là ít.

Trách nhiệm này không thể đổ lỗi cho gia đình đã không trang bị đầy đủ tâm lý cho con mình khi con bước vào đời. Ngay cả nhà trường, xã hội hình như cũng thiếu quan tâm đến lĩnh vực này, giới trẻ hầu như tự tìm, tự học, thiếu sự hướng dẫn, trang bị bài bản. Chính sự dò dẫm này đã góp phần tạo nên tâm lý dễ dàng dao động khi gặp khó khăn, thất bại nào đó.

Mặt khác, sự dễ dãi trong tình yêu của các bạn trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những thảm kịch đau lòng. Chỉ vì bắt cá hai tay mà một sinh viên nữ đã khiến hai chàng tình nhân của mình quyết một chết một sống để giữ tình yêu.

Kết quả một người vĩnh viễn ra đi, còn một người bỏ cả giấc mơ còn dang dở trên giảng đường địa học tiến thằng vào vòng lao lý tù tội. Các vụ đánh ghen vì tình xảy ra như cơm bữa tại những khi nhà trọ. Phải chăng đã đến lúc xã hội cần quan tâm đến việc phải trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho giới trẻ bằng nhiều con đường khác nhau.

Nhà trọ sinh viên: không quản lý chuyện yêu

Phải nói rằng công tác quản lý nhà trọ cho sinh viên hiện nay của chúng ta rất lỏng lẻo nếu không muốn nói là bỏ rơi.

Rất nhiều chủ trọ cho biết cơ quan chức năng chỉ kiểm tra trên giấy tờ về mặt tạm trú, còn sống như thế nào là chuyện của sinh viên và chủ nhà tự quản. Điều đáng nói là có nơi sinh viên thay vì đến công an khai báo tạm trú bà làm các thủ tục cần thiết thì họ lại nhờ chủ nhà trọ làm thay. Không ít nơi chủ nhà trọ có quan hệ tình thân với lực lượng chức năng thì công tác này chỉ nói miệng. Và thủ tục giấy tờ kia chỉ được chứng thực một lần khi nhà trường nơi sinh viên theo học đòi hỏi giấy khai báo tạm tru tạm vắng để theo dõi và quản lý sinh viên của mình.

Sự lỏng lẻo của pháp luật cùng với quan niệm "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" của các chủ nhà trọ đã vô tình tạo điều kiện cho sinh viên đến sống thử với nhau như vợ chồng. Nhiều nhà trọ nằm xa tách bạch với nhà chủ, công tác quản lý của chủ nhà chỉ đơn thuần là đếm đầu người để tính tiền thuê nhà. Họ không quan tâm nam nữ có ở cùng nhau hay không.

Vì thế chuyện các "cặp vợ chồng sinh viên" sống thoải mái tự do rất bình thường. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi để tệ nạn yêu không lành mạnh trong sinh viên bùng phát. Đó là chưa kể một số nhà trọ cũng như chính quyền sở tại biết rõ chuyện chung sống, quan hệ như vợ chồng của sinh nhưng làm ngơ vì "chúng tôi không quản lý chuyện yêu của sinh viên"

Theo Hạ Thi



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.