Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài

Ở các hàng quán Sài Gòn được trang bị rất nhiều sọt rác ở mỗi bàn ăn, thế nhưng cảnh vứt giấy, đồ ăn vẫn la liệt khắp sàn nhà. Chỉ việc bỏ rác vào sọt nhưng nhiều người vẫn thẳng tay ném xuống sàn.

Ở các hàng quán Sài Gòn được trang bị rất nhiều sọt rác ở mỗi bàn ăn, thế nhưng cảnh vứt giấy, đồ ăn vẫn la liệt khắp sàn nhà. Chỉ việc bỏ rác vào sọt nhưng nhiều người vẫn thẳng tay ném xuống sàn.

Dạo một vòng quanh các quán ăn trên địa bàn TP.HCM, có thể thấy đa số các quán ăn đều được trang bị sọt rác nhỏ đặt ngay bên dưới mỗi bàn ăn để giữ vệ sinh chung cho quán. 

Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa có thói quen bỏ rác vào nơi quy định, và rác vẫn la liệt khắp nơi, rác vây quanh những chiếc sọt rác.

Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài - Ảnh 1.

Tại các quán ăn, ở mỗi bàn đều được trang bị một chiếc sọt rác nhỏ để bỏ rác, thế nhưng ít ai nhớ đến chúng...

Những chiếc sọt rác bị lãng quên

Chúng tôi gọi đây là "những chiếc sọt rác bị lãng quên", bởi chúng hiện hữu ngay dưới chân mỗi thực khách, và người ta chẳng cần mất một tí sức nào để có thể bỏ rác vào đúng nơi quy định, thế nhưng rất ít người nhớ đến chúng.

Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài - Ảnh 2.

Sọt rác "bất hạnh" khi ở ngay bên cạnh nhưng người ta vẫn không đoái hoài đến.

Cô T.L chủ một tiệm phở trên đường Trần Trọng Cung (quận 7) tâm sự: "Thấy quán người ta để sọt rác dưới bàn ăn, mình cũng làm theo, mong là sẽ giúp quán sạch sẽ, vệ sinh hơn.

Ai dè khách không quen bỏ rác vào sọt, nên cuối buổi nhân viên quán lại phải thu gom rác như bình thường".

Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài - Ảnh 3.

Đồng quan điểm với cô T.L, anh C chủ quán cơm tấm trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) cũng chia sẻ: "Khách hàng là thượng đế, nên mình không thể nhắc nhở họ hay ép buộc họ phải bỏ rác vào đúng nơi quy định. Thôi thì chịu khó tí xíu để khỏi mất lòng khách".

Nhiều người không có thói quen tìm đến thùng rác mỗi khi có nhu cầu vứt rác. Tiện đâu thì họ vứt đó. Đứng trên vỉa hè người ta vứt xuống vỉa hè, ngồi trên xe người ta quăng qua ô cửa sổ. 

Lối suy nghĩ cứ vứt rồi sẽ có người dọn, dần dần ăn sâu khiến người ta ỷ lại và lơ là việc giữ gìn vệ sinh chung.

Khi được hỏi vì sao không bỏ rác vào đúng nơi quy định, thực khách cười hời hợt cho rằng rác trong sọt hay rác ngoài sàn nhà thì cuối cùng chúng cũng sẽ được chủ quán dọn sạch mà thôi.

Và thế là họ hồn nhiên ngồi lên những đống rác của nhau để thưởng thức những bữa ăn ngon lành, sạch sẽ.

Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài - Ảnh 4.

Các thực khách vẫn hồn nhiên ngồi trên những đống rác của nhau để thưởng thức đồ ăn.

Tập thay đổi từ những điều nhỏ nhất

Chiếc sọt rác trong các quán ăn không phải là thứ bị lãng quên duy nhất. Những chiếc thùng rác đặt tai trụ ATM cũng có cùng nỗi buồn khi người ta chẳng thèm nhớ đến chúng mỗi khi bỏ đi tờ hóa đơn.

Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài - Ảnh 5.

Những chiếc thùng rác ở trụ ATM cũng cùng hoàn cảnh.

Nhiều người ý thức được rằng xả rác là hủy hoại môi trường sống, nhưng đôi lúc vì lười tìm đến thùng rác, cũng tiện tay vứt rác trên đường. Và rồi lâu dần người ta quên luôn cả cái ý thức ban đầu.

Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài - Ảnh 6.

Vì lười tìm đến thùng rác, người ta nghĩ rằng một bịch rác của mình sẽ không ảnh hưởng gì đến môi trường chung. Và thế là một người làm chẳng nên non, ba người chụm lại nên bãi rác cao...

Người ta thắc mắc vì sao không có biện pháp nào phạt nặng, răn đe những người thiếu ý thức để tạo nên một lối sống văn minh. Thật ra pháp luật Việt Nam đã tồn tại những điều luật rất nghiêm khắc về vấn đề vệ sinh nơi công cộng.

Cụ thể nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng, tùy từng hành vi, mức độ vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Thế nhưng đến nay đến nay việc xử phạt này vẫn chưa thực sự triệt để.

Thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường là câu chuyện dài mà chúng ta nói đi nói lại cả ngàn lần rồi. 

Tuy nhiên, chỉ khi nào những hành động nhỏ được cải thiện thì mới có thể thay đổi được những điều lớn lao.

Sọt rác ở ngay dưới chân nhưng nhiều người vẫn vô tư ném rác ra ngoài - Ảnh 7.

Những thay đổi lớn được bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất đó là hãy để rác vào chiếc sọt ngay dưới chân bạn!

Theo Kênh 14



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.