Cuộc đua "nảy lửa" trên băng ghế huấn luyện

8 ngày nữa, cả thế giới hồi hộp hướng tới những trận cầu nóng bỏng trên đất Nam Phi (dù bên đó đang là mùa đông). 64 trận đấu, 64 cuộc chiến và cũng là 64 cuộc đối đầu của những nhà cầm quân đang được 32 quốc gia "chọn mặt gửi vàng".

8 ngày nữa, cả thế giớihồi hộp hướng tới những trận cầu nóng bỏng trên đất Nam Phi (dù bên đó đanglà mùa đông). 64 trận đấu, 64 cuộc chiến và cũng là 64 cuộc đối đầu củanhững nhà cầm quân đang được 32 quốc gia "chọn mặt gửi vàng".

Từ trên băng ghế huấn luyện,những cuộc đấu trí và lực chắc chắn cũng khốc liệt không kém so với nhữngcuộc thư hùng trên sân cỏ...

* HLV: Kiến trúc sư củanhững chiến thắng

Từ thuở sơ khai của bóng đá,khi môn thể thao này vẫn còn là tự phát, thành công đến với mỗi một độituyển hay CLB vẫn chỉ chủ yếu dựa vào tiềm lực và sức mạnh vốn có. Qua nhiềugiai đoạn phát triển, ngày nay bóng đá trở thành một môn khoa học mà mỗitrận đấu đều phụ thuộc vào khá nhiều vào tài thao lược của mỗi nhà cầm quân.Thông thường, kẻ yếu luôn lép vế so với kẻ mạnh nhưng nếu biết lượng đượcsức mình và có những sách lược đúng đắn, cơ hội để những chàng David quậtngã những Golliah khổng lồ không phải là không có.

Cuộc đua "nảy lửa" trên băng ghế huấn luyện

Cá tính của Diego Maradona liệu có đưa Argentina vô địch?

Chẳng thế mà tại Euro 1992,Đan Mạch với vai trò của của một kẻ đóng thế (thay Nam Tư) đã đăng quang mộtcách đầy ngoạn mục. Hy Lạp dù không được đánh giá cao tại Euro 2004 nhưng cứlầm lũi vượt qua Hà Lan ,rồi chủ nhà Bồ Đào Nha để đứng trên đỉnh cao củachâu Âu. Tại World Cup 2002, những câu chuyện tưởng như kì diệu vẫn xảy rakhi "tân binh" Senegal bất ngờ loại Pháp ngay ở vòng bảng hay "đàn em" HànQuốc (dù may mắn) đã bất ngờ đi tới tận bán kết.

Càng ngày, vai trò của cácHLV ngày càng được nâng tầm giá trị và đóng một vai trò quyết định đến sựthành bại của mỗi một đội bóng. Điều này có thể lý giải vì sao hàng năm cácCLB đều bỏ ra những khoản tiền khổng lồ (tới hàng chục triệu euro) để thuêmột nhà cầm quân về dẫn dắt cho đội bóng của mình. Các Liên đoàn bóng đá củamỗi một ĐTQG cũng không tiếc tiền để mời những HLV tài ba và trao niềm tin ởmỗi giải đấu quan trọng (ví dụ điển hình nhất là trường hợp của FabioCapello khi liên đoàn bóng đá Anh đã phải bỏ ra mỗi năm 8,8 triệu euro đểthuyết phục nhà cầm quân người Italia dẫn dắt ĐT Anh).

Khi đội bóng của mình thànhcông, HLV được tâng bốc và dành những lời ngợi khen, nhưng ngược lại với bấtcứ một thất bại, bên cạnh sự chỉ trích và mổ xẻ  đến với họ sẽ là nguy cơ bịsa thải bất cứ lúc nào. Trong một phát biểu gần đây nhất, chính huyền thoạibóng đá Anh, Kevin Keagan đã cảnh báo Capello về viễn cảnh bị mất việc nếunhư tuyển Anh thất bại ở World Cup 2010. Đây cũng sẽ là những lời cảnh báochung cho những Del Bosque (Tây Ban Nha), Queiroz (Bồ Đào Nha), Carlos Dunga(Brazil) hay Diego Maradona (Argentina) nếu trên đất Nam Phi sắp tới độituyển của họ thất bại.

* "Cuộc chiến" trên băngghế huấn luyện

Sự thành bại của các đội bóngcó vai trò quyết định của HLV, chính vì thế, tại World Cup lần này sẽ là"cuộc chiến" khá thú vị giữa các chiến lược gia hàng đầu của bóng đá thếgiới. Bóng đá hiện đại được phân định rạch ròi giữa hai trường phái tấn côngvà phòng ngự. Có những chiến thắng được xây đắp dựa trên nền tảng của lốichơi tấn công, song cũng có những thành công lại xuất phát từ chiến thuậtphòng ngự phản công.

Cuộc đua "nảy lửa" trên băng ghế huấn luyện

Huấn luyện viên Dunga của đội tuyển Brazil

Điểm mặt những "anh tài" ởVCK World Cup 2010 cũng có thể nhận thấy 32 nhà cầm quân đều nằm trong haitrường phái này. Điển hình như ở bóng đá tấn công, chúng ta thấy những đạidiện tiêu biểu như Marwijk (Hà Lan), Del Bosque (Tây Ban Nha), Queiroz (BồĐào Nha) hay Diego Maradona (Argentina)... Bên trường phái đối lập, Capello(Anh), Lippi (Italia), Otto (Hy Lạp) hay Loew (Đức), thậm chí cả Dunga(Brazil),.... lại là những HLV luôn đề cao tính ổn định và ưa thích sự chắcchắc. Vì thế, tại World Cup lần này, cuộc đối đầu giữa những nhà cầm quânthuộc hai trường phái này sẽ hứa hẹn hấp dẫn và kịch tính.

Ở một phương diện khác, trongsố 32 HLV dự World Cup 2010 luôn thể hiện rõ "cái tôi" trong những quyếtđịnh của mình. Với một người cá tính như Diego Maradona, ông sẵn sàng gạt bỏnhững nhà vô địch châu Âu (Zanetti, Cambiasso) để chọn những cầu thủ mà theoông cho là cần thiết với lối chơi của mình.

Tương tự, Dunga cũng thẳngthừng loại những Pato hay Ronaldinho chỉ vì những ngôi sao này không phù hợpvới chiến thuật của mình. Có không ít những cầu thủ tên tuổi đánh mất cơ hộidự World Cup vì những lý do như thế. Và để chứng minh cho những sự lựa chọncủa mình là đúng đắn, những chiến lược gia sẽ buộc phải làm tất cả để đưađội bóng của mình đến với những thành công.

Tài năng xen lẫn với cá tính,tuổi tác cộng hưởng cùng kinh nghiệm, cuộc chiến trên băng ghế huấn luyệntại World Cup 2010 chắc chắn sẽ có nhiều điều rất thú vị đáng để dõi theođường đi của trái bóng Jabulani ở đất Nam Phi những ngày sắp tới.

Theo Thể thao Văn hoá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.