Khi danh dự quốc gia “lăn như trái bóng”

Theo ông Calisto, chưahết nửa chặng đường VLeague 2009 lắm "sao" kêu mệt để né tuyển quốc gia trongkhi ở châu Âu các cầu thủ vẫn thi đấu cho ĐTQG sau khi đá khoảng 60 trận ở CLB.

Theo ông Calisto,chưa hết nửa chặng đường V-League 2009 lắm "sao" kêu mệt để né tuyển quốcgia trong khi ở châu Âu các cầu thủ vẫn thi đấu cho ĐTQG sau khi đá khoảng60 trận ở CLB. Còn người hâm mộ thì phát hiện ra rằng các “sao” Việt chỉ chờnhững giải vừa sức như SEA Games, hay AFF Cup mới nhào vô "hốt hụi".

"Nghi án" mất hộ chiếu củaQuả bóng vàng Dương Hồng Sơn một lần nữa làm dư luận dấy lên sự nghi hoặc,phẫn nộ về ý thức công dân của các cầu thủ bóng đá - những người lao độngvới trái bóng tròn.

Quả bóng vàng tì vết?

Có lẽ không có nền bóng đánào mà cầu thủ lại "phịa" ra đủ thứ lý do để từ chối khoác lên mình tấm áotuyển thủ quốc gia như Việt Nam. Thật nghịch lý bởi vì Đội tuyển Bóngđá Việt Namđang lên - chưa bao giờ lại có thể cạnh tranh vị thế đứng đầu khu vực vớiThái Lan một cách sòng phẳng như thời điểm này.

Cũng chưa bao giờ mà cáctuyển thủ bóng đá lại được cưng chiều, được "rót" nhiều tiền, được người hâmmộ quan tâm, các phương tiện truyền thông săn đón như thời điểm này. Ngôisao bóng đá yêu ai, mặc quần áo gì, đi xe gì... cũng được người hâm mộ dõitheo từng bước. Thậm chí người thân, bạn gái, em gái tuyển thủ cũng được"thơm lây": hết được phong cho là hotgirl, rồi thì người mẫu... đủ cả.

Các cầu thủ dù chỉ một lầnthôi được khoác lên mình chiếc áo tuyển thủ thì giá trị trên thị trườngchuyển nhượng cũng lên cao và đương nhiên các CLB muốn giữ quân thì cũngphải tăng chế độ lên vùn vụt.

Khi đã được khoác lên cáidanh "tuyển thủ quốc gia" thì có thể nói cầu thủ đã một bước "lên đời". Vậynhưng vẫn có nhiều người từ chối vinh dự và cơ hội này. Vụ việc Dương HồngSơn mất hộ chiếu khiến không ít người nghĩ: có phải chiếc áo đội tuyển đangmất giá?

Khi danh dự quốc gia “lăn như trái bóng”
"Mất hộ chiếu" có phải lý do để Dương Hồng Sơn né tuyển quốc gia?

Thủ môn Dương Hồng Sơn củaĐội tuyển Việt Namvì lý do "mất hộ chiếu" mà đã không thể cùng toàn đội sang Liban đá trậnlượt về với nước chủ nhà Liban tại vòng loại Asian Cup 2011. Theo thủ mônDương Hồng Sơn cho biết, trong lúc đi chơi cùng gia đình chiều tối ngày tấtniên (31/12/2009), anh đã bị mất toàn bộ hộ chiếu, giấy tờ xe, máy tính vànhiều giấy tờ quan trọng khác vì quên không đóng cửa kính xe ôtô.  Đứngtrước khả năng Hồng Sơn vì mất hộ chiếu mà không thể tham gia Đội tuyển, HLVCalisto đã lập tức gọi bổ sung thủ môn Bùi Quang Huy của Hải Phòng.

Sự việc có lẽ chỉ dừng lại ởchút tiếc nuối vì đội tuyển mất một thủ môn giỏi nếu như không có chuyện Sơnlại gọi điện cho ông Nguyễn Lân Trung - Phó chủ tịch (PCT) phụ trách truyềnthông của VFF. Theo như ông Trung thì Sơn bảo đã tìm thấy hộ chiếu và nhờông thu xếp cho để tiếp tục lên đường đi Liban. Tuy nhiên, do thời gian quágấp và đã có người thay thế nên Sơn không được lên đường cùng đồng đội. Dưluận bắt đầu đặt ra nghi ngờ về thực hư của vụ việc này khi ngay sau đóDương Hồng Sơn khẳng định rằng, anh chưa tìm thấy hộ chiếu như lời của "bốTrung". Hồng Sơn cho rằng, ông Trung nghe nhầm: anh chỉ nhờ "bố Trung" tìmcách khác để đưa anh đi Liban.

Trong vụ việc này, người hâmmộ có vẻ đang nghi ngờ tính trung thực trong lời nói của Dương Hồng Sơn.Nhiều người cho rằng Sơn đã "phịa" ra lý do mất hộ chiếu để trốn tránh việcđi Liban - nhất là khi Giáo sư Nguyễn Lân Trung khẳng định: ông không nghenhầm việc Hồng Sơn thông báo là đã tìm thấy hộ chiếu.

Khi chờ VFF "làm cho ra nhẽ"như tuyên bố, đương nhiên, trong trường hợp này, dư luận dễ tin ông NguyễnLân Trung hơn vì ông là một giáo sư, lại là PCT VFF -  trong khi Quả bóngvàng 2008 Dương Hồng Sơn lại là một cái tên đầy tì vết.

Dương Hồng Sơn được đồng độigọi với cái tên khá lạ: Sơn "miền núi". "Vết" đầu tiên mà thủ môn tài năngnày dính vào đó là trận bán kết Cúp quốc gia tai tiếng năm 2004. Trong trậnđấu giữa Sông Lam Nghệ An và Thể Công trên sân Vinh. Người hâm mộ xứ Nghệtưởng đội bóng quê hương đã có thể "xơi tái" đội khách với thực lực mạnh hơnnhiều. Tuy nhiên, trong một tình huống không lấy gì làm nguy hiểm, thủ mônDương Hồng Sơn đã lao ra đánh cùi chỏ vào cầu thủ đối phương và "ăn" thẻ đỏ,đội nhà bị thổi phạt penalty. Bàn thua trên chấm phạt đền đã đưa đến thấtbại của Sông Lam Nghệ An. Nhiều nguồn tin cho rằng: một số cầu thủ Sông LamNghệ An đã "đá gà đá vịt" cố tình thua để "đá văng" chiếc ghế HLV trưởng củaông Nguyễn Thành Vinh. Sau cú đánh cùi chỏ tai tiếng, Hồng Sơn bị đuổi xuốngtập cùng đội trẻ.

Chưa hết, sau đó 1 năm, HồngSơn lại cho đội nhà nếm trái đắng khi trong trận đấu với Đội Đồng Tháp, anhném thẳng bóng vào chân tiền đạo đối phương, "tạo điều kiện" cho đối thủ ghibàn.

Đến năm 2008, khi vừa giànhdanh hiệu Quả bóng vàng, Sơn lại quậy bằng cách uống rượu rồi "cõng rắn cắngà nhà" đưa cầu thủ Sỹ Mạnh của Đội Ninh Bình vào nơi đóng quân của Đội T&THà Nội để đánh "dằn mặt" hai đồng đội là Hồng Minh và Minh Đức. Rất may ngaysau vụ việc, Sơn đã kịp xin lỗi đồng đội và người hâm mộ, nếu không, có lẽanh đã bị tước danh hiệu Quả bóng vàng.

Cho đến thời điểm này, DươngHồng Sơn vẫn khăng khăng cho rằng mình vẫn mất hộ chiếu thì chắc chắn sẽphải có một cuộc đối chất để làm rõ trắng đen. Còn nếu Sơn thừa nhận đã cốtình tạo ra một "vở kịch" thì liệu lãnh đạo VFF có dũng cảm đưa thủ thànhnày ra xử nghiêm hay sẽ dùng biện pháp xoa dịu để vừa "được lòng bên ni màcũng không mất lòng bên nớ"? Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết: "Đánh kẻchạy đi chứ không ai đánh người chạy lại. Nếu Sơn thành khẩn khai báo mộtcách trung thực thì chúng tôi sẽ yêu cầu anh ấy làm kiểm điểm và rút kinhnghiệm".

Hạ hồi phân giải, dư luậnđang chờ đợi sự quyết liệt như tuyên bố của VFF. Chỉ xin được nhắc lại mộtđiều: đã có không ít trường hợp, các ngôi sao bóng đá "phịa" đủ lý do đểtrốn tránh nghĩa vụ với Đội tuyển Quốc gia (ĐTQG).

1001 "chiêu" trốn tuyển

Ông Calisto có lần từng nói:"Trong cuộc đời cầm quân của mình, tôi chỉ thấy là ở Việt Nam mới có chuyện cầu thủ xin rút lui khỏiđội tuyển với những lý do rất nực cười như để cưới vợ, thậm chí là cưới vợcho bố".

Tiền vệ cánh của ĐTQG và CLBKhánh Hòa Lê Tấn Tài đã từng gây "sốc" với cách quỳ xin HLV Tavares để khôngphải tiếp tục tập trung đội tuyển. Trong đợt tập trung vào năm 2004, trướcsự chứng kiến của Đội trưởng Lê Huỳnh Đức, Tấn Tài đã quỳ xin rời đội tuyểnvề quê lo chuyện gia đình. Ban đầu, mọi người nghĩ chắc Tấn Tài có gì đó hệtrọng nên mới phải làm cái cử chỉ "hạ mình" đến vậy. Thế nhưng, thay vì vềlại Nha Trang, dăm ngày sau, người hâm mộ "choáng" hơn khi thấy cầu thủ nàychạy rất hăng say trong Đội U21 Khánh Hòa đá giải U21 báo Thanh Niên tại GiaLai.

Năm 2007, cầu thủ Nguyễn HuyHoàng của Sông Lam Nghệ An đã từng từ chối ĐTQG sau thất bại tại AFF Cup.Sau khi nhận được lệnh triệu tập, cầu thủ này vẫn lên tập trung cùng độituyển nhưng đàng hoàng xin rút lui. Hoàng được HLV trưởng ĐTQG chấp nhận:không giữ một người đã hết khát khao cống hiến. Nhiều người cho rằng, hànhđộng của Hoàng là "người lớn" và chấp nhận được: thà cứ nói thẳng ra còn hơnlà kiểu "bằng mặt không bằng lòng", khoác tấm áo đội tuyển nhưng trong lòngchẳng còn nhiệt huyết.

Sự việc của thủ môn Thế Anhnăm 2008 mới thực sự khiến HLV Calisto nổi giận về sự nghiệp dư "không thểtưởng được" của các ngôi sao bóng đá Việt Nam. Thủ môn này xin rời đội tuyểnvì lý do "con ốm". Sau đó thủ môn con cưng của HLV Calisto khi còn ở ĐộiGạch Đồng Tâm Long An là Phan Văn Santos cũng gây ra sự khó chịu khi anh từchối khoác áo đội tuyển.  Lý do anh này đưa ra cũng tương đối "cũ mèm": vợcủa Santos sắp sinh mà sức khỏe không tốt nênanh muốn ở bên cạnh để chăm sóc vì ở Việt Nam, hai vợ chồng không có người thân.

Nhưng ai cũng hiểu, nguyênnhân sâu xa là vì Santos muốn tránh những tácđộng về tâm lý sau trận đấu tồi tệ với Turkmenistan. Lý do này, ở một khía cạnhnào đó cũng tạm thời chấp nhận được.

Tuy nhiên, sự việc trò cưng Santosxin rời tuyển như một giọt nước tràn ly khiến HLV Calisto phải tuyên bố:"Chừng nào tôi còn làm HLV trưởng, những cầu thủ này đừng mong được gọi vàoĐTQG".

Ý thức của "công dân sâncỏ"

Trước trận Đội tuyển Việt Namgặp đội bóng mạnh nhất Hy Lạp - Olympiakos, người hâm mộ đang chứng kiến mộtđiều lạ: những cầu thủ nhập quốc tịch như Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max...háo hức, tự hào vì khoác lên mình màu cờ sắc áo Việt Nam bao nhiêu thì các"sao" là người Việt "chính hiệu" lại tìm cách từ chối cơ hội làm nhiệm vụquốc gia bấy nhiêu. Không lẽ chiếc áo đội tuyển lại "mất giá" đến vậy?

Tháng 5/2009, trong đợt tậptrung các cầu thủ cho trận giao hữu với Olympiakos. Một loạt các tuyển thủnhư Minh Phương, Công Vinh... đã xin miễn tập trung vì mệt mỏi, về thực chấtlà họ muốn dành sức để phục vụ cho CLB - nơi trả lương cho mình.

Chuyện các cầu thủ "chối" lêntuyển, trên các diễn đàn đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận, người hâm mộ bóngđá Việt Namthậm chí còn so sánh với thái độ phục vụ chuyên nghiệp của các cầu thủ ở cácnền bóng đá phát triển. Nhiều người kể rằng nếu cứ thái độ phục vụ của cầuthủ nghiệp dư thế này, còn lâu bóng đá Việt Nam mới đi lên chuyên nghiệp được.

Trong các cuộc tranh luận,nhiều người hâm mộ cũng đưa ra những phát hiện "giật mình": Trận đấu giaohữu này tiền thưởng hơi... ít nên các tuyển thủ ngại tham gia? Những trậnđấu  không có nhiều "màu", nhất là với các đối thủ trên cơ, y như rằng sẽ có"sao" chê, chờ những giải vừa sức như SEA Games, hay AFF Cup mới nhào vô"hốt hụi". Mỗi trận thắng tại các giải này có thể nhận thưởng hàng trămtriệu đồng, thậm chí là tiền tỉ. Chúng ta hy vọng, không cầu thủ nào lại dámtoan tính với màu cờ sắc áo ĐTQG như thế!

HLV Calisto đã phải ngao ngánkhi hết cầu thủ này đến cầu thủ nọ từ chối tập trung vì mệt mỏi: "Nếu cầuthủ ở đâu cũng như Việt Nam thì lấy đâu ra ĐTQG mà thi đấu nữa".

Theo như tính toán của ôngCalisto: Theo lịch thi đấu V-League 2009 thì các cầu thủ sẽ đá 26 trận, chưahết một nửa đã lắm "sao" kêu ca mệt mỏi, quá tải. Trong khi ở châu Âu cáccầu thủ vẫn thi đấu cho ĐTQG sau khi đá khoảng 60 trận ở CLB.

Ở nhiều quốc gia, đặc biệt làở những nền bóng đá tiên tiến như Anh - Tây Ban Nha, Italia... được gọi vàoĐTQG là một niềm vinh hạnh và hầu như ít có cầu thủ nào bỏ lỡ cơ hội nângcao thương hiệu bản thân. Xét về lịch thi đấu, hiệu suất cũng như quãngđường di chuyển các địa điểm thi đấu, các cầu thủ Việt Nam còn lâu mới vất vả bằng các cầu thủbóng đá ở châu Âu. Vậy nên những trận đấu của Anh, Bồ Đào Nha, Argentina...luôn có những Rooney, Ronaldo hay Messi, và vì thế người hâm mộ mới đượcchứng kiến những trận đấu đỉnh cao nhất.

Các cầu thủ Việt Nam có lẽ nên học tập niềm tự hào củaSamuel Eto’o - một cầu thủ châu Phi -  tiền đạo hàng đầu thế giới thời điểmnày. Dù cho Đội Cameroonkhông phải là một trong những đội bóng mạnh hàng đầu thế giới để xứng vớitầm vóc của anh nhưng Eto’o sẵn sàng bỏ cả 1/3 các trận đấu ở Giải vô địchbóng đá Tây Ban Nha cùng CLB lừng danh Barcelona để khoác áo đội tuyển nước mình.

HLV Calisto đã từng nói: "Nhờnhững đồng tiền kiếm được từ bóng đá mà các cầu thủ mới có được ngày hômnay. Vậy nên hành động rời đội tuyển chẳng khác gì một sự bội bạc với nghềnghiệp. Đấy cũng là hành động đi ngược lại truyền thống hết mình với nghĩavụ quốc gia mà dân tộc Việt Nam xây dựng nên".

Nghi án mất hộ chiếu của Quảbóng vàng Dương Hồng Sơn một lần nữa làm dư luận không khỏi băn khoăn vì ýthức, danh dự công dân của những công dân lao động với trái bóng tròn.

Quy định của VFF về lệnhtập trung

Các tập thể, tổ chức, cá nhânnếu không chấp hành lệnh triệu tập vào ĐTQG dưới mọi cấp độ và lứa tuổi hoặctrong thời gian tập trung đội tuyển bị kỷ luật trả về thì bị kỷ luật nhưsau:

- Đối với giải giao hữu quốctế: Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng và bị cấm tham gia các giải do VFFtổ chức trong thời hạn từ 3 đến 9 tháng.

- Đối với giải thi đấu quốctế chính thức: Bị phạt tiền tối thiểu 20.000.000 đồng và bị cấm tham gia cácgiải do VFF tổ chức trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm (mục 8, điều 70, khoảnb quy định kỷ luật LĐBĐ VN)

Theo HoàngThắng
Khi danh dự quốc gia “lăn như trái bóng”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.