Những quyết định có một không hai của bóng đá Việt

Khái niệm chuyên nghiệp dường như không tồn tại ở bóng đá Việt Nam mà cụ thể là V.League bởi cách làm không giống ai theo kiểu nay thế này ngày mai lại thế khác. Và trước khi V.League 2012 khai màn sự thiếu chuyên nghiệp của giải bóng đá có trên 10 năm được gọi là chuyên nghiệp lại bộc lộ.

Khái niệm chuyên nghiệp dường như không tồn tại ở bóng đá Việt Nam mà cụ thể là V.League bởi cách làm không giống ai theo kiểu nay thế này ngày mai lại thế khác. Và trước khi V.League 2012 khai màn sự thiếu chuyên nghiệp của giải bóng đá có trên 10 năm được gọi là chuyên nghiệp lại bộc lộ.

Trước nay ghế HLV trưởng ĐTQG luôn là nơi những HLV ngoại được nhắm đến như một lẽ bất di bất dịch. Thế nhưng sau thành tích tệ hại trên đất Malaysia cách đây 1 năm của đội bóng do HLV Falko Goetz tại SEA Games, VFF bắt đầu chán những ông thầy “tây”, vốn phải chi trả một khoản lương khủng để quay sang dùng HLV nội.

Những người đứng đầu VFF từng mừng ra mặt khi ĐTVN được giao cho HLV Phan Thanh Hùng và kỳ vọng món hàng “ngon bổ rẻ” này sẽ giúp bóng đá Việt khởi sắc ở AFF Cup 2012. Dù vậy, ý tưởng đó đã bay biến sau thất bại tại giải đấu trên đất Thái Lan vừa qua. HLV Phan Thanh Hùng không được bảo vệ, đành phải từ chức.
Bóng đá Việt đang tồn tại quá nhiều vấn đề
Và giờ VFF lại quay trở lại với phương án dùng thầy ngoại và đang ra sức tìm kiếm những ứng viên. Câu hỏi được đặt ra lúc này là không hiểu nếu HLV người nước ngoài sắp tới vẫn không đáp ứng được mục tiêu mà cơ quan quyền lực nhất của bóng đá Việt đề ra, VFF có lại quay về dùng HLV bản địa thêm một lần nữa không. Xin nói luôn với kiểu thay đổi xoành xoạch đã có từ trước đến nay không ai nói trước được điều gì cả.

Một vấn đề nóng nữa là việc những nhà tổ chức V.League đang tính cho đội U22 Việt Nam tham dự V.League 2012 như một giải pháp cùng lúc tháo gỡ hai vấn đề: cho đủ số lượng đội bóng tham dự giải trong bối cảnh nhiều CLB xin rút lui; rèn quân cho SEA Games diễn ra sau đây 1 năm.
 
Cần biết rằng đây là cách mà Malaysia và Singapore đã từng làm. Tuy nhiên chẳng đâu lại áp dụng thể thức không có đội xuống hạng ở giải vô địch quốc gia như VFF định áp dụng cho VLeague ở mùa giải sắp tới. Người ta nói đùa với nhau rằng vì thắng thì tốt nhưng thua cũng chẳng sao thế thì đá hết sức làm gì. Cũng có người hài hước rằng nếu đội nào thua, hoặc xếp cuối bảng khi kết thúc giải sẽ bị… “búng tai” coi như hình phạt thay cho xuống hạng.

Một lần nữa, thấy bóng đá ta chẳng có một lộ trình gì rõ ràng, mang tính bền vững. Trước đó những người tổ chức V.League từng tuyên bố mùa giải 2013 sẽ học theo mô hình giải vô địch quốc gia Nhật Bản (J.league). Tuy nhiên ngay sau đó lại quay ngoắt 180 độ: V-League 2013 sẽ học tập Malaysia và Singapore. Thậm chí nhiều người còn ví von chát chúa rằng  bóng đá Lào đã tiến bộ rất nhiều mà chưa chắc Việt Nam đã thắng được bởi thế có khi VFF cũng nên học theo cả bóng đá xứ sở triệu voi nữa.

Kể từ ngay tuyên bố làm bóng đá chuyên nghiệp cách đây hơn 10 năm, giải bóng đá số 1 Việt Nam xem ra chẳng có gì chuyển biến về chất lượng, thậm chí ngay cả hướng đi cũng còn không rõ ràng thì cái mục tiêu có mặt ở World Cup 2018 hay V.League là giải đấu số 1 ĐNA chỉ là chuyện ảo mộng hão huyền.

Không phủ nhận chuyện bóng đá Việt đã và chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế khiến V.Legue từng đứng trước nguy cơ không thể diễn ra như dự kiến.

Tuy nhiên nếu xét ra chẳng phải chỉ riêng chúng ta mới gặp khó khi kinh tế khó khăn. Nên nhớ nhiều đội bóng ở giải La Liga (Tây Ban Nha) đứng trước nguy cơ tan giã vì vỡ nợ vì cuộc khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng nhiều năm qua đội tuyển nước này vẫn liên tiếp vô địch châu Âu và thế giới.

Tất nhiên sẽ là khập khiễng khi so sánh TBN với Việt Nam. Nhưng thử nhìn lại xem, dù giá trị cầu thủ Việt tăng cao chóng mặt, đổ những khoản tiền tỷ để đầu tư cho bóng đá thành tích của đội tuyển Việt Nam ra sao?. Cần biết kể từ khi AFF Cup ra đời thành tích ở giải đấu năm 2012 vừa qua là kém cỏi nhất, với không trận thắng. Điều chưa có tiền lệ từ trước đến nay.
Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.