Ông bầu bỏ cuộc, bóng đá Việt tan hoang trong khủng hoảng

Cuộc tháo chạy của các ông bầu, đã diễn ra nhanh hơn là nhiều người tưởng, dù công bằng mà nói, có những ông bầu đã phải rút lui một cách bất đắc dĩ. Hầu hết những ông bầu làm bóng đá theo kiểu ăn xổi, đã phải nhận hậu quả nặng nề, song cách làm của họ, còn tác động trực tiếp đến cơn khủng hoảng của bóng đá Việt Nam, cụ thể gần chục CLB mất tên, hàng trăm cầu thủ phải ra đường…

Cuộc tháo chạy của các ông bầu, đã diễn ra nhanh hơn là nhiều người tưởng, dù công bằng mà nói, có những ông bầu đã phải rút lui một cách bất đắc dĩ. Hầu hết những ông bầu làm bóng đá theo kiểu ăn xổi, đã phải nhận hậu quả nặng nề, song cách làm của họ, còn tác động trực tiếp đến cơn khủng hoảng của bóng đá Việt Nam, cụ thể gần chục CLB mất tên, hàng trăm cầu thủ phải ra đường…
 
2 năm, gần chục ông bầu bỏ cuộc

Nếu như các ông bầu rầm rộ đầu tư vào bóng đá như nào, thì lúc họ bỏ cuộc, cũng nhanh như thế.

Thực tế thì trong số gần chục ông bầu bỏ cuộc, vẫn có những người còn nhiều tâm huyết với bóng đá. Chẳng hạn như bầu Long và bầu Tuấn của Hoà Phát Hà Nội, bỏ cuộc là vì quá chán nản với cách điều hành của VFF. Việc Hoà Phát Hà Nội bị trọng tài xử ép một cách quá đáng trên sân Lạch Tray cuối mùa giải 2011, như là một giọt nước tràn ly khiến 2 ông bầu này từ bỏ bóng đá.

Đến bây giờ, không ít những quan chức VFF và cả giới bầu, đều thừa nhận bầu Long và bầu Tuấn là một trong những người làm bóng đá nghiêm túc nhất, nên việc các ông bầu này bỏ cuộc cũng đáng tiếc nhất.

Bầu Kiên phải chia tay với bóng đá vì bất đắc dĩ. Ảnh: SN

Sau bầu Long, bầu Tuấn, không ai nghĩ “phong trào” bỏ cuộc của các ông bầu lại diễn ra với tần suất lớn như năm nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà một vài ông ông đã phải đoạn tuyệt với bóng đá, dù họ vẫn có tâm huyết.

Bầu Kiên nếu không bị bắt, chắc chắn sẽ theo bóng đá tới cùng. Cũng như hai người bạn bên Hoà Phát, bầu Kiên làm bóng đá một cách bài bản, kỷ luật, không vung tiền làm theo kiểu chộp giật như các ông bầu khác. Tuy nhiên, việc bầu Kiên bất ngờ rơi vào vòng lao lý, đã khiến cả cơi ngơi mà ông bầu này tạo dựng suốt 10 năm qua, trở thành bỏ đi. Hai CLB Hà Nội và trẻ Hà Nội giải thể, còn các đội trẻ cũng khó tồn tại lâu vì không có đủ kinh phí.

Người hàng xóm của bầu Kiên là bầu Hiển, cũng phải tuyên bố rút sạch vốn khỏi bóng đá, để đỡ bị “soi” là 1 ông chủ 2 đội bóng. Sự rút lui của bầu Hiển, khiến bóng đá Việt Nam chắc chắn mất đi nhiều điều thú vị, đặc biệt là những khoản thưởng nóng dưới sân mang phong cách bầu Hiển.

Dẫu sao sự rút lui của những ông bầu trên đây, đều là vì bất đắc dĩ và họ nhận được sự thông cảm cũng như ghi nhận. Tuy nhiên với những sự rút lui của phần còn lại, đã mang đến sự rắc rối và mất niềm tin vào các ông bầu của người hâm mộ.

Bầu Thọ bán rẻ đội bóng với 21 tỷ đồng để bỏ của chạy người, bầu Trường nhường ghế Chủ tịch để trở thành nhà tài trợ, bầu Thụy chuyển giao cho em trai, bầu Lê Tiến Anh bán cả đội bóng có truyền thống như Khánh Hòa cho Hải Phòng...

Những ông bầu thích làm bóng đá theo kiểu ngẫu hứng hay “nhảy sóng”, đều đã không trụ lại được và họ trực tiếp khiến cuộc khủng hoảng với bóng đá Việt Nam thêm trầm trọng.

Hàng trăm cầu thủ thất nghiệp, giải đấu có nguy cơ bị vỡ

Hàng trăm cầu thủ rơi vào cảnh thất nghiệp. Ảnh: SN

Sự rút lui của các ông bầu đã khiến 2 giải đấu V.League và hạng Nhất từ 28 đội, xuống còn 20 đội. 8 đội bóng mất tên trên bản đồ bóng đá Việt Nam, nhưng hơn 200 cầu thủ thì vẫn còn đấy. Ít ai ngờ một chân sút có thương hiệu và đẳng cấp như Công Vinh cũng phải thất nghiệp. Hàng chục ngôi sao khác, có cả những cầu thủ gắn mác tuyển như Quang Hải, Như Thành, Văn Quyến, Quốc Vượng, Việt Cường...đều đối mặt với nguy cơ phải ngồi chơi xơi nước.

Không được chơi bóng, cầu thủ kiếm đủ thứ nghề để sống. Từ những người có thu nhập hàng chục triệu/tháng, giờ thậm chí còn có cầu thủ phải đi bán bánh cuốn, bán cafe...để có tiền trang trải cuộc sống.

Đáng buồn là đứng trước thực trạng này, VFF và VPF gần như chỉ biết đứng nhìn. Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp chưa được thành lập, đồng nghĩa với việc quyền lợi của hàng trăm cầu thủ không được đảm bảo.

Chính VFF và VPF, đã không làm chặt khâu chuyển nhượng, quy định lương, thưởng...để rồi tình hình mất kiểm soát như hiện nay.

VPF đã phải lùi mùa giải tới hơn 2 tháng, nhưng chẳng ai đảm bảo khi giải đấu diễn ra, sẽ không có đội giải thể. Chẳng biết khi đó, BTC giải sẽ xử lý như thế nào.

Vẫn biết, cuộc khủng hoảng sẽ giúp bóng đá Việt Nam trở về giá trị thực của mình. Thế nhưng vẫn có những đội bóng, những cầu thủ phải nhận kết cục bi đát. Liệu sau cuộc khủng hoảng này, bóng đá Việt Nam có cảnh tỉnh, có xem đó là một bài học xương máu? Điều đó thì chỉ có thời gian mới trả lời được.
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.