Thư Nam Phi: Internet & Bóng đá

Ở Nam Phi không có khái niệm “buôn” hay “nấu cháo” điệnthoại. Và tuyệt nhiên không có những quán cafe internet ởPretoria hay Johannesburg mà ở đó thanh thiếu niên dán mắtvào những trò chơi trực tuyến.

Chàng thanh niên da trắng lái chiếc xe 4 chỗ hơi cũ hạ kínhxuống, cho người lao động da màu đang đào một cái hố trênvỉa hè một hộp khoai tây chiên đang ăn dở. Không thể tả hếtđược niềm hạnh phúc của người lao động chừng 25 tuổi ấy.Chúng tôi đã không kịp ghi lại hình ảnh xảy ra rất nhanh ấykhi cũng đang trên xe tới sân Loftus nằm gần trung tâmPretoria.

#

Đó là sự khác biệt giàu nghèo, chứ không phải phân biệtchủng tộc ở Nam Phi. Cũng không phải chỉ có người da trắngmới giàu, hay người da đen mới nghèo. Đâu đó vẫn có người datrắng ăn xin ở các ngã tư, gõ cửa xe và xòe bàn tay với bấtcứ ai họ gặp.

Cuộc sống ở Nam Phi đắt đỏ. Người lao động phải vật lộn.Có những thứ mà người nghèo không thể với tới. Điện thoại diđộng đắt như thời ở Việt Nam 15 năm về trước. Với một cáithẻ trả trước khoảng 500 ngàn đồng, bạn chỉ có thể gọi vềViệt Nam chừng hơn chục phút.

Internet cũng siêu đắt. Nếubạn trả 200 USD (khoảng 3,8 triệu) cho một tháng thuê bao,thì chất lượng của nó chỉ đủ để đọc tin tức, xem thời tiết.Có loại tốt hơn và tốc độ nhanh hơn (nhưng không thể bằngViệt Nam), giá của nó không tưởng: 150 USD cho mỗi 5gigabytes. Chúng tôi đã đốt hết 1 cái thẻ như thế chỉ trongvòng hơn 3 ngày chỉ với truyền hình ảnh và tin bài, trongkhi World Cup là 1 tháng.

Thư Nam Phi: Internet & Bóng đá

Ở Nam phi có rất nhiều sân bóng

Nhưng cái gì cũng có 2 mặt. Sự đắt đỏ ấy khiến Chính phủvà xã hội Nam Phi không phải đối diện với những vấn đề màchúng ta hiện chưa thể giải quyết.

Ở Nam Phi không có khái niệm “buôn” hay “nấu cháo” điệnthoại. Và tuyệt nhiên không có những quán cafe internet ởPretoria hay Johannesburg mà ở đó thanh thiếu niên dán mắtvào những trò chơi trực tuyến. Đó có thể là văn hóa, là thóiquen và sự khác biệt với Việt Nam. Nhưng chắc chắn là khôngai đốt tiền cho những thứ như thế.

Mới đây hơn chục cầu thủ trẻ Việt Nam sang Nam Phi thamdự Trại bóng đá quốc tế đã không che giấu được sự ngưỡng mộkhi thấy một hệ thống sân bãi chơi thể thao của một trườngđại học ở Pretoria. Sân của trường còn đẹp và chất lượng hơncả mặt cỏ và mặt sân Mỹ Đình. Và có khoảng 4 sân như thế ởtrong ngôi trường này.  

Có cảm giác, ở Pretoria, cứ ra ngoài đường là có thể thấysân bóng đá. Không phải là sân 7, mà là sân 11. Trên conđường gần trung tâm thành phố, khá tấp nập, cũng có một sânbóng như thế. Một sự liên tưởng lập tức đến: nếu là ViệtNam, sân bóng đó sẽ trở thành một tòa nhà nào đó. Và các sânbóng còn lại cũng sẽ biến mất, giống như sân bóng trường Đạihọc KH XH & NV đã biến mất cách nay chục năm.  

Trẻ em không có internet để tiêu khiển, không có chuyệnbỏ ra vài ngàn đồng là download được một bộ phim khiêu dâmhay chơi game. Nhưng trẻ em ở đây nếu muốn chơi bóng, chúngcó thừa sân để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Tình trạng chỉkhó khăn hơn ở các khu ổ chuột, khi trẻ em ở đó vẫn phảichơi bóng trên đường phố (nhưng không bao giờ bị giao thôngđe dọa).

Đó là sự khác biệt, và không cần hỏi, chúng ta cũng hiểuđâu là sự lựa chọn tốt hơn, giữa chơi bóng miễn phí trên cácsân cỏ xanh mướt và internet rẻ nhưng không được dùng đúngmục đích mà lại khiến đạo đức suy thoái.

Theo Phạm Tấn
Thể thao & Văn hóa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.