Báo cáo kinh tế VN 2013: "Quên" khoản nợ 1.334.000 tỷ đồng

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã công bố bản báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2013.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã công bố bản báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2013.

Đây là năm thứ 5 liên tiếp (từ 2009), nhóm chuyên gia nghiên cứu thuộc VEPR công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam. Chủ đề báo cáo năm nay là “Trên đường gập ghềnh tới tương lai”, phản ánh dự cảm lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Việt Nam khó đạt được sự phục hồi suôn sẻ và bền vững trong những năm tới nếu không có những cam kết mạnh mẽ, thực thi quyết liệt về chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Nợ của các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề nóng của nền kinh tế (ảnh: Đóng tàu tại doanh nghiệp thuộc Vinashin).

Bản báo cáo năm nay, ngoài 2 chương nhận định và đánh giá về tình hình thế giới và Việt Nam trong năm 2012, đã dành phần lớn dung lượng để phân tích về những vấn đề chuyên sâu như đặc điểm của lạm phát ở Việt Nam hậu gia nhập WTO, vấn đề giải quyết nợ xấu trong các ngân hàng thương mại và đề cập đến vấn đề nguy cơ công nghiệp hóa trước sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc…

Nhóm tác giả đã đưa ra 2 kịch bản về viễn cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2013 với tăng trưởng chỉ tương tự như năm 2012 và diễn biến kinh tế vẫn tiếp tục đi ngang trong thế chờ đợi những điều chỉnh thực sự trong cấu trúc kinh tế.

Cụ thể, kịch bản thấp dự báo mức tăng trưởng đạt khoảng 5,04%, trong khi kịch bản cao hơn cũng chỉ đạt mức là 5,35% (tất cả đều tính theo phương pháp tính GDP mới, theo giá cố định năm 2010). Lạm phát của cả năm 2013 được dự báo đạt mức tương đối ổn định, trong vùng dự kiến từ 4,95% đến 6,64%.

Đánh giá về bản báo cáo, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng chưa đề cập vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế Việt Nam, đó là khoản nợ lên đến 1.334.000?tỷ đồng của các doanh nghiệp nhà nước. Với kịch bản về dự báo lạc quan, ông Doanh không ủng hộ bởi “cục nợ” của doanh nghiệp nhà nước vẫn là một hòn đá tảng ngáng đường và việc giải quyết là không dễ dàng.

Ông Võ Trí Thành - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, dự báo trên là “quá an toàn”. “Tác động vĩ mô không chỉ dựa vào bên cầu mà cả bên cung và các câu chuyện xóa đói, giảm nghèo không chỉ là ngân sách mà cả là tín dụng” - ông Thành nói.
Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.