“Bộ trưởng không chi nhưng vẫn phải giải trình”

Vốn là người khá kiệm lời và điềm tĩnh, song Bộtrưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã không nén được những “than thở” khi báo cáoquyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008.

Vốn là người khá kiệm lời vàđiềm tĩnh, song Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã không nén được những “thanthở” khi báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008.

Cùng trình Ủy ban Thường vụ Quốchội sáng 14/4, bên cạnh báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008 của Chínhphủ là bản báo cáo dài 30 trang về kết quả kiểm toán và 11 trang báo cáo thẩmtra sơ bộ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

Và, tâm tư của vị “tư lệnh” ngành tài chính lại bắt nguồn từ bản báo cáo cuốicùng.

Mặc dù, số liệu mà cơ quan thẩm tra đề nghị Quốc hội phê chuẩn hoàn toàn khớpvới đề nghị của Chính phủ: tổng thu cân đối 548.529 tỷ đồng; tổng chi 590.714 tỷđồng; bội chi 67.677 tỷ đồng, bằng 4,58% GDP.

Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cũng khẳng định: “Số liệu tại bản báo cáocủa Chính phủ hoàn toàn có thể tin cậy được”.

Tuy nhiên, “một số vấn đề nổi lên khi xem xét quyết toán” được nhấn mạnh tại báothẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, theo đó: chất lượng xây dựng dự toánchưa cao; nhiều khoản thu chi chưa sát với thực tế làm cho công tác điều hànhgặp khó khăn. “Đây là tồn tại được Quốc hội nêu ra trong nhiều năm, nhưng chậmđược khắc phục”.

Một số con số được lấy làm dẫn chứng: chi ngân sách Trung ương tăng 13,5%; chingân sách địa phương tăng 13,8%; Đà Nẵng chi tăng 124%, Tp.HCM tăng 61,2% so vớidự toán Trung ương giao…

Cũng theo ủy ban này, số chi chuyển nguồn sang năm sau và số kết dư ngân sáchđịa phương có xu hướng tăng cao, trong khi ngân sách Trung ương bội chi ngày mộtlớn gây ảnh hưởng chung đến hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước. Tình trạng nàykéo dài trong nhiều năm “là một dạng của lãng phí, làm giảm hiệu lực và hiệu quảquản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, cần được xem xét và có biện pháp khắc phục”,báo cáo viết.

“Bộ trưởng không chi nhưng vẫn phải giải trình”

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh (Ảnh: Minh Điền)

Nhấn mạnh trách nhiệm của Quốc hội trước nhândân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuậncho rằng, ý nghĩa lớn nhất khi xem xét quyếttoán là rút kinh nghiệm từ những hạn chế của năm2008 ra sao để các năm sau làm tốt hơn.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng nêumột thực tế là nhiều khi đại biểu “bấm nút rồivẫn lăn tăn” trước những con số chi tiêu “lằngnhằng”. Vì, trên thực tế thì không phải khoảnchi nào cũng “ngon lành đẹp đẽ” cả, trong khichưa thể kiểm toán được hoàn toàn.

Không nhiều ý kiến thảo luận, nên Bộ trưởng Ninhcó thêm thời gian “giãi bày”.

Theo Bộ trưởng, một số nội dung tại báo cáo thẩmtra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách “về hiệntượng là đúng nhưng nếu khái quát lên thành vấnđề thì nên phân tích kỹ hơn, chứ nếu không thìchỉ thấy sai phạm nhiều quá”. Ví dụ, số chichuyển nguồn sang năm sau lớn là đúng, nhưngviệc này luật cho phép, vậy thì không biết nênnhìn nhận là ưu điểm hay nhược điểm.

“Nhận định như báo cáo thì hình như sai hết, dễlàm cho dư luận nghĩ là điều hành lộn xộn”, Bộtrưởng nói.

Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết“anh em địa phương tâm tư lắm” khi cơ quan thẩmtra đưa ra nhận định: “Khi lập dự toán một sốchỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước còn ở mức thấpchưa phản ánh hết khả năng thu. Nguyên nhânkhông chỉ dễ đạt dự toán, mà còn nhằm để tăng sốbổ sung cân đối cho ngân sách địa phương. Bởi,“nói thế là hoàn toàn không đúng”.

Riêng chuyện dự báo không chính xác về giá dầuthì Bộ trưởng “nhận khuyết điểm ngay” vì “cả thếgiới dự báo sai chứ có phải mình mình dự báo saiđâu”.

“Ngân sách của chúng ta không giống ai cả, chỉcòn duy nhất Việt Nam là ngân sách lồng ghép,cộng cả địa phương vào quyết toán, thế nên chi ởtận xã mà cứ bắt Bộ trưởng Bộ Tài chính giảitrình”,  Bộ trưởng nói.

Ông cũng cho biết là đã có văn bản yêu cầu cácđịa phương gửi kèm giải trình lên bộ để gửi kèmvới báo cáo quyết toán khi Quốc hội xem xétnhưng họ không làm. “Hiệu lực của Bộ trưởng BộTài chính kém lắm, nên mình không chi nhưng cứphải giải trình”.

Kỷ luật tài chính, một trong những nguyên nhânlàm nên nỗi niềm của vị “tư lệnh” ngành tàichính hôm nay cũng đã từng là vấn đề được mổ xẻtại nhiều phiên họp, qua nhiều kỳ họp của Quốchội. Nhiều vị đại biểu đã lên tiếng đề nghị“Quốc hội phải quản ngân sách thật chặt”, tránhđiều hành theo kiểu phong trào, đảm bảo đúng quytrình và công khai, minh bạch.

Kết thúc phiên họp sáng nay, Phó chủ tịch Quốchội Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm, mục tiêu lớnnhất khi xem xét báo cáo quyết toán không phảinhằm phê phán mà nhằm quản lý tốt hơn tiền vàtài sản của Nhà nước và nhân dân. Quốc hội tinvào báo cáo của các cơ quan, nhưng “cũng khôngthể tin hẳn được, nên vẫn cần có sự kiểm trachéo lẫn nhau và cần thiết phải mở rộng phạm vikiểm toán”, Phó chủ tịch nói.

Theo Minh Thúy
“Bộ trưởng không chi nhưng vẫn phải giải trình”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.