“Bùng nhùng” cột điện và “dùng dằng” trách nhiệm

Câu chuyện liên quan đến nhữngcây cột điện đang ngày càng “tăng nhiệt” trên các phương tiện thông tin đạichúng.

Câu chuyện liên quan đến nhữngcây cột điện đang ngày càng “tăng nhiệt” trên các phương tiện thông tin đạichúng.

Dùng dằng hàng năm trời với nhiềulần đàm phán bất thành, vừa qua, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)đã có công văn “cầu cứu” các cơ quan hữu quan trước sức ép giá thuê cột điện đểtreo cáp thông tin tăng lên nhiều lần của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trao đi đổi lại, câu chuyện bắt đầu từ giá thuê chuyển sang giá thành xây dựng,có lúc chuyển sang cả giá trị cột điện. Rồi Bộ Công Thương, Bộ Thông tin vàTruyền thông vào cuộc…

Trong nền kinh tế  thị trường thì việc các doanh nghiệp thương thảo với nhau vềgiá của một dịch vụ là  hết sức bình thường. Bên cung cấp dịch vụ thì mong muốncó lợi nhuận cao từ hoạt động này, đặc biệt khi nó không phải là lĩnh vực chủđạo hoặc nhiệm vụ chính của doanh nghiệp. Bên sử dụng dịch vụ thì muốn được sửdụng dịch vụ với giá rẻ nhất để đảm bảo lợi nhuận.

Với quan điểm kinh tế  như vậy, việc EVN đưa ra giá thuê cột  điện do mình bỏvốn ra đầu tư hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tất nhiên,EVN ngoài việc tính giá thành một cột điện còn có thể tính thêm cả chi phí đềnbù, hỗ trợ khi kéo dây, duy tu, bảo dưỡng…nên việc nhận xét giá EVN đưa ra là“đắt” hay “rẻ” cũng khó chính xác.

Việc VNPT đưa ra một mức giá thành cột điện khác thấp hơn dựa trên bài toán vớichi phí tối thiểu và có sự chia sẻ với EVN về chi phí nhân công nhằm giảm tối đachi phí để đảm bảo lợi nhuận của mình cũng có thể giải thích bằng các văn bảnpháp quy và có thể thông cảm được.

Theo các quy định hiện hành, đây là hoạt động không chịu sự chi phối của LuậtCạnh tranh hay Pháp lệnh Phí và Lệ phí. Chính vì vậy mà Bộ Công Thương, mặc dùđã vào cuộc cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông, nhưng “nút thắt” của vấn đềvẫn chưa được tháo gỡ.

Câu hỏi đặt ra ở đây, là ai có đủ thẩm quyền can thiệp và đưa ra một mức giáđược coi là “chuẩn” để yêu cầu các bên có liên quan thực hiện?

“Bùng nhùng” cột điện và “dùng dằng” trách nhiệm
Đến thời điểm này, hệ lụy từ những cây cột điện đã như một tín hiệu cảnh báo về sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với hai cạnh còn lại của tam giác là xã hội và sinh thái bền vững (Ảnh: VNN)

Theo quy định thì Bộ Công Thươngchỉ quản lý Nhà nước đối với EVN về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, không quản lývốn. Tương tự như vậy, Bộ  Thông tin và Truyền thông không quản lý vốn sản xuấtkinh doanh của VNPT.

Quá trình tìm câu trả lời sẽ đi đến vấn đề phân định vai trò quản lý của Nhànước và vai trò chủ sở hữu đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Và, trách nhiệm quản lý Nhà nước trước hết thuộc về các bộ quản lý ngành đã chưalàm tròn chức năng xây dựng chiến lược phát triển của ngành mình.

Cụ thể, ở đây ngành viễn thôngmới chỉ chú ý phát triển về lượng thuê bao, số lượng người sử dụng Internet màchưa có định hướng về hạ tầng. Vì quá tập trung tăng doanh thu, giảm chi phí,hoạt động của các doanh nghiệp đã gây ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, đến antoàn của người dân. Bởi chỉ tập trung treo cáp mà không phối hợp ngầm hóa tuyếncáp.

Giờ đây, khi sự việc phát triển quá “ngưỡng” chịu đựng thì doanh nghiệp lại lấykhách hàng của mình làm “con tin” để gây sức ép lên chính quyền và cơ quan quảnlý Nhà nước với lý do “không được ảnh hưởng đến hàng triệu người sử dụng dịch vụ”.

Trong khi đó, cơ quan quản lý Nhà nước lại lúng túng trong xử lý vì thiếu chếtài và tính pháp lý trong quyết định. Trường hợp này, nếu cơ quan chức năng ởđịa phương ra quyết định yêu cầu không được treo cáp trong nội thành và yêu cầucác doanh nghiệp có kế hoạch hạ ngầm trong thời gian nhất định thì phù hợp vớicác văn bản pháp quy hiện hành hơn.

Với danh nghĩa là  chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu, Chính phủ và các bộ đượcủy quyền phải nghe hội đồng quản trị các doanh nghiệp đang treo cáp trong nộithành báo cáo kế hoạch xử lý, bao gồm cả việc xây dựng tuyến cáp ngầm theo tiêuchuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành mà bộ ban hành.

Như vậy, các doanh nghiệp có căncứ nâng mức đầu tư hạ tầng lên và đồng thời giảm lợi nhuận hàng năm. Bộ Tàichính căn cứ vào kế hoạch được duyệt đó để cân đối nguồn thu cho ngân sách hàngnăm, trong đó có khoản giảm thu để đầu tư ngầm hóa cáp.

Ởđây cần lưu ý giá bán điện của ENV là do Nhànước quy định, còn giá cước viễn thông là dodoanh nghiệp tự quyết định. Vì vậy, đơn giá thuêcột khi thảo luận phải dựa trên những quy địnhcụ thể hiện hành. Nếu dựa trên những cơ sở nàyđể tính toán thì có thể các doanh nghiệp viễnthông không còn dùng được chiêu thức hạ giá đểtriệt tiêu lẫn nhau được nữa.

Và, chỉ qua câu chuyện nói trên cũng có thể nhậnthấy, trong một thời kỳ dài hơn 20 năm qua chúngta đã ưu tiên phát triển ngành viễn thông có tốcđộ nhanh nhưng chưa để ý đúng mức đến các tácđộng phụ của nó đối với người tiêu dùng và xãhội sau này.

Thời gian gần đây, một số chuyên gia kinh tế đãđưa ra lý thuyết tam giác phát triển bền vữngvới mục tiêu phải cân đối hài hòa cả 3 yêu cầu:kinh tế - xã hội - sinh thái.

Từ sự phát triển của ngành viễn thông, nhìn rộngra nhiều ngành khác nữa thì 20 năm qua, chúng tađã chọn kinh tế làm mũi nhọn. Đến thời điểm này,hệ lụy từ những cây cột điện đã như một tín hiệucảnh báo về sự hài hòa giữa phát triển kinh tếvới hai cạnh còn lại của tam giác là xã hội vàsinh thái bền vững.

Trở lại vấn  đề cụ thể giữa VNTP và EVN cùngcuộc thương thảo chưa có hồi kết về giá thuê cộtđiện, đây là thời điểm cơ quan quản lý Nhà nướcphải khẩn trương vào cuộc, chỉ đạo các doanhnghiệp có một kế hoạch dài hơi để đến năm 2015cơ bản sẽ ngầm hóa được mạng cáp đô thị. Bêncạnh đó, các vấn đề về dịch vụ công ích haydoanh nghiệp công ích cũng cần được pháp điểnhóa, chứ không chỉ dừng ở mức độ nghị định nhưhiện nay.

Theo TS.Nguyễn Đức Kiên
“Bùng nhùng” cột điện và “dùng dằng” trách nhiệm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.