Các bước trở thành CEO chuyên nghiệp & nghiệp dư

Bạn không nên quá bị ảnh hưởng bởi khái niệm chuyên nghiệp hay ngiệp dư. Đây chỉ là cách phân định. Nếu xét ở góc độ thành công hay hiệu quả điều hành trong một lĩnh vực cụ thể, không có nghĩa rằng, cứ chuyên nghiệp thì sẽ thành công hơn hay giỏi hơn về một lĩnh vực cụ thể nào đó.

>> Thời của CEO

Tuy nhiên, CEO chuyên nghiệp do được trang bị tốt hơn, khả năng thích nghi cao nên có nhiều cơ hội hơn CEO nghiệp dư. Dù bạn có thể trở thành CEO bằng một trong hai con đường thì cũng nên có khái niệm cơ bản về CEO chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Chuyên nghiệp

Một CEO chuyên nghiệp là người ngoài trình độ chuyên môn giỏi ở một lĩnh vực cụ thể còn được trang bị nhiều kiến thức cần thiết để trở thành một người điều hành giỏi. CEO chuyên nghiệp vừa có thể gắn sự nghiệp lâu dài tại một công ty hay một tập đoàn nào đó hoặc có thể tự tách ra thành một CEO độc lập mà tên tuổi bất cứ công ty nào cũng có thể cần đến.

Phải có kiến thức khoa học về quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồm quản lý công việc và quản trị con người. Quản lý công việc bao gồm 5 chữ C trong đó Country (luật pháp, văn hóa, lịch sử, nội qui, hệ thống và qui trình quản lý của công ty), Consumer (đặc điểm tiêu dùng, đối tượng tiêu dùng) và Competitor (đối thủ cạnh tranh là ai? Như thế nào? Đâu là đối thủ chính, đâu là đối thủ tiềm năng).

Quản trị con người gồm 6 chữ P trong đó bao gồm People (quản trị con người), Process (qui trình, hệ thống quản lý), Product (sản phẩm), Place (phân phối bán hàng), Promotion (marketing, quảng bá, truyền thống, khuyến mãi), Price (giá cả). Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức khác như hiểu biết về tài chính, thuế, đầu tư, kiến thức tổng quát về xã hội, lịch sử, địa lý và thông tin cập nhật toàn cầu.

Những kỹ năng

Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược, tổ chức, thiết lập mục tiêu, phân tích và ra quyết định, giải quyết vấn đề, giao tiếp truyền thông thông tin một cách hiệu quả, kỹ năng viết lách, trình bày thuyết trình một cách xuất sắc, quản lý thời gian và có kỹ năng quản lý stress (căng thẳng) để cân bằng cuộc sống và công việc.

Thái độ

Một CEO giỏi và một CEO chuyện nghiệp có nhiều điểm khác biệt, vì một CEO giỏi có thể điều hành một công ty phát triển, lợi nhuận cao nhưng chưa chắc việc kinh doanh có ích cho xã hội và còn làm tổn hại đến xã hội (ví dụ như Bột ngọt Vedan hoặc sữa nguồn gốc từ Trung Quốc có nhiễm melamine). Một CEO chuyên nghiệp không những giỏi về chiến lược, quản trị, kinh doanh tốt mà còn có thái độ sống tích cực, có ích cho cộng đồng và có trách nhiệm với xã hội. Nói tóm lại, yếu tố đạo đức trong quản trị và kinh doanh là kim chỉ nam đối với bất cứ CEO chuyên nghiệp trên toàn cầu.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm có được là nhờ sự trải nghiệm từ thực tế bản thân. Kinh nghiệm của người khác mà mình học hỏi được mới chỉ là kiến thức của mình mà thôi. Kinh nghiệm từ bản thân từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp và từ thất bại đến thành công.

Kinh nghiệm được phân tích, rút tỉa và đúc kết thành giá trị tri thức của mỗi nhà quản trị để trở thành CEO chuyên nghiệp. Và các CEO chuyên nghiệp thường biến những suy nghĩ, hành động, sự trải nghiệm tích cực thành những hành động tích cực trong công tác quản trị của mình, người ta gọi đó là thói quen tốt (habit). Đến đây chúng ta có thể đúc kêt 4 yếu tố quan trọng cần có để trở thành một CEO chuyên nghiệp đó là K.A.S.H (Knowledge, Attiude, Skill và Habit - Kiến thức, Thái độ, Kỹ năng và thói quen tốt).

Tố chất

Để trở thành một CEO chuyên nghiệp, chúng ta cần quan tâm đến những tố chất cần thiết khác. Tố chất do bẩm sinh, nhưng cũng có thể rèn luyện và học hỏi thường xuyên mà tạo nên. Do đó, trong quản trị, nhiều CEO cho rằng chỉ số minh cảm EMQ cần thiết hơn chỉ số IQ. Vì khi có chỉ số SMQ cao, CEO sẽ có khả năng tư duy chiến lược một cách logic, có khả năng ảnh hưởng cao thông qua diễn thuyết, lý luận và tính kỷ luật cao và có bản lĩnh, dám làm dám chụi.

Nghiệp dư

Một CEO nghiệp dư thường gắn liền với sự nghiệp của công ty, tập đoàn nào đó và nhờ thành công trong quản lý mà trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, CEO nghiệp dư thường chỉ gắn bó với một doanh nghiệp chứ không tách riêng ra thành một nghề và không hẳn đã có khả năng điều hành thành công các doanh nghiệp khác. Mặc dù có uy tín trong doanh nghiệp của mình nhưng CEO nghiệp dư không hẳn đã có uy tín và thuyết phục được lòng tin của giới CEO và các doanh nghiệp khác khi họ cần tuyển dụng. Thông thường, CEO nghiệp dư không trang bị đầy đủ những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết và kỹ năng tổng hợp.

Theo Anh Trần



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.