Cần tăng tính độc lập cho ngân hàng trung ương

Dự kiến ngày 154 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽcho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(sửa đổi).

Dự kiến ngày 15/4 tới, Ủy banThường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi).

Ông Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủyban Kinh tế của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với chúng tôi về những điểm mớitrong lần sửa đổi này.

Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) đang trong giai đoạn hoàn tất. Theo dựthảo, vai trò của ngân hàng trung ương sẽ được thay đổi như thế nào, thưaông?

Luật được thiết kết theo hướng, xây dựng ngân hàng trung ương với địa vịpháp lý rõ ràng để nâng tính tự chủ, linh hoạt trong việc hoạch định và thựcthi các chính sách tiền tệ.

Ở các nước trên thế giới, ngân hàng trung ương khá độc lập trong việc đưa racác chính sách tiền tệ, còn ở nước ta ngân hàng trung ương vừa mang tínhchất độc lập và tự chủ nhưng phù hợp với thể chế chính trị, đồng thời cũngphải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Nhưng trong thời điểm hiện nay, chúng ta đã có đủ nguồn lực và điều kiện cầnthiết để ngân hàng trung ương độc lập và tự chủ ở mức độ cao chưa thì vấn đềđang còn rất nhiều ý tranh luận trong quá trình soạn thảo luật.

Để đảm bảo hài hòa những vấn đề trên, về cơ bản Luật Ngân hàng (sửa đổi)được thiết kế theo hướng ngân hàng trung ương (cụ thể là Ngân hàng Nhà nước)là cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Chính phủ. Với vị trí này sẽ tạo điều kiệnđảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống chính sách kinh tế tàichính và tiền tệ.

Điểm khác biệt lớn nhất trong luật sửa đổi lần này là nâng tính tự chủ vàlinh hoạt của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định, thực thi chính sáchtiền tệ và Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ nhiều hơn trong việc sửdụng các công cụ chính sách tiền tệ.

Cần tăng tính độc lập cho ngân hàng trung ương

Ông Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (Ảnh: VCB)

Cònviệc phân quyền giữa Quốc hội - Chính phủ - Ngânhàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệsẽ được điều chỉnh như thế nào?

Hiện tại Quốc hội đang thực hiện theo quy địnhcủa Hiến pháp và quyết định chính sách tiền tệquốc gia. Nhưng trong đợt sửa đổi này, điều cầnphải làm rõ là Quốc hội sẽ quyết định những vấnđề gì và đến mức nào, còn Chính phủ và Ngân hàngNhà nước được quyết định đến mức nào. Đây cũnglà đề tài đang được thảo luận hết sức sôi nổi.

Tuy nhiên, thiết kế cơ bản cuối cùng xác định làchính sách tiền tệ gồm hai cấu phần: mục tiêu vàcác công cụ giải pháp. Theo đó, Quốc hội sẽ chỉquyết định mục tiêu của chính sách tiền tệ, cònChính phủ sẽ thực hiện các công cụ giải pháp vàbiện pháp của chính sách tiền tệ.

Đối với việc phân quyền giữa Chính phủ và Ngânhàng Nhà nước, tôi cho rằng, một số công cụ chủđạo như: tỷ giá, lãi suất, tổng phương tiệnthanh toán thì Chính phủ phải có sự điều tiết vàquyết định nhưng cũng chỉ nên dừng lai ở mứcmang tính chất định hướng và mục tiêu.

Ví như, Chính phủ xác định một mức tỷ giá, mộtmức lãi suất mục tiêu, trong phạm vi đó Ngânhàng Nhà nước sẽ là cơ quan điều hành hàng ngàythông qua các công cụ như dự trữ bắt buộc, lượngtiền điều tiết hàng ngày qua nghiệp vụ thịtrường mở... Khi nào diễn biến thị trường thayđổi mà lãi suất mục tiêu không đáp ứng được vàcần phải điều chỉnh thì Ngân hàng Nhà nước trìnhChính phủ để Chính phủ quyết định.

Trong luật sửa đổi lần này cũng sẽ phân định rõràng những vấn đề Ngân hàng Nhà nước được trựctiếp quyết định và vấn đề nào sẽ do Chính phủquyết định, vấn đề nào cần xin ý kiến Chính phủ.

Luật cũng hướng tới việc giảm bớt các biệnpháp hành chính trong điều hành chính sách tiềntệ. Liệu điều này có dẫn tới việc mất kiểm soátthị trường không, thưa ông?

Hiện tại có rất nhiều ý kiến cho rằng nếu đitheo cơ chế đó thì Ngân hàng Nhà nước và rộnghơn nữa là Chính phủ không kiểm soát được thịtrường tiền tệ để lãi suất trôi nổi. Theo tôi làkhông đúng. Trên thực tế, vai trò của Ngân hàngtrung ương là sử dụng các công cụ chính sáchtiền tệ để điều tiết thị trường tiền tệ.

Cung cầu về vốn trên thị trường chính là do ngânhàng trung ương quyết định nên muốn lãi suất củathị trường tăng hay giảm thì ngân hàng trungương sẽ thực hiện khối lượng tiền trong lưuthông qua các công cụ chính sách.

Việc cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng cơchế lãi suất thỏa thuận, thì trên thực tế mứclãi suất đó vẫn chịu sự điều tiết của ngân hàngtrung ương chứ không phải bỏ mặc.

Có điểm đáng lưu ý là: khi nền kinh tế phải chịunhững tác động xấu từ bên ngoài cũng như nhữngtình thế phát sinh bất ngờ ở trong nước gây ảnhhưởng lớn đến hoạt động trên thị trường tàichính tiền tệ, mà những công cụ điều hành giántiếp của ngân hàng trung ương không kiểm soátđược thì luật sẽ cho phép ngân hàng trung ươngcan thiệp trực tiếp vào cơ chế lãi suất của cácngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, việc can thiệp trực tiếp này chỉ đượcáp dụng trong điều kiện cần thiết và mang tínhchất phòng ngừa những diễn biến xấu trên thịtrường.

Trong những năm qua, mục tiêu điều hành củaChính phủ là đảm bảo tăng trưởng ỏn định và bềnvững nhưng phải kiểm soát lạm phát một cách tốiđa. Vậy khi ngân hàng trung ương được độc lậphai mục tiêu trên có được đảm bảo?

Thực ra, ở phần lớn nền kinh tế hiện đại họ táchngân hàng trung ương riêng và độc lập, kể cảtrong trường hợp không độc lập mà phải trựcthuộc Bộ Tài chính và Chính phủ thì chính sáchtiền tệ cũng có tính chất độc lập rất cao. Trênthực tế dù riêng biệt nhưng mục tiêu của Chínhphủ và Ngân hàng Nhà nước đều cùng hướng tới đảmbảo lợi ích quốc gia và nền kinh tế.

Do đó, không phải chỉ có quan tâm đến kiểm soátlạm phát mà không quan tâm đến tăng trưởng kinhtế, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương ở nền kinhtế độc lập bao giờ cũng phải hài hòa yêu cầu đó.

Lo tăng trưởng kinh tế không có nghĩa Chính phủkhông quan tâm tới kiểm soát lạm phát. Trongđiều kiện Việt Nam hiện nay, việc để ngân hàngtrung ương tách riêng sẽ giúp nâng cao tính chủđộng trong thực thi các chính sách tiền tệ vàhướng tới đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị củađồng tiền.

Do đó, tôi không ngại là ngân hàng trung ương sẽcó nhiều quyền nhiều chức năng quá, thậm chí vẫncòn có không ít ý kiến cho rằng cần tăng tínhđộc lập hơn nữa cho ngân hàng trung ương.

Theo Ngô Hải
Cần tăng tính độc lập cho ngân hàng trung ương



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.