Cước vận tải: lên rồi, xuống không được!

Bất chấp giá xăng dầu đãgiảm nhiều lần, các doanh nghiệp vận tải hàng hóavẫn chần chừ không chịu giảm giá cước. Nhiều chủhàng giật mình khi nhận được báo giá sẽ tăng tiếptrong tháng 7.

Bất chấp giá xăng dầu đãgiảm nhiều lần, các doanh nghiệp vận tải hàng hóavẫn chần chừ không chịu giảm giá cước. Nhiều chủhàng giật mình khi nhận được báo giá sẽ tăng tiếptrong tháng 7.
 

#

Bốc dỡ hàng hóa của Trung Quốc chở từ cửa khẩu Lạng Sơn về TP.HCM ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (ảnh chụp lúc 13g30 ngày 9-6)  - Ảnh: Quang Định

Mỗi khi giá xăng dầutăng là doanh nghiệp vận tải ồ ạt tăng giá ngay. Thếnhưng sau ba đợt giảm giá xăng dầu vừa qua, doanhnghiệp viện đủ lý do như: giá xăng dầu giảm nhỏgiọt, lượng hàng vận chuyển ít, chi phí đầu vàotăng... để từ chối giảm giá cước.

Dễ tăng, khó giảm

Doanh nghiệp tư nhân ĐạiHương Việt (TP.HCM) cho biết vừa rồi giá xăng tăngthì các công ty vận chuyển thông báo tăng cước 5%đối với tuyến đường ngắn và 10-15% đối với tuyếnđường dài, nhưng nay giá xăng đã xuống ba lần màcước vận chuyển vẫn chưa xuống. “Chúng tôi nhiều lầnđàm phán với đối tác vận chuyển nhưng họ vẫn ca điệpkhúc “chờ đợi để sắp xếp”. Chờ dài cổ mà có thấy họgiảm đâu. Thời gian tới đơn hàng nhiều mà cước vậnchuyển vẫn giữ nguyên thì doanh nghiệp chúng tôi rấtthiệt thòi” - ông Nguyễn Văn Thế, chủ doanh nghiệpnày, nói.

Cước taxi: hãng giảm, hãng không

Ngày 8-6, một ngày sau khi giá xăng giảm, Vinasun là hãng taxi đầu tiên thông báo giảm giá 500 đồng/km. Trong khi đó, nhiều hãng khác chưa giảm giá hoặc còn đang... bàn giảm giá. Các hãng xe đưa ra nhiều lý do để giữ giá, trong đó có nguyên nhân các chi phí của dịch vụ vận tải vẫn chưa giảm.

Ông Đỗ Phương - trợ lý chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh - cho biết trong mấy ngày qua, lãnh đạo của Mai Linh đã liên tục họp bàn với các đơn vị trực thuộc ở từng khu vực để tính toán việc giảm giá cước. Dự kiến đến thứ hai (11-6) gút lại việc giảm giá cước vận tải cụ thể đối với xe đò và taxi.

Trong khi đó ông Nguyễn Công Đỉnh, tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang, cho rằng sở dĩ công ty chưa giảm giá cước taxi là do đã đầu tư xe taxi có hai dàn lạnh nên tốn nhiều chi phí hơn so với taxi có một dàn lạnh của doanh nghiệp taxi khác. Hơn nữa, trong thời điểm giá xăng dầu tăng cao, Công ty Phương Trang đã điều chỉnh giá cước taxi tăng thấp hơn so với một số doanh nghiệp khác.

NGỌC ẨN

Cũngphải nghe điệp khúc chờ đợi phát ra từ phía cácdoanh nghiệp vận chuyển, ông Nguyễn Quốc Thắng, giámđốc Công ty nhập khẩu thực phẩm Hiếu Kim, bức xúc:“Chúng tôi đã đàm phán với đối tác vận chuyển để hạgiá vận chuyển nhưng họ cứ trả lời “để tính lại”. Cóvẻ như cước đã lên rồi thì không xuống được!”.

Theo tính toán của ôngDương Ngọc Minh - tổng giám đốc Công ty cổ phần thủysản Hùng Vương, từ đầu năm đến nay cước vận chuyểnđã tăng gấp đôi. Bình quân mỗi tháng công ty nàyxuất khẩu 22 triệu USD thì mất 1,6 triệu USD (tươngđương 32 tỉ đồng) cho chi phí vận chuyển nội địa vàquốc tế. Ông Minh nói: “Trong khi phía công ty đangchuẩn bị đàm phán với các đối tác vận chuyển để giảmgiá cước sau khi xăng dầu hạ giá ba lần thì cước vậnchuyển quốc tế bằng đường biển cho biết sẽ tăng thêm10% vào tháng 7. Lý do mà họ đòi tăng cước là do lưulượng hàng hóa ngày càng ít, phải tăng để bù chiphí”.

Quyết không giảm!

Nhiều công ty chạy tuyếnvận tải đường bộ Bắc - Nam khẳng định chắc nịchkhông thể giảm giá cước vận chuyển ở thời điểm này.Đại diện Công ty TNHH thương mại dịch vụ HL báo giácho xe tải loại 9 tấn chuyên chạy tuyến TP.HCM - HàNội giá 25 triệu đồng/chuyến với hàng nặng đủ tảitrọng; 23,5-24 triệu đồng/chuyến với hàng nhẹ, khônghết tải trọng. Trong khi đó đầu tháng 5-2012, giáchạy hàng tuyến đường này của công ty thấp hơnkhoảng 1 triệu đồng/chuyến. Khi được hỏi tại sao giádầu diesel giảm nhưng công ty lại tăng cước, đạidiện công ty này cho biết hiện đang rơi vào mùa thấpđiểm của ngành vận tải. Hàng vận chuyển rất ít, đặcbiệt là các tuyến đường dài. Hầu hết các xe chạyhàng từ TP.HCM ra các tỉnh phía Bắc đều chỉ đi đượcmột chiều có hàng, chiều còn lại chạy xe rỗng, trongkhi chi phí cho lái xe, phụ xe, tiền dầu vẫn tươngđương như chiều đi.

Trong khi đó theo tínhtoán của các chủ hàng, với những chặng đường dài,giá dầu thường chiếm 40-45% tổng chi phí giá cước màhọ phải trả cho nhà xe. Mức giảm 1.400 đồng/lít củadầu diesel trong ba lần giảm giá vừa qua có thể giúpgiảm giá cước khoảng 2,8%. Như trường hợp chạy tuyếnBắc - Nam của Công ty HL, thay vì tăng giá thêm 1triệu đồng/chuyến, đáng ra nhà xe này phải giảm gần700.000 đồng/chuyến.

Ông Sanh, chủ một doanhnghiệp tư nhân chuyên cho thuê xe tải loại 2 tấn chocác doanh nghiệp ở TP.HCM vận chuyển hàng, khẳngđịnh sẽ không giảm giá cước vì còn phải “nhìn thịtrường”. “Các doanh nghiệp khác trong ngành vận tảikhông giảm thì chúng tôi cũng sẽ vẫn giữ mức cướccũ” - ông Sanh nói.

Theo Tuổi Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.