'Điều chỉnh ngay lương, nhiều doanh nghiệp nguy cơ phá sản'

Bộ trưởng Lao động Thương binh xã hội cho biết, trong điều kiện kinh doanh khó khăn, cần phải cân nhắc lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp, bảo đảm có sự chia sẻ giữa doanh nghiệp và người lao động.

Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" ngày 28/4, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho hay, hiện mức lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của người lao động.

Theo Bộ luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, tuy nhiên, sau 10 lần điều chỉnh, lương tối thiểu vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu trên.

Dự báo tình hình xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2013 còn khó khăn. Nếu điều chỉnh ngay mức lương tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, gia công có nguy cơ phá sản. "Trong điều kiện này cần phải cân nhắc lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp, bảo đảm có sự chia sẻ giữa doanh nghiệp và người lao động", Bộ trưởng Chuyền nói.

Lương
Hiện mức lương tối thiểu mới đáp ứng 60% nhu cầu lao động. Ảnh; Hoàng Lan

Hiện Bộ Lao động đã xây dựng phương án để báo cáo Thủ tướng về lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động vào năm 2016 hoặc 2017. Nếu điều kiện thuận lợi, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nhanh hơn lộ trình dự kiến.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến 31/12/2012, nợ đọng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp là 4.639 tỷ đồng. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết tình trạng trên có nhiều nguyên nhân. Mức phạt chậm đóng bảo hiểm chỉ 9-10%, thấp hơn lãi suất vay ngân hàng dẫn tới các doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt khi chậm đóng. Nhiều doanh nghiệp hoạt động khó khăn nên nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp đã thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nhưng cố tình không đóng.

"Đối với những đơn vị quá khó khăn thì tạo điều kiện cho họ chậm đóng bảo hiểm xã hội. Những doanh nghiệp chậm đóng, nợ đóng bảo hiểm để sử dụng tiền vào mục đích khác thì cần phải nâng mức phạt cao hơn. Doanh nghiệp đã thu tiền của người lao động mà chưa đóng thì phải phạt nghiêm", Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói.

Theo Chinh phu.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.