Điều chỉnh tỷ giá đã làm giảm nhập siêu

Sau khi xác lập mức báo động, lên tới xấp xỉ 2 tỷUSD trong cả hai tháng 11 và tháng 122009, nhập siêu đã giảm chỉ còn dưới 1 tỷUSD ngay trong tháng đầu năm 2010.

Sau khi xác lập mức báo động,lên tới xấp xỉ 2 tỷ USD trong cả hai tháng 11 và tháng 12/2009, nhập siêu đãgiảm chỉ còn dưới 1 tỷ USD ngay trong tháng đầu năm 2010.

Có những bất thường nào, đâu lànguyên nhân, và diễn biến sắp tới ra sao là nội dung chúng tôi trao đổi với bàLê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại - dịch vụ và giá cả (Tổngcục Thống kê) về tình hình nhập siêu.

Tăng, giảm khó lường

Con số thống kê cho thấy, nhập khẩu tháng 12/2009 tăng vọt lên gần 7,4 tỷ USD,từ mức trên 6,6 tỷ USD tháng trước đó. Theo bà, có những nguyên nhân gì?

Hàng hóa nhập khẩu trong tháng 12/2009 tăng rất cao, vượt xa dự đoán của chúngtôi, đặc biệt trong những ngày cuối tháng. Một số hàng máy móc thiết bị vànguyên liệu chủ yếu tăng mạnh.

Trong các tháng cuối năm 2009, lượng hàng tiêu dùng phục vụ Tết cũng đã tăng khácao, bình quân khoảng 400 - 500 triệu USD/tháng, bao gồm các hàng rau quả, thựcphẩm, bánh kẹo, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ điện gia dụng...

Nhưng đến đầu năm 2010, nhập khẩu bỗng dưng giảm mạnh so với tháng trước đó?

Tháng 1 vừa rồi, chúng tôi ước tính con số nhập khẩu giảm nhiều, nhưng thực tếcòn giảm hơn cả mức dự tính.

Tháng 12/2009, nhập khẩu đang suýt soát 7,4 tỷ USD, đến tháng 1/2010 chúng tôidự kiến nhập khẩu 6,2 tỷ, nhưng thực hiện chỉ xấp xỉ 6 tỷ .

Nguyên nhân vì một phần nguyên liệu nhập khẩu đầu vào chững lại và nhóm hàngtiêu dùng cũng vậy, không nhập nhiều như tháng 12/2009, do tháng 2 là tháng nghỉtết nhiều ngày. Ôtô, xe máy cũng giảm mạnh so với các tháng trước.

Ở đây cũng có tính quy luật, thường tháng cuối năm nhập khẩu tăng mạnh.

Điều chỉnh tỷ giá đã làm giảm nhập siêu

Hàng hóa nhập khẩu trong dịp Tết vừa rồi đã vượt xa dự đoán của các nhà thống kê (Ảnh: Việt Tuấn)

Ngược lại, xuất khẩu hai tháng đầu năm 2010dự kiến sẽ không có sự thay đổi lớn so với cùngkỳ năm 2009. Có thể cho rằng tình hình xuất khẩuchưa mấy khả quan?

So với hai tháng năm ngoái, năm nay tình hìnhxuất khẩu nhiều mặt hàng tương đối tốt, đặc biệtlà nhóm hàng công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên lượngxuất khẩu nhóm hàng nông sản nhìn chung lại giảm.

Cần lưu ý là năm ngoái, hai tháng đầu năm táixuất vàng đạt 1,4 tỷ USD. Vì vậy nếu chỉ tínhkim ngạch các mặt hàng sản xuất trong nước thìước tính xuất khẩu 2 tháng năm nay tăng cao sovới cùng kỳ.

Một lý do nữa là hai tháng đầu năm ngoái rơi vàođỉnh điểm của suy thoái kinh tế thế giới, trongkhi hai tháng đầu năm nay lại rơi vào giai đoạnkinh tế phục hồi. Đơn giá xuất khẩu nhiều mặthàng cũng tăng nhiều so với năm ngoái.

Tác động từ điều chỉnh tỷ giá

Trong vài tháng gần đây, nhập siêu có dấuhiệu giảm nhiệt, từ mức trên 2 tỷ USD xuống dưới1 tỷ USD. Theo bà nguyên nhân chính là gì?

Một nguyên nhân nhìn thấy tương đối rõ là tỷ giáVND/USD đã được điều chỉnh hai lần trong thờigian gần đây, lên mức giá trần 19.100 đồng/USDvào ngày 11/2.

Với mức tỷ giá cao hơn, các nhà nhập khẩu sẽphải tính toán kỹ hiệu quả. Vì với mức tỷ giácao như hiện nay, hàng nhập về bán cũng khó hơn.

Năm vừa rồi, thủ tục vay nhập khẩu cũng thắtchặt hơn, giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào đangtăng liên tục thời gian gần đây, đặc biệt lànhững hàng hóa liên quan đến gốc dầu mỏ và kimloại.

Thêm nữa, chính sách kiểm soát đối với nhập khẩucũng được chú trọng để tránh nhập khẩu những mặthàng trong nước đã sản xuất được với chất lượngtốt. Bởi vì, nếu cứ để nhập khẩu lớn và nhậpsiêu cao như thế thì cán cân thanh toán sẽ rấtkhó cân đối.

Vậy, phía xuất khẩu có hỗ trợ gì cho việcgiảm nhập siêu trong thời gian này?

Về phía xuất khẩu, tỷ giá tăng và đồng USD cógiá trị hơn như thế này sẽ khuyến khích cho xuấtkhẩu. Hơn nữa, hỗ trợ cho vay ngoại tệ đối vớidoanh nghiệp xuất khẩu cũng tạo thuận lợi chohoạt động xuất khẩu. Tăng mạnh xuất khẩu hơnnhập khẩu là biện pháp tối ưu để giảm nhập siêu 

Nhưng một số hàng xuất khẩu chủ lực như dầuthô, than đá, gạo... cũng giảm về lượng so vớicùng kỳ?

Việc giảm xuất khẩu dầu thô và than đá là do chủtrương lâu dài của Chính phủ. Với dầu thô, lượngkhai thác lên thông thương hiện nay dành gần 50%cho hóa lọc dầu trong nước. Còn với than, hiệnchúng ta còn đang phải tính phương án nhập chonên xuất khẩu cũng cần hạn chế dần.

Gạo cũng giảm đi do chưa ký được hợp đồng mới,nhưng tháng 3 hy vọng sẽ tăng hơn. Ngoài ra, dệtmay, thủy sản... kim ngạch xuất khẩu tương đốiđược.

Xu hướng giảm nhập siêu khó tiếp diễn

Theo bà, xu hướng giảm nhập siêu còn “dư địa”tiếp tục trong thời gian tới?

Thời gian gần đây, tình hình thế giới rất khólường. Hiện tại, châu Âu đang gặp một số khókhăn, đặc biệt với các nền kinh tế như Hy Lạp,Tây Ban Nha, Đức... Có ý kiến còn đề cập khảnăng khủng hoảng quay trở lại, các chính phủ bơmtiền ra nền kinh tế và tỷ lệ thu hồi thấp, nợcông tăng lên…

Nếu khủng hoảng bùng phát trở lại với các bạnhàng thương mại lớn của Việt Nam thì xuất khẩucủa ta sẽ khó khăn hơn.

Với Hoa Kỳ, dù đồng USD có mạnh lên trong thờigian gần đây nhưng nền kinh tế này tình hình vẫnchưa sáng sủa nhiều, trong khi nhập khẩu của thịtrường này sẽ ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu củaViệt Nam.

Về phía Nhật Bản, nhóm hàng công nghiệp chúng tagia công nhiều cho họ. Chẳng hạn như dây cápđiện xuất khẩu sang Nhật Bản hiện nay chưa cóảnh hưởng gì, nhưng nếu các nhà sản xuất ô tôNhật Bản gặp khó khăn thì nhập khẩu của họ sẽđình trệ. Đó cũng là khó khăn cho xuất khẩu củaViệt Nam.

Để kiềm chế nhập siêu, các chính sách như điềuchỉnh tỷ giá, cho vay ngoại tệ doanh nghiệp xuấtkhẩu… chắc chắn có tác dụng. Nhưng, kiềm chếnhập siêu bằng tăng xuất khẩu thì phụ thuộcnhiều vào tình hình thế giới.

Tuy nhiên thực tế năm qua cho thấy rõ sự năngđộng, linh hoạt của các doanh nghiệp Việt Namtrong những thời điểm khó khăn.

Giai đoạn vừa qua, nhập siêu thể hiện tínhchu kỳ, liên quan đến Tết Nguyên đán. Có thể chorằng khi nền kinh tế hoạt động bình thường trởlại, xu hướng giảm nhập siêu sẽ khó duy trì?

Giảm nhập siêu là mục tiêu phấn đấu của chúng ta,đặc biệt trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên,sản xuất của ta vẫn đang phụ thuộc nhiều vàonguyên liệu nhập khẩu và hàng trong nước cũngchưa thể thay thế ngay được nguyên liệu nhậpkhẩu đầu vào.

Sản xuất tăng trở lại, xuất khẩu tăng thì cả haiđều sẽ dẫn tới nhập khẩu tăng.

Theo Anh Quân
Điều chỉnh tỷ giá đã làm giảm nhập siêu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.