DN xuất khẩu đồ gỗ: Nỗ lực cán đích

Tuy nhiên, chỉ trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đã ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Với con số “ấn tượng” này, Hiệp hội gỗ và lâm sản VN (Viforest) nhận định: Mục tiêu 3 tỷ USD tổng kim ngạch XK đồ gỗ trong năm 2010 là hoàn toàn khả thi.

Chiến lược đề ra cho ngành gỗ là đến năm 2015 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 5,4tỷ USD, năm 2020 đạt 7 tỷ USD. Riêng năm 2010, ngành gỗ VN đăng ký với Chính phủmục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, chỉ trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đã ướcđạt 1,4 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Với con số “ấn tượng” này,Hiệp hội gỗ và lâm sản VN (Viforest) nhận định: Mục tiêu 3 tỷ USD tổng kimngạch XK đồ gỗ trong năm 2010 là hoàn toàn khả thi.

Ba trở ngại lớn

Giữa quý 2/2010, lượng đơn hàng của các DN đã ký được đến hết năm 2010, với tổngkim ngạch 3 tỷ USD, tăng hơn 400 triệu USD so với năm 2009. Tuy nhiên, theo ôngNguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Viforest, DN xuất khẩu gỗ vẫn đang gặp phải nhiềutrở ngại lớn.

Thứ nhất, DN phải ứng phó khi đạo luật mới của Mỹ (Lacey) có hiệu lực từ ngày1/4/2010 và của EU (FLEGT) có hiệu lực từ tháng 1/2012. Đặc điểm chung của cảFLEGT và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của lâmsản, tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch để nhàchức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu.

Tuy nhiên, hiện cácDN VN vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của các đạo luật trên vì chưa có hướng dẫn cụthể từ phía các cơ quan chức năng. Mặt khác, để triển khai và xin cấp chứng chỉthì mỗi lâm trường trồng rừng nguyên liệu gỗ phải cần đến 2 triệu USD, trong khicác DN chế biến gỗ lại không đủ tài chính để lo liệu việc này. Theo ước tính củaông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội đồ gỗ và lâm sản VN (Viforest) sẽ cókhoảng 300 DN trực tiếp xuất khẩu gỗ của VN bị ảnh hướng bởi các đạo luật trên.

DN xuất khẩu đồ gỗ: Nỗ lực cán đích
Các DN gỗ mong mỏi có nguồn nguyên liệu gỗ ổn định trong nước để sản xuất

Trở ngại thứ hai là hiện nay, DN VN còn thiếu thông tin về các quốc gia, các Ctynào có thể bán gỗ cho VN với đầy đủ các giấy phép như vậy. Trước kia, nhập khẩugỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ FSC (chương trình toàn cầu kiểm định chuỗihành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm) nhưng nay, ngoài FSC racòn cần nhiều chứng chỉ khác.

Trở ngại thứ ba, đó là 70% nguyên liệu sản xuất gỗ của VN phải nhập khẩu, chiphí phục vụ sản xuất như than, điện, nước đều quá cao vì vậy, sức cạnh tranh củacác DN gỗ VN còn kém so với các nước khác như Myanmar, Malaysia và Indonesia...Các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên tạo ra đượcnhững sản phẩm chất lượng cao với giá thành hạ hơn.

DN lạc quan

Không thể phủ nhận việc đạo luật Lacey thực thi sẽ là một rào cản lớn đối vớicác DN. Tuy nhiên, nhiều DN lớn tỏ ra không ngại Lacey bởi lâu nay khi xuất khẩuvào thị trường Mỹ nhiều DN trong nước đã áp dụng chứng chỉ COC, thậm chí còn ápdụng cả Internal Auditor (chứng nhận của BVQI, SGS, hai trong số các tổ chức tưvấn và chứng nhận chất lượng quốc tế). Vì thế, những DN nào có COC tốt sẽ khôngsợ bị ảnh hưởng.

Thực tế cho thấy, trong 5 tháng qua, lượng hàng các DN xuất khẩu vào thị trườngMỹ tăng mạnh (ước tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2009). Cho đến thời điểm này,chưa có lô hàng nào bị phía nhập khẩu trả về vì vi phạm quy định.

Bên cạnh sự khởi sắc đáng mừng tại thị trường Mỹ, nhu cầu nhu cầu ở các thịtrường nhập khẩu truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU)...cũng tăng cao. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, nhiều DN đã ký được hợp đồng và đơnhàng cho đến cuối năm 2010. Từ đầu năm đến nay, giá bán sản phẩm gỗ luôn giữ mứctăng khoảng 3% so với năm 2009.

Đón tín hiệu lạc quan từ thị trường, năm nay, các DN chế biến gỗ đã chuẩn bị khátốt nguyên liệu sản xuất. Đối với nguyên liệu nhập khẩu từ gỗ rừng trồng nhưthông, keo, bạch đàn..., Nhiều DN đã tăng cường sử dụng nguồn gỗ rừng trồngtrong nước.

Do chủ động tích trữ nguồn nguyên liệu ngay từ đầu năm, nên mặc dùtại thời điểm này, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nhưng đa số DN vẫnkhông bị ảnh hưởng nhiều.

Hiện, VN có khoảng 2.000 DN sản xuất sản phẩm gỗ trong đó có 500 DN chuyên sảnxuất đồ nội thất, xuất khẩu đi 120 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới. Hoa Kỳ và EUlà hai thị trường lớn nhất, chiếm 44% và 29%. Để tạo ra sức cạnh tranh cao chosản phẩm, giảm được chi phí sản xuất, các DN gỗ mong mỏi sẽ có được nguồn nguyênliệu gỗ ổn định trong nước để sản xuất.

Trong chiến lược phát triển của ngành gỗxuất khẩu, Viforest đang xúc tiến thành lập trung tâm giao dịch gỗ tại ba miền:Bắc, Trung, Nam. Khi trung tâm đi vào hoạt động, DN sẽ giảm được giá thành sảnphẩm, tiết kiệm được thời gian sản xuất và đặc biệt nguồn gốc, xuất xứ gỗ rất rõràng.

Tuy nhiên, việc này không thể thực hiện “một sớm, một chiều” bởi chỉ riêngvề quỹ đất, mỗi trung tâm cũng phải khoảng 20 ha, vốn ban đầu hàng chục triệuUSD... Vì vậy, nếu có sự hỗ trợ của các DN và nhà nước, tin rằng, một ngày khôngxa, các DN chế biến gỗ sẽ không còn nỗi lo nhập khẩu nguyên liệu chế biến, yêntâm sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của ngành lên caohơn nữa.

Theo Doãn Hiền
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.