"Đỏng đảnh" như chứng khoán Việt Nam

Phiên trước tuyệt đại đa số các cổ phiếu tăng trần, dư bán gần như trống trơn thì ngay phiên sau đã lập tức xuống sàn. Hiện tượng này lặp đi, lặp lại không ít tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì sao? Sự hưng phấn trên TTCK giảm mạnh trong vài phiên gần đây Mấy phiên giao dịch cuối tuần trước và đầu tuần này thị trường chứng khoán một lần nữa lập lại điệp khúc trên. Vì...

Tiến sỹ Quách Mạnh Hào - Phó Tổng Giám đốc công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC): Thị trường điều chỉnh là điều tôi có cảnh báo trước. Trong các nhận định của tuần trước gửi cho khách hàng của công ty, tôi có cảnh báo rằng lần điều chỉnh này rất khác biệt so với trước đây, hàm ý rằng nó có thể kéo dài lâu và sâu hơn.

Ông Nguyễn Duy Khoa - Trưởng phòng môi giới Công ty chứng khoán Kim Eng (KEVS): Tôi cho rằng hiện tượng cổ phiếu giảm sàn đồng loạt hôm qua chủ yếu là do tác động tâm lý từ sự giảm điểm của thị trường thế giới trong những ngày vừa qua. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không kéo dài vì tâm lý của nhà đầu tư hiện tại không thực sự hoảng loạn như giai đoạn tháng 2/2009.

Trong giai đoạn tới sẽ có nhiều thông tin tác động đến thị trường, đặc biệt là kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết và tôi tin rằng đó là các thông tin tốt.

Ông Tôn Võ Hoàng, Chuyên viên phân tích cao cấp CTCP Chứng khoán Mirae Asset: Trước sự giảm điểm mạnh của chứng khoán Mỹ, rất nhiều nhà đầu tư đã lo sợ và bán tháo cổ phiếu trong sáng qua tạo nên một lượng cung rất lớn từ những giây đầu tiên của phiên giao dịch.

Tỉ trọng giao dịch của nước ngoài chiếm khả cao chứng tỏ đợt bán ra của họ vừa rồi là chủ yếu tái cơ cấu danh mục đầu tư chứ không phải là mục đích rút vốn khỏi thị trường.

Nếu như tuần trước các cổ phiếu ngành bất động sản lên ngôi thì tuần này hầu hết đều giảm sàn trước áp lực bán ra quá nhiều.

Theo chúng tôi, thị trường có thể sẽ có thêm một vào phiên điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư vẫn sẵn sàng mua lại chứng khoán sau đợt lướt sóng rất thành công vừa rồi. Chúng tôi cho rằng VN-Index sẽ xoay quanh ngưỡng hỗ trợ 410 điểm và sẽ sớm quay lại phục hồi trong phiên cuối tuần này.

Còn việc nhà đầu tư Việt Nam có liều lĩnh nhất thế giới hay không thì tôi không dám khẳng định. Tôi chỉ cho rằng đã là nhà đầu tư chứng khoán thì ít nhiều cũng phải có tinh thần mạo hiểm vì đây là một trong những lĩnh vực đầu tư mang tính rủi ro cao nhất.

Ông Tôn Võ Hoàng: Chúng ta nên đồng ý một điều rằng, nhà đầu tư Việt Nam đầu tư theo kiểu đám đông, còn có nhất thế giới hay không thì tôi không dám chắc lắm. Điều này một phần vì thông tin chúng ta chưa thật sự minh bạch và nhà đầu tư vẫn cón thiếu thông tin về các công ty niêm yết.

Liệu có phải các nhà đầu tư Việt Nam hầu hết không hiểu các khái niệm về phân tích cổ phiếu?

Ông Quách Mạnh Hào: Không hẳn là như vậy, mức độ hiểu biết của nhà đầu tư chỉ là mức độ nhiều hay ít mà thôi, tùy theo mục tiêu của họ. Mua bán hàng ngày thì phân tích cũng cần phải khác với quản lý một quỹ đầu tư. Mà tôi nghĩ nếu biết nhiều quá có khi lại không dám đầu tư (cười).

Ông Nguyễn Duy Khoa: Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới thành lập hơn 8 năm vì thế nên việc phổ cập kiến thức về chứng khoán đến nhà đầu tư sẽ không bằng các thị trường phát triển khác. Mức độ chuyên nghiệp cũng sẽ tạm thời thấp hơn, đây cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, tôi thấy có sự tiến bộ chung của các nhà đầu tư.

Giao dịch đang giảm dần, mỗi ngày giảm vài trăm tỷ. Có phải các nhà đầu tư lớn đang rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán?

Ông Quách Mạnh Hào: Có thể hiểu như vậy, mà cũng có thể hiểu rằng họ đang chờ thời cơ. Nhiều người cho rằng tiền không ra khỏi thị trường thì thị trường sẽ tốt. Tôi làm phép tính đơn giản: trước đây có 100 đồng và có 10 cổ phiếu giao dịch, thì giá sẽ là 10. Sau đó cổ đông nội bộ bán, các công ty đầu tư tài chính bán, kết quả là số lượng cổ phiếu trong giao dịch tăng lên, chẳng hạn 50. Vậy thì, dù tiền không rút thì giá chứng khoán cũng vẫn giảm. Tất nhiên, ví dụ của tôi là quá đơn giản, nhưng nó thực sự phản ánh một phần của thực tế.

Ông Nguyễn Duy Khoa: Tôi cho rằng có khả năng một lượng tiền nhỏ đã ra khỏi thị trường sau khi các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận và chuyển sang một vài kênh đầu tư khác như bất động sản. Tuy nhiên tôi cũng cho rằng lượng tiền này không đủ lớn để gây tác động mạnh đến thị trường chứng khoán.

Ông Tôn Võ Hoàng: Như chúng tôi đề cập ở trên, nhiều tổ chức tái cơ cấu danh mục đầu tư. Các nhà đầu tư cá nhân thì hầu hết vẫn chờ đợi để quay lại thị trường, một số trả nợ và một số ít quay lại thị trường bất động sản.

Dự báo suy thoái kinh tế sẽ sâu hơn của World Bank sẽ tác động như nào tới chứng khoán Việt Nam?

Ông Quách Mạnh Hào: Tôi không phải chuyên gia kinh tế vĩ mô để phân tích sâu về vấn đề kinh tế, mà chỉ sử dụng thông tin kinh tế để phân tích hành vi nhà đầu tư. Tôi nghĩ rằng dự báo này có tác động tới thị trường thế giới và qua đó tác động tới thị trường Việt nam.

Kinh tế không tốt hơn, mà chỉ giảm xấu, trong khi thị trường chứng khoán thì tăng quá nhiều, và do vậy thông tin dự báo này làm các nhà đầu tư cảm thấy sợ.

Ông Nguyễn Duy Khoa: Dự báo suy thoái kinh tế của World Bank sẽ sâu hơn đang tác động đến thị trường toàn cầu trong những ngày qua, điều này cũng gây tâm lý bất ổn cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.

Ông Tôn Võ Hoàng: Theo chúng tôi, báo cáo của World Bank sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bảo Việt, Vietcombank… sẽ không tác động nhiều tới thị trường

Một số đại gia như Vietcombank, Bảo Việt, Vietinbank… lên sàn trong vài ngày tới sẽ tác động như thế nào tới thị trường?

Ông Quách Mạnh Hào: Tôi nghĩ rằng không có nhiều tác động nữa vì nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị về tinh thần. Biết đâu đó tiền đang được nắm giữ để chờ đợi hai đại gia này lên sàn.

Dù vậy, trong một nghiên cứu trước đây của tôi về "có nên mua các cổ phiếu mới niêm yết?" trong hầu hết các trường hợp trước đây thì đó là cơ hội để chạy trốn do vấn đề định giá niêm yết quá cao. Tôi hy vọng lần này các nhà niêm yết đã nhận ra điều đó.

Ông Nguyễn Duy Khoa: Với mức giá lên sàn dự kiến của các cổ phiếu này tôi cho rằng không còn nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy nhiều khả năng sẽ không tạo được sự hưng phấn cho thị trường.

Ông Tôn Võ Hoàng: Trong quá khứ, đợt IPO của 2 ngân hàng VCB và Vietinbank đều đã gây sự chú ý đặc biệt cho công chúng do vậy khi 2 ngân hàng này niêm yết sự chú ý của công chúng cũng sẽ càng gia tăng.

Mặt khác, đây là hai ngân hàng lớn trong ngành có sức ảnh hưởng lớn, lại niêm yết với thời điểm rất gần nhau nên sự ảnh hưởng tới thị trường là rất lớn. Hiện nay, Công ty MAS nhận được rất nhiều câu hỏi từ các nhà đầu tư về giá chào sàn của VCB và Vietinbank.

Nếu VCB chào sàn là 70.000 đồng/cổ phiếu so với giá OTC là 45.000 đồng hoặc Vietinbank chào sàn giá 50.000 đồng/cổ phiếu so với giá OTC là 35.000 đồng chẳng hạn thì việc chào sàn này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường vì các nhà đầu tư lúc đó sẽ có xu hướng chốt lãi từ khi đã mua ở OTC.

Trong trường hợp hai ngân hàng chào sàn ở mức giá hợp lý, tức là giá gần với giá giao dịch OTC thì việc chào sàn đó có thể tạo ra tâm lý "tìm kiếm lợi nhuận" và các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra cho các mục tiêu đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn của mình.

Theo Hà Linh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.