Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?

Từ hôm nay (116), loạt điều chỉnh vềlãi suất và cơ chế mới của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực. Những tácđộng của nó sẽ như thế nào?

Từ hôm nay (11/6), loạt điều chỉnh về lãi suất và cơ chế mới của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực. Những tác động của nó sẽ như thế nào?

Trần lãi suất huy động VND giảm xuống 9%/năm, kỳ hạn từ12 tháng trở lên ngân hàng được tự ấn định; trần lãisuất cho vay VND với 4 nhóm đối tượng xuống theo; cáclãi suất điều hành tiếp tục giảm… Loạt điều chỉnh này sẽtác động đến các dòng vốn, đến các quan hệ tín dụng, đếntỷ giá USD/VND và cả yếu tố niềm tin, kỳ vọng của thịtrường.
 
Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?
Dự báo chung được đưa ra là thị trường sẽ không có nhiều xáo trộn trong thời gian tới

Dưới đây là góc nhìn của lãnh đạo Ngân hàng Nhànước, các ngân hàng thương mại về những tác động đó.

Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?Quantrọng nhất là kiểm soát được kỳ vọng

Ông Lê Minh Hưng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước

“Nếu quan tâm, có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước đã đạtđược một số kết quả trong điều hành, mà nhiều ngườitrong và ngoài ngành nhìn nhận là hết sức tích cực.

Thứ nhất là tốc độ tăng lạm phát giảm dần, giảm chắcchắn, nhưng quan trọng nhất là Ngân hàng Nhà nước đã neođược cái kỳ vọng lạm phát. Kỳ vọng lạm phát đã được kiểmsoát tốt với khoảng 7% - 8% trong năm nay. Đó mới làđiều quan trọng cần cho điều hành chính sách.

Nhìn lại, nếu để ý thì thấy có những thời gian, khingười ta cảm thấy các khuôn khổ chính sách vĩ mô màkhông chắc chắn thì kỳ vọng về lạm phát có thể bùng trởlại rất nhanh, tác động mạnh đến điều hành chính sách.

Thứ hai là thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Cuối quý4/2011 và đặc biệt là trong tháng 12 rất khó khăn. Hiệnnay thanh khoản hệ thống đã được củng cố và cải thiệnrất tích cực.

Thứ ba là tỷ giá. Thị trường ngoại hối và kỳ vọng tỷ giácũng được neo giữ ở mức rất ổn định. Thống đốc nói nămnay chỉ biến động trong khoảng 2 - 3% nếu như không cócác cú sốc từ bên ngoài. Ngân hàng Nhà nước tin tưởngbiên độ đó hoàn toàn có thể đạt được.

Việc điều hành có tính đồng bộ, dài hạn và có tính dựđoán được đã đưa đến những kết quả như vậy.

Nhưng hiện nay có một số quan điểm cho rằng lãi suất sẽgiảm nữa, thậm chí giảm mạnh, làm cho thị trường nókhông ổn định. Nhưng Ngân hàng Nhà nước định hướng từnay đến cuối năm sẽ ổn định, ngoại trừ có yếu tố nào đóđột biến. Như vậy thì các doanh nghiệp cũng chủ động đểdự báo được động thái chính sách; các ngân hàng cũng chủđộng được phương án kinh doanh, cân đối được chi phí củamình, có các phương án trung và dài hạn tốt hơn.

Còn một vấn mà nhiều người quan tâm là tỷ giá USD/VND.Tác động của hạ lãi suất đối với tỷ giá như thế nào? Tâmlý mọi người là bình thường thôi, vì các bài toán đềuphải tính, tính về lợi ích kinh tế. Nếu tính về lợi íchkinh tế thì VND vẫn là có lợi nhất.

Quan trọng nhất trên thị trường ngoại hối hiện nay,ngoài tỷ giá mua bán, là thanh khoản. Hiện nay thanhkhoản rất tốt. Cho nên mấy hôm vừa rồi tỷ giá có lên mộtchút, nhưng khi đến ngưỡng kỳ vọng thì thanh khoản rarất nhiều, lập tức tỷ giá giảm trở lại.

Với điều hành lãi suất sẽ ổn định của Ngân hàng Nhànước, cộng với kỳ vọng tỷ giá tăng 2 - 3% thì gửi VNDvẫn có lợi hơn.

Và hiện nay các nguồn cung ngoại tệ rất ổn định. Quý1/2012, cán cân thanh toán thặng dư 5 tỷ USD; và lần đầutiên sau nhiều năm thặng dư cả cán cân vốn và cán cânvãng lãi, làm điểm rất mới. Trước đây là thường xuyênthâm hụt. Dự báo của Ngân hàng Nhà nước là trong quý 2cán cân thanh toán sẽ tiếp tục thặng dư.

Ở tâm lý thị trường và tâm lý người dân, số liệu củaNgân hàng Nhà nước cho thấy tiền gửi ngoại tệ của dân cưđã giảm và dịch chuyển sang VND. Trên thị trường thểhiện một điều rất rõ nét từ cuối 2011 đến nay là Ngânhàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ.Đấy là những điểm cho thấy người dân và thị trường đã cólòng tin vào điều hành chính sách của Chính phủ và Ngânhàng Nhà nước, cũng như là với VND, được củng cố hơn rấtnhiều.

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc điềuchỉnh lãi suất như vậy sẽ không tác động nhiều đến tỷgiá và thị trường ngoại hối”.

Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?Cânbằng được các lợi ích

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank)

“Với lãi suất cũ, nếu là những doanh nghiệp kinh doanhtốt thì vốn vay đã được giảm theo lãi suất mới rồi. Nếudoanh nghiệp nào có vòng quay vốn 3 - 6 tháng, nhất làdoanh nghiệp xuất khẩu thì phần lớn đã được.

Với ngân hàng, lãi suất cũ huy động lãi suất cao vẫn còntồn tại. Như Agribank, tỷ lệ vốn huy động trên 12 thángchiếm khoảng 15%, mà lãi suất trước đây là 14%/năm. Phảicân đối nguồn huy động và cho vay. Nhưng không vì thế màkhông giảm lãi suất cho vay. Chúng tôi luôn phải tínhtoán hài hòa lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Ngânhàng Nhà nước không thể đưa ra một quyết định hành chínhbắt buộc ngân hàng thương mại phải giảm các lãi suất, vìcác quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng là theo hợpđồng, quan hệ dân sự và rủi ro hai bên cùng chịu.

Và thực tế hiện nay các ngân hàng còn cạnh tranh nhau đểgiảm lãi suất. Có thể tiếng nói từ doanh nghiệp trongcâu chuyện lãi suất và tiếp cận thì nên là tiếng nói củanhiều doanh nghiệp hơn. Tạm chia doanh nghiệp theo banhóm: nhóm sắp phá sản, nhóm đang cầm chừng và nhóm tốt.Nhóm đầu tiên có thể là 20%, hay nhóm tốt có thể là 20%,vì vậy cần tìm hiểu một tiếng nói có tính đại diệnchung.

Có ý kiến đề cập là điều kiện cho vay hiện nay khó quá.Tôi thấy các ngân hàng hiện không tăng thêm bất cứ điềukiện nào. Phải khẳng định như vậy. Thậm chí với kháchhàng tốt chúng tôi còn cơ cấu lại nợ, như thế là một sựnới lỏng nhất định, theo quy định của Ngân hàng Nhànước. Chỉ có điều là chúng tôi phải kiểm soát, tăngcường yêu cầu minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệpnhiều hơn. Qua đó để làm rõ dòng tiền của doanh nghiệp,thực chất thời gian tới họ làm ăn thế nào.

Đối với doanh nghiệp tồn kho cao, làm ăn thua lỗ thìđúng là cho vay chặt chẽ hơn. Ngăn ngừa rủi ro. Việcthẩm định ở đây còn phải tiên lượng được vài năm tới chứkhông chỉ hiện tại. Vài năm tới chính sách của Chính phủthế nào, điều kiện thị trường trong và ngoài nước thếnào? Hiện nay mới chỉ là một vấn đề. Vài năm tới, khôngdễ gì Nhà nước nới lỏng chính sách tài khóa, chính sáchtiền tệ như những năm trước.

Chính sách lãi suất hiện nay tôi cho rằng sẽ đạt đượchai mục tiêu. Thứ nhất, sẽ góp phần tăng tổng cầu nềnkinh tế; tín dụng sắp tới sẽ tăng lên, chi tiêu ngânsách sẽ tăng lên, người dân đầu tư sẽ sử dụng đồng tiềncủa mình vào sản xuất. Thứ hai là điều chỉnh hài hòa lợiích giữa người gửi và người vay. Và quan trọng là nó phùhợp với kỳ vọng của thị trường, cả người gửi và ngườivay đều kỳ vọng sẽ giảm tiếp. Cân bằng được các lợi íchđó, cả với ngân hàng và Nhà nước nữa, cũng như Thống đốcnói giữ ổn định từ nay đến cuối năm, thì sẽ kích thíchcác giao dịch kinh tế sẽ nhộn nhịp hơn trong thời giantới. Người ta không còn kỳ vọng nào hơn nữa.

Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta không nên quan ngại về sựdịch chuyển dòng vốn sang các kênh đầu tư khác. Có thểcó nhưng không lớn, vì hiện đã có một sự cân bằng tươngđối”.

Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?Điềuhành không còn giật cục và bất ngờ

Ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV)

“Với thông tin tín dụng không tăng, theo tôi thì ngoàikhó khăn của doanh nghiệp và của nền kinh tế, còn có vấnđề ở chính sách quản lý.

Như mọi năm, chúng ta chỉ tính dư nợ cho vay thôi. Cònnăm nay, tổng giới hạn tăng tín dụng Ngân hàng Nhà nướccho phép là bao gồm tất cả các khoản tín dụng theo quyđịnh tại Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm mộtkhối lượng rất lớn là trái phiếu doanh nghiệp. Nếu Ngânhàng Nhà nước tách phần trái phiếu doanh nghiệp ra, tôinghĩ chưa chắc tổng tín dụng đã không tăng. Vì vậy có sựthay đổi về số liệu thống kê giữa 2011 với 2012.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, vì cuối năm ngoái ngânhàng thương mại cũng nhận định được chiều hướng quản lýsang 2012 Ngân hàng Nhà nước sẽ có giới hạn nên họ cóđiều chỉnh kỹ thuật tại thời điểm 31/12/2011, nhưng tôinghĩ điều đó không nhiều.

Ở đây tôi cho chủ yếu là do tiêu chí thống kê, khi Ngânhàng Nhà nước tách phần đó ra thì sẽ khác. Vì trước đây,một số tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư ở các khoản bảolãnh trái phiếu doanh nghiệp. Năm nay, tình hình doanhnghiệp hiện nay thì nhiều ngân hàng không sẵn sàng tưvấn và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nữa.

Về điều chỉnh lãi suất, tại BIDV, thông thường người tavẫn nói là lãi suất đầu vào giảm thì mới có điều kiệngiảm lãi suất đầu ra, còn chúng tôi lãi suất đầu ra luônđi trước. Về kinh doanh, ở đây là, ngân hàng trước hếtphải có khách hàng và giữ được khách hàng. Thực tế thờigian qua, với những khách hàng tốt thì chúng tôi thựchiện điều chỉnh lãi suất ngay trên hợp đồng; lãi suất cũđược đưa về lãi suất mới.

Hiện có doanh nghiệp kêu lãi suất vẫn quá cao, tôi nghĩcó lẽ chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh chưa tốt,hoặc chưa thực sự minh bạch, khả năng phục hồi khôngcao.

Về chính sách, lâu rồi, nhiều năm rồi mới thấy sự điềuhành có tính chất định hướng rất rõ, lộ trình rõ, chứ nókhông giật cục, bất ngờ nhiều như trước đây. Lộ trình vàđịnh hướng Ngân hàng Nhà nước đã thông tin rất là rõrồi. Có chăng là có thể nhìn nhận tình hình đã tốt hơnnên rút ngắn lộ trình thôi”.

Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?Tránhđược cái chết trong tương lai

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trịNgân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

“Về tỷ giá USD/VND, sau khi lãi suất VND giảm nhanh vàmạnh thì sẽ sao? Tôi nhận thấy là, lãi suất về 9%/năm,tỷ giá tăng 2% - 3% hay 3% - 4% đi nữa thì cộng vào nữacũng không bằng 9%/năm. Cho nên với người thân tôi vẫnthuyết phục là gửi VND vào ngân hàng.

Nhưng người gửi có yên tâm không? Trong bối cảnh hiệnnay, kinh doanh sau khi trừ chi phí rồi để được 9%/nămlà cực kỳ khó khăn. Cho nên lúc này gửi VND vào ngânhàng vẫn là một kênh đầu tư an toàn.

Còn về trần lãi suất cho vay, nó giúp cả doanh nghiệplần ngân hàng. Về doanh nghiệp, nó nghiêm cấm ngân hàngnào vì khó khăn thanh khoản, phải huy động lãi suất caovà cho vay cao. Còn với ngân hàng, hạn chế cho vay caothì tránh phải chết trong tương lai, vì càng cho vay caothì càng khó thu hồi nợ. Đếm cua trong lỗ, cho vay caocứ tưởng nhân với nguồn tín dụng thì thu lời cao, nhưngsau đó thu được về như thế nào?

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp bắt đầu đầu tưkinh doanh là được rồi. Với lãi suất cho vay ngắn hạn11%, 12%, 13%/năm là tương đối tốt. Còn ngân hàng chúngtôi, muốn tồn tại thì cho vay trước thấp, chính giaiđoạn này là lúc chúng tôi lôi kéo khách hàng tốt nhất.Những khó khăn tạm thời thì ngân hàng phải giúp doanhnghiệp, như thế họ mới về với mình. Có lẽ ngân hàng nàocũng suy nghĩ điều đó.

Hôm qua (9/6), Thống đốc có nói với tôi là lãi suất9%/năm sẽ ổn định từ nay đến cuối năm. Cho vay với“margin” 2% - 3%/năm là tương đối tốt rồi. Cho nên ai đómong lãi suất xuống nữa để đầu tư vào ngoại tệ thì sailầm”.

Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì?Khôngvì thừa vốn mà đẩy tín dụng ồ ạt

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam ThịnhVượng (VPBank)

“Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất là đúng với xuthế thị trường. Nó có lợi cho ngân hàng thương mại.

Chúng ta biết là thời gian qua ngân hàng thương mại pháttriển tín dụng khá là khó, một vài tháng gần đây dư nợmới nhúc nhắc tăng được một chút, mới lên mặt đất mộtchút. Có các kênh đầu tư, liên ngân hàng và trái phiếuChính phủ, kênh thứ ba là cho vay. Cho vay ra thì khôngtăng được; nếu gửi liên ngân hàng thì lỗ nặng, vì lãisuất chỉ 6% - 7%, thậm chí 5%/năm; lãi suất trái phiếuChính phủ cũng xuống thấp. Cho nên việc giảm lãi suấtnày giúp ngân hàng thương mại giảm được chi phí vốn. Vẫnphải huy động vào mà không cho vay ra được thì rõ ràngnó ảnh hưởng nhiều đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.

Cái nữa là, mức 9%/năm có yếu tố là các ngân hàng đangthừa khá là nhiều tiền. Hạ lãi suất vừa giúp ngân hàngnhư vậy vừa giúp giảm chi phí vay cho doanh nghiệp. Đốivới các khoản vay cũ rõ ràng trước nay các ngân hàng vẫnquy định một biên độ điều chỉnh lãi suất, thông thườnglà 3 tháng một lần. Ví dụ ngay bây giờ chúng ta giảmxuống 9%/năm, các khách hàng đến kỳ điều chỉnh lúc nàylập tức được giảm ngay 2%/năm. Từ 14%/năm trước đâyxuống 9%/năm là đã giảm 5%/năm rồi, nếu khách hàng nàovay từ năm ngoái thì đến nay đã được giảm lãi suất vay5%/năm rồi. Rõ ràng nhiều khách hàng đã có được mức giảmđáng kể.

Thời gian qua, tiền gửi vào ngân hàng tập trung ở kỳ hạnngắn, thậm chí tập trung 1 tháng. Nó tái tục liên tụcnhư vậy. Nay, cho phép ngân hàng và khách hàng thỏathuận lãi suất kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên thì tạođiều kiện để ngân hàng cải thiện cơ cấu tài sản nợ. Ngânhàng thương cho vay ít nhất 3, 6, 12 tháng, thậm chí là5 năm. Rõ ràng đang phải lấy các khoản ngắn hạn như vậytài trợ cho các khoản dài hạn. Nay, giả sử vẫn giữnguyên 11%/năm ở các kỳ hạn từ 12 tháng thì nó sẽ giúpcải thiện cơ cấu vốn, bảng cân đối của ngân hàng lànhmạnh hơn rất nhiều. 11%/năm như vậy, margin 2% - 3%/năm,lãi suất cho vay khoảng 14%/năm là rất hợp lý.

Hai ngày cuối tuần vừa rồi, khách hàng đổ dồn đến ngânhàng để đổi sổ. Trước đó họ gửi 1, 2, 3 tháng là cùng,giờ đổi thành 6 - 12 tháng hết. Họ sợ lãi suất sẽ hạtiếp. Như tại VPBank, chỉ hai ngày vậy thôi khách hànggửi vào hàng nghìn tỷ đồng. Rõ ràng lúc này gửi ngânhàng vẫn là kênh an toàn và hiệu quả với người gửi tiền.

Còn doanh nghiệp kêu, có thể chúng ta mới chỉ nghe từcác ông đầu cơ, những ông không thể cơ cấu lại được, haytrước đây họ không gắn với sản xuất. Chúng tôi cũng muốnhỗ trợ, nhưng phải đặt an toàn lên hàng đầu, chứ khôngthể vì thừa vốn mà đẩy tín dụng ra ồ ạt, không kiểm soátđược thì hậu quả phải trả giá là 6 tháng hay một nămnữa. Thậm chí khi lãi suất huy động 14%/năm, chúng tôiđã phải cho vay 12%/năm, vì thà rằng cho vay những kháchhàng tốt đó còn hơn gửi liên ngân hàng chỉ 6% - 7%/năm”.

Theo VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.