Giữ giá để cạnh tranh

Sau mùa kinh doanh thành công trong dịp tết, có rấtnhiều bài học đã được doanh nghiệp trong nước đúc kết để tìm ra một chiến lượctốt hơn nhằm tiếp tục chinh phục người tiêu dùng trong nước.

Sau mùa kinh doanh thành côngtrong dịp tết, có rất nhiều bài học đã được doanh nghiệp trong nước đúc kết đểtìm ra một chiến lược tốt hơn nhằm tiếp tục chinh phục người tiêu dùng trongnước.

Một bài học được nhiều doanhnghiệp nhắc đến đó là có khó khăn cũng ráng mà giữ giá. Bởi lẽ người tiêu dùngđã đặt yêu cầu khá cao cho hàng Việt: tốt, an toàn còn phải hợp túi tiền.

Phải thêm nhiều sản phẩm antoàn

Ông Lê Phụng Hào, phó tổng giámđốc Công ty Kinh Đô, cho rằng phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường trongmùa tết vừa qua là rất rõ: họ không còn chi tiêu ồ ạt mà chọn mua những sản phẩmnội có thương hiệu, uy tín, đề cao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không chỉKinh Đô mà các doanh nghiệp bánh kẹo nội như Bibica, Hải Hà, SNFood đều bị "cháy"hàng vào phút chót, sản lượng tiêu thụ đạt 100-105% kế hoạch. “Điều đó giúpdoanh nghiệp định hướng phải tiếp tục xây dựng thương hiệu và phát triển mạnh mẽhơn hệ thống phân phối” - ông Hào nói.

Hiện nay, chính sách phát triểnhệ thống phân phối của doanh nghiệp khá tương đồng nhau, chen chân vào siêu thịvà tăng độ phủ qua kênh bán hàng truyền thống. Số doanh nghiệp có hệ thống phânphối riêng qua cửa hàng, điểm bán độc lập còn ít. Vì vậy, đối với thị trường nộiđịa, để nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp cần phải hiểu thị hiếu người tiêudùng và tính được dung lượng tiêu thụ của thị trường, từ đó mới đề ra chiến lượcđầu tư và phát triển sản phẩm phù hợp.

Giữ giá để cạnh tranh

Người dân đã có thói quen mua bánh kẹo sản xuất trong nước (Ảnh: T.Đạm)

Vừa đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất bánhChocopie với vốn đầu tư 300 tỉ đồng tại BìnhDương, ông Phan Văn Thiện - phó giám đốc Công tybánh kẹo Biên Hòa (Bibica) - cho biết mục tiêulà tăng trưởng sản lượng 30% so với năm ngoái.“Các dự án triển khai trong năm nay sẽ khai tháctối đa những thuận lợi đang có, hướng đến dòngbánh chất lượng cao, ngon hơn. Định hướng thịtrường tiêu thụ cho dòng sản phẩm bánh Chocopielà thị trường nội địa chiếm 50% doanh số” - ôngThiện cho biết.

Bán hàng tận nơi

Theo các doanh nghiệp, trong kếhoạch bám trụ thị trường nội địa, hệ thống phân phối là vấn đề mấu chốt đảm bảođưa hàng đến tay người tiêu dùng.

Ông Hào cho rằng để thâm nhập sâu thị trường,mạng lưới phân phối rộng khắp sẽ giúp người tiêu dùng tiếp cận được hàng hóa.Đứng trước nhiều sự lựa chọn trên thị trường, bên cạnh yếu tố giá, sự khác biệttrong mẫu mã, chất lượng sản phẩm được xem là ưu thế. Nhưng sự khác biệt này cầnđược giữ xuyên suốt trong quá trình nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Sở Công thương TP.HCM, trong dịp Tết Canh Dần doanh số của các doanh nghiệp, siêu thị đều tăng 30-40% so với tết năm trước do giá ổn định, hàng đảm bảo chất lượng, phong phú.

Đại diện Saigon Co.op cho biết chỉ tính trong tháng 1 và 2-2010 doanh số của hệ thống đạt 2.200 tỉ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tỉ lệ hàng sản xuất tại VN chiếm 95% sản phẩm kinh doanh tại hệ thống.

Theo ông Hoàng Đăng Tiến - phó giám đốc Công tySoniFood, nhà sản xuất thương hiệu bánh kẹoSNFood, thành công trong năm qua là do công tybám chặt thị trường bình dân nhưng không quên mởrộng tỉ trọng thị trường cao cấp.

Ngoài ra, nắmrõ xu hướng dinh dưỡng của người tiêu dùng đểđầu tư phát triển đúng sản phẩm là tối quantrọng. Có thể năm nay người tiêu dùng ưa thíchmùi bơ, vị chua nhưng năm sau hương vị, nguyênliệu khác lại lên ngôi. Nắm vững xu hướng mớitung ra sản phẩm thành công” - ông Tiến chia sẻ.

Ổn định giá để giữ thị phần

Tuy nhiên, đây cũng là năm nhiềukhó khăn cho doanh nghiệp khi chịu áp lực tăng giá. Tết Canh Dần hàng nội áp đảođược hàng ngoại vì giá thấp hơn và tạo được niềm tin về chất lượng. “Doanhnghiệp đang đứng trước những thử thách về giá nguyên liệu đầu vào như đường, sữa,bột mì tăng. Nếu không giữ mức giá cạnh tranh so với hàng ngoại thì hàng nội cóthể tuột mất phần thắng bất cứ lúc nào” - ông Thiện nói.

Doanh nghiệp buộc phải tính toánđể dung hòa giữa lợi nhuận và quyền lợi người tiêu dùng. Các nhà sản xuất nhậnđịnh người tiêu dùng vẫn còn nhạy cảm về giá. Bởi vậy, việc điều chỉnh giá phảiluôn cân nhắc liệu người tiêu dùng có chấp nhận hay không.

Theo ông Nguyễn Vũ Duy Tuấn - chuyên gia tư vấnchiến lược Công ty Deloitte VN, bài toán lớnnhất của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay làlàm sao cắt giảm chi phí tối đa để có giá thànhsản phẩm rẻ nhất có thể. “Cố gắng quản trị hóa,nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị, tối ưu hóa hiệusuất sản xuất từng khâu nhỏ nhất thì doanhnghiệp mới tạo được sự phát triển bền vững” -ông Tuấn cho biết.

Theo Như Bình
Giữ giá để cạnh tranh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.