Kinh doanh xăng dầu: Trong chán, ngoài vẫn thèm

BộCông Thương vừa quyết định cảnh cáo một đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầuthuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vì không nhập khẩu xăng dầutrong nhiều tháng 2011 và 2 tháng đầu năm 2012.

Bộ Công Thương vừa quyếtđịnh cảnh cáo một đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu thuộc Tổngcông ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vì không nhập khẩu xăng dầu trongnhiều tháng 2011 và 2 tháng đầu năm 2012.

 
Theo các nguồn tin, dù chưa rút giấy phépkinh doanh, nhưng Bộ Công Thương sẽ rút bỏ toàn bộ hạn mức tối thiểu vàquyền nhập khẩu xăng và dầu diezel 0,05S của Công ty Xăng dầu Hàng hảiViệt Nam - đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đầu mối nhập khẩu xăngdầu của Vinalines. Vinalines chỉ còn hạn mức nhập khẩu tối thiểu vàquyền nhập khẩu diezel 0,25S và dầu FO để hoạt động hàng hải.

Lãi thì nhập, lỗ thì thôi

Trước đó, vào cuối năm 2011,Bộ Công Thương đã tạm giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu choVinalines trong năm 2012 là 130.000 m3/tấn. Trong đó, xăng là 40.000 m3; dầudiesel là 50.000 m3 và dầu mazut là 40.000 m3.

Việc không nhập khẩu xăng dầutrong nhiều tháng 2011 và 2 tháng đầu năm 2012 của Công ty Xăng dầu Hàng hảiViệt Nam có lý do: giá xăng dầu tăng mạnh do tác động của thị trường xăngdầu thế giới khiến doanh nghiệp sợ rằng, đảm bảo nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầutrong điều kiện giá trong nước chưa được điều chỉnh kịp sẽ bị lỗ nặng.

Kinh doanh xăng dầu: Trong chán, ngoài vẫn thèm
 

Trước đó, vào tháng 7/2011,Bộ Công Thương cũng cho biết, có 5/12 doanh nghiệp đầu mối không nhập khẩuđủ xăng dầu theo hạn mức tối thiểu được Bộ quy định. Thấp nhất là Tổng côngty Xăng dầu Quân đội, Công ty Xăng dầu Hàng hải Việt Nam thuộc Vinalines vàtiếp đến là CTCP Dầu khí Mekong (Petro Mekong). Trong diễn biến này, vàocuối năm 2011, Petro Mekong cũng đã chính thức rút lui, không tiếp tục làmđầu mối nhập khẩu xăng dầu năm 2012. Thay vào đó, công ty mẹ của PetroMekong là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) sẽ nhập khẩu trực tiếp các sảnphẩm xăng dầu và phân bổ lại cho các đơn vị trực thuộc, bao gồm cả PetroMekong.

Sự rút lui này của PetroMekong đã khiến cho số đầu mối nhập khẩu xăng dầu chỉ còn lại 13 doanhnghiệp khi bước vào năm 2012. Để đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp nàyđược chủ động, Bộ Công Thương đã tiến hành phân giao hạn ngạch nhập khẩuxăng dầu tối thiểu cho từng doanh nghiệp.

Việc rút giấy phép xuất nhậpkhẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối không hoàn thành nhiệm vụ cũng đãtừng diễn ra vào tháng 3/2003. Khi đó, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đồng ý đểBộ Thương mại rút giấy phép của 3 doanh nghiệp không thực hiện đúng nhiệm vụnhập khẩu được giao gồm: Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty Xuấtnhập khẩu Vật tư Đường biển và Công ty Xăng dầu Quân đội. Công ty Xăng dầuHàng không khi đó cũng chỉ được nhập nhiên liệu máy bay, không nhập khẩu cácmặt hàng xăng dầu khác vì đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Tổngcông ty Dầu khí Việt Nam cũng bị phê bình vì không chỉ đạo và kiểm tra, giámsát hai doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu thuộc tổng công ty này làCông ty Thương mại Dầu khí (Petechim)và Công ty Chế biến và Kinh doanh Dầu mỏ (PDC)thực hiện đúng nhiệm vụ nhập khẩu được giao.

Trong tháng 3, hầu hết các doanh nghiệp đầu mối đều đảm bảo nguồn dự trữ lưu thông

Vẫn có doanh nghiệp muốn tham gia

Trong khi có những doanhnghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không mặn mà lắm với việc thực hiện nghĩavụ của đầu mối được nhận thì vẫn có những doanh nghiệp bên ngoài mong muốnnhảy vào lĩnh vực này. Bằng chứng là trước khi tuyên bố có biện pháp nghiêmkhắc với Công ty Xăng dầu Hàng hải tại cuộc họp với các đầu mối kinh doanhxăng dầu vào ngày 12/3 thì ngày 9/3/2012, Bộ Công Thương đã cấp giấy phépkinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu cho Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà(có trụ sở chính tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)với thời hạn 5 năm.

Thông tin từ Bộ Công Thươngcũng cho hay, lượng xăng dầu rút lại từ Công ty Vận tải Hàng hải Vinalinessẽ được trao cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, trong đó có Côngty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà.

Theo đánh giá của Bộ CôngThương, hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nhập khẩu xăng dầu lớn. Năm 2009,lượng xăng dầu nhập khẩu phục vụ tiêu thụ nội địa đạt khoảng 13,2 triệum3/tấn các chủng loại. Từ năm 2010, do nguồn xăng dầu phục vụ tiêu thụ trongnước một phần đã do Nhà máy lọc dầu Dung Quất đáp ứng nên nhập khẩu xăng dầuphục vụ tiêu thụ trong nước năm 2010 đã giảm xuống còn khoảng 8,8 triệum3/tấn và năm 2011 là khoảng 10,3 triệu m3/tấn các chủng loại. Năm 2011,xăng dầu tiêu thụ nội địa đạt khoảng 15,6 triệu m3/tấn các chủng loại. Trongđó, phần cung cấp từ NMLD Dung Quất là khoảng 6 triệu m3/tấn.

Vẫn theo dự báo của Bộ CôngThương, để đảm bảo đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế được đặt ra cho năm 2012 nhưbình quân GDP tăng trưởng khoảng 6-6,5% thì mức xăng dầu tiêu thụ nội địa dựkiến năm 2012 sẽ tăng tối thiểu khoảng 6% so với năm 2011, đạt khoảng 16,54triệu m3/tấn các chủng loại.

Báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thươngcũng cho hay, hai tháng đầu năm 2012, tổng nguồn nhập khẩu xăng dầu củacác doanh nghiệp đầu mối giảm mạnh, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước,chỉ đạt 10% tổng hạn mức tối thiểu nhập khẩu cả năm. Hiện lượng tồn khocác mặt hàng xăng dầu đều cao hơn cùng kỳ năm trước.

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP:

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

* Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;

* Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận chuyển xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ 5 năm trở lên;

* Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000m3 để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phương tiện vận tải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 5 năm trở lên;

* Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 5 năm trở lên để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình;

* Có hệ thống phân phối xăng dầu của mình: tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu 40 đại lý bán lẻ xăng dầu;

* Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại khoản này, nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.


Theo
Doanhnhan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.