Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất

TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chínhquốc gia cho rằng, trọng tâm của chính sách KT từ nay đến cuối năm 2011 vẫnsẽ là khắc phục các bất ổn KT vĩ mô, tạo lập sự ổn định vững chắc cho nhữngnăm tiếp theo.

Trong cuộc trao đổi về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 và dự báocho 6 tháng cuối năm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chínhquốc gia cho rằng, trọng tâm của chính sách kinh tế từ nay đến cuối năm 2011 vẫnsẽ là khắc phục các bất ổn kinh tế vĩ mô, tạo lập sự ổn định vững chắc cho nhữngnăm tiếp theo.

Ông đánh giá thế nào về chỉ số kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm và dự báo cácchỉ số này cho cả năm 2011?

Điểm tích cực là hiện tại nền kinh tế đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất khi màcả 4 chỉ số cảnh báo sớm của nền kinh tế là tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối,lạm phát và lãi suất đều đang cho thấy dấu hiệu cải thiện so với đầu năm 2011.

Trên thị trường ngoại tệ, sau giai đoạn căng thẳng trong 2 tháng đầu năm, áp lựctỷ giá hối đoái trong quý II đã giảm mạnh. Tỷ giá thị trường tự do sau khi lậpđỉnh 22.500 VND/USD vào ngày 21/2 đã liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá ngânhàng với mức chênh lệch rất nhỏ (± 0,5%). Bên cạnh đó, tỷ giá liên ngân hàngcũng liên tục giảm, đến cuối tháng 6 chỉ xoay quanh mức 20.618VND/USD, thấp nhấttrong vòng 4 tháng trở lại đây.

Dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 6 mặc dù còn rất thấp so với mức 23,5 tỷ USD dựtrữ vào thời điểm đầu năm 2008, nhưng đã có mức tăng đáng kể so với thời điểmđầu năm 2011. Xu thế dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng trong bối cảnh thị trườnghối đoái tương đối ổn định cho thấy khả năng đạt được mức 6 tuần nhập khẩu vàonăm 2012 là hiện thực.

Một chỉ số rất quan trọng khác là lạm phát tháng 6 ở mức 1,09% so với thángtrước và tăng 20,2% so với cùng kỳ - mức tăng theo năm cao nhất trong vòng 27tháng qua. Tuy nhiên, điểm tích cực là lạm phát đang có xu thế giảm khi mà nhữngyếu tố gây bùng nổ lạm phát đã được kiểm soát tương đối tốt như cung ứng tiền,đầu tư công…

Dự báo chỉ số CPI tính theo tháng sẽ tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, chỉ số nàytính theo năm dự kiến sẽ còn ở mức khá cao 21,22% trong tháng 7 - 8, bắt đầugiảm mạnh từ tháng 9 và sẽ đạt xấp xỉ 15% vào cuối năm.

Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất
TS Lê Xuân Nghĩa

Trên thị trường ngân hàng, cạnh tranh lãi suất đang có xu hướng giảm. Thanhkhoản của các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhỏ đã được cải thiện. Một số NHTM lớnđã giảm lãi suất huy động các kỳ hạn xuống từ 1 - 2%/năm, lãi suất huy động phổbiến ở mức 16 - 17%/năm và lãi suất cho vay phổ biến ở mức 18 - 20%/năm, giảmnhẹ so với quý I/2011.

Mặc dầu lãi suất giảm chưa nhiều nhưng với sự giảm mạnh của lãi suất thị trườngliên ngân hàng (lãi suất qua đêm khoảng 11 - 12%), lãi suất trái phiếu chính phủlà những dấu hiệu cho thấy lãi suất trên thị trường tín dụng sẽ giảm.

Đối với việc cắt giảm đầu tư công, mặc dù mức cắt giảm kể cả chi thường xuyênmới đạt trên 8.300 tỷ đồng, bằng 0,4% GDP, nhưng là dấu hiệu quan trọng đối vớiquyết tâm giảm thâm hụt ngân sách từ 5,6% xuống trên dưới 5%.

Nhìn chung, cả 4 chỉ số cảnh báo sớm của nền kinh tế đều cho thấy những biệnpháp quyết liệt của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô đã bắt đầu pháthuy hiệu quả tích cực.

Theo ông, những vấn đề gì cần phải tiếp tục cảnh báo từ nay đến cuối nămtrong quá trình thực hiện Nghị quyết 11?

Thứ nhất, với việc thắt chặt tiền tệ hà khắc như 6 tháng đầu năm (tổngphương tiện thanh toán chỉ khoảng 3%, trong khi chỉ tiêu này cả năm là 16%) vàđộ trễ của chính sách tiền tệ khoảng 5 - 6 tháng, thì tốc độ tăng trưởng GDP nửacuối năm có thể sẽ giảm mạnh nếu không có những biện pháp hỗ trợ thích hợp. Điềunày thể hiện rất rõ qua việc Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) đãgiảm từ 12,6% đầu năm 2011 xuống còn 9% vào tháng 6/2011.

Thứ hai, rủi ro tỷ giá hối đoái. Mặc dù tỷ giá đang ổn định nhưng nguycơ biến động vào cuối năm là lớn với 3 lý do chủ yếu là tín dụng ngoại tệ tăngmạnh nửa đầu năm dẫn đến áp lực lớn khi các khoản nợ ngoại tệ đáo hạn; tỷ giáhối đoái hiện đang ổn định do lãi suất VND rất cao, nếu lạm phát giảm, lãi suấtVND giảm cũng sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái; tỷ giá hối đoái thực VND so với USDcho thấy VND còn bị đánh giá quá cao so với USD cũng là sức ép lớn đối với kỳvọng tăng tỷ giá.

Thứ ba, rủi ro chéo từ TTCK, bất động sản và chính sách tài khoá đốivới chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là các NHTMnhỏ đang làm tích tụ nợ xấu cả trong ngắn hạn và trung hạn. Vấn đề này nếu khôngđược xử lý kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống ngân hàng và uytín của Việt Nam.

Ông có thể cho biết trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ mô từ nay đến cuốinăm là gì?

Việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ trên cả 3 mặt: chính sách tiền tệ,chính sách tài khoá và an sinh xã hội cần phải được thực hiện một cách kiên trìvà quyết liệt. Tuy nhiên, liều lượng và thời điểm cần được điều chỉnh cho phùhợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tếan toàn và an sinh xã hội hợp lý. Cần tránh điều chỉnh giật cục (thắt chặt quá,nới lỏng quá) hoặc tâm lý chủ quan với những kết quả đã đạt được.

Theo Nhuệ Mẫn
ĐTCK



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.