Lưu ý khi sử dụng khăn ướt để tránh 'rước họa vào thân'

Theo các chuyên gia hóa học, SO2 (một hợp chất của lưu huỳnh) có thể được một số cơ sở sản xuất khăn giấy ướt nhỏ lẻ sử dụng trong quá trình sản xuất để chống nấm mốc. Nếu chất này vượt ngưỡng sẽ ảnh hưởng đến người dùng.

Theo các chuyên gia hóa học, SO2 (một hợp chất của lưu huỳnh) có thể được một số cơ sở sản xuất khăn giấy ướt nhỏ lẻ sử dụng trong quá trình sản xuất để chống nấm mốc. Nếu chất này vượt ngưỡng sẽ ảnh hưởng đến người dùng.

Theo đó, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, khăn giấy ướt được sử dụng bằng chất liệu giấy dai không bị mủn. Tuy nhiên, để khăn giấy mềm thì trong quá trình sản xuất bao giờ sản phẩm này cũng được phun một lượng nước khiến giấy rất dễ bị mốc và xuất hiện những vết đốm trên bề mặt. Do vậy, cần thêm quá trình xử lý nấm mốc, tiêu diệt vi sinh vật.

Lưu ý khi sử dụng khăn ướt để tránh rước họa vào thân-1
Hiện nay trên thị trường, nhiều sản phẩm khăn giấy ướt sử dụng SO2 để tẩy trắng. 

Hiện nay, nhiều công ty sản xuất khăn giấy thường xử lý nấm mốc trong quá trình làm ẩm bằng việc sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt vi sinh vật. Sau đó,  gói khăn giấy vào các túi bằng chất dẻo để vi sinh vật không thâm nhập và sản phẩm khăn giấy không bị mốc.

“Tuy nhiên, tôi nghĩ, các công ty sản xuất chuyên nghiệp không sử dụng chất SO2 để xử lý nấm mốc bởi SO2 gây ra mùi hắc, khó chịu dù rằng đây là chất tẩy trắng rất tốt. Chất SO2 chỉ được vài cơ sở sản xuất khăn giấy thủ công họ làm. Còn các công ty chuyên nghiệp họ sử dụng công nghệ sản xuất khép kín trong môi trường vô khuẩn”, ông Thịnh nói.

 
Lưu ý khi sử dụng khăn ướt để tránh rước họa vào thân-2
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội

Theo ông Thịnh, nếu sản phẩm khăn giấy ướt có chứa SO2 thì khi mở túi khăn giấy ướt ra sẽ thấy mùi hắc sực vào mũi rất khó chịu. Do vậy với người dùng, khi sử dụng thấy khăn giấy ướt có mùi khó chịu thì cần để khăn giấy bay hơi hết mùi sau đó mới sử dụng.

Còn nếu các chất hóa học có gốc lưu huỳnh tồn dư trên khăn giấy như SO2 nếu sử dụng quá ngưỡng cho phép có thể gây loét niêm mạc đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, tiêu chảy. Sử dụng thường xuyên, hóa chất có thể ngấm vào máu và tích lũy dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận và gây ra những căn bệnh mạn tính, ung thư.

Theo VietQ

bệnh tật

khăn ướt

khăn giấy


Tại thư ký trẻ 'giăng câu' nên giám đốc già tán gia, bại sản?
Cho đến một ngày sau khi nắm giữ quyền lãnh đạo công ty được 3 năm, thì cả nhà tôi chết lặng nghe chồng tôi xin mấy mẹ con tôi ký giấy để anh bán nhà trả nợ cho công ty. Vì thời gian qua anh đã lạm dụng tín nhiệm, rút tiền tỷ ra bao cho cô thư ký trẻ là người tình của anh mua nhà, mua xe, sắm thời trang hàng hiệu và cùng nhau đi du lịch ở nhiều nơi trên thế giới.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.