Những điều cần chú ý trong kinh doanh nhượng quyền

Trong thời gian qua, kinh doanh theo phương thức cửa hàng nhượng quyền ngày càng gia tăng. Khác hẳn với hình ảnh ông chủ - nhân viên hay kẻ bán – người mua, mối liên hệ giữa doanh nghiệp nhượng quyền (franchisor) và doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh (franchisee) rất độc đáo với nhiều nét đặc trưng.

Đảm bảo có được một mối quan hệ tích cực và linh hoạt giữa hai bên không chỉ cải tiến mức doanh thu và lợi nhuận hàng tháng, mà còn xây dựng được những cảm xúc gắn bó cần thiết giữa hai phía. Do đó, người lãnh đạo các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền kinh doanh nên nắm rõ ba nguyên tắc sau đây

1.Luôn suy nghĩ tích cực về nhau

- Nếu là chủ một doanh nghiệp được nhận quyền kinh doanh: Hãy cho người đứng đầu doanh nghiệp nhượng quyền biết rằng bạn luôn tin tưởng và suy nghĩ tích cực về họ khi xuất hiện những biến đổi trong tổ chức. Các doanh nghiệp nhượng quyền luôn xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên thực tiễn hiện tại lẫn dự đoán mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp nhận quyền nên bạn cần tìm hiểu tính hợp lý trong những quyết định và điều khoản hợp tác để chắc chắn rằng đó là điều hướng đến ích lợi dài lâu cho cả hai phía.

Mặt khác, đừng quá chú ý đến vai trò xây dựng tổ chức của doanh nghiệp nhượng quyền mà quên đi trách nhiệm tự vận hành rất cần thiết trong giai đoạn kinh doanh ban đầu. Hãy nhớ rằng hai thứ tài sản quan trọng nhất trong mô hình nhượng quyền chính là thương hiệu (do tổ chức nhượng quyền tạo sẵn) và chuỗi các cửa hàng nhận quyền kinh doanh. Bất kỳ sự sơ sót nào của mỗi bên đều tạo tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh.

(Ảnh minh họa)

- Nếu là chủ của doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh: Bạn cần biết rằng một doanh nghiệp đã chấp nhận mua lại quyền kinh doanh có nghĩa là họ đang đầu tư cả tương lai vào mô hình kinh doanh do bạn tạo nên, vì thế họ sẵn sàng cùng bạn chia sẻ những trải nghiệm, ước vọng và lợi nhuận. Khi phía đối tác nhận quyền kinh doanh tỏ ý bốc đồng hoặc từ chối những chuyển đổi, những quyết định của bạn thì điều tuyệt đối tránh là nghi ngờ. Cái nhìn đối tác như những người “bất tuân lệnh”, “kém uy tín” chỉ vì không tán thành ý kiến của bạn có thể sẽ phá hủy mối quan hệ song phương. Do đó, bạn hãy duy trì lòng tin với doanh nghiệp mua quyền kinh doanh, cùng nhau chia sẻ để vượt qua mọi sự khác biệt, bất đồng để cùng nhau thấu hiểu rõ hơn về mục đích chung là doanh thu và lợi nhuận.

2.Lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn

- Đối với chủ doanh nghiệp nhận quyền: Hãy nêu rõ thông điệp của mình nếu không thật sự nắm chắc các vấn đề cốt lõi trong quá trình hợp tác kinh doanh và cũng đừng ngại việc nói ra những ý kiến có tính xây dựng cho thành công của toàn hệ thống. Vì được xây dựng nên mô hình hiệu ứng domino, bất kỳ một quyết định hoặc động thái nào được đưa ra từ một doanh nghiệp thuộc chuỗi doanh nghiệp (cửa hàng) kinh doanh nhượng quyền đều có thể tác động đến toàn bộ hệ thống doanh nghiệp cùng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền.

Do đó, nếu cảm nhận rằng doanh nghiệp đang kinh doanh rất phát đạt và đã đến lúc hướng đến mục tiêu mở rộng, hãy trao đổi với doanh nghiệp nhượng quyền để có được một kế hoạch hoàn chỉnh và chu tất nhất. Không chỉ là việc khai triển mặt bằng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, bạn còn cần đến sự hỗ trợ từ tổ chức nhượng quyền trong việc cải tiến quỹ đầu tư hoặc gia tăng hạn mức tín dụng.

- Đối với chủ doanh nghiệp nhượng quyền: Một khi đã am hiểu tường tận bối cảnh kinh doanh tại một doanh nghiệp nhận quyền cụ thể, hãy làm việc riêng cùng người chủ doanh nghiệp ấy để tìm ra một kết quả phù hợp nhất với riêng cá nhân họ. Thực tế cho thấy, dù được xây dựng trên một công thức chung nhưng con đường đi đến lợi nhuận của từng cửa hàng kinh doanh nhận quyền đôi lúc khác hẳn nhau. Vì thế, hãy thật chú ý lắng nghe ý kiến của đối tác, sử dụng các kỹ năng phân tích logic nhất để chọn ra được một chiến lược kinh doanh mang tính cách tân và thật sự hiệu quả với từng đối tượng nhận quyền cụ thể.

3.Gặp gỡ trực tiếp và chia sẻ

- Đối với chủ doanh nghiệp nhận quyền: Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép chúng ta sử dụng điện thoại, email hoặc hội nghị online để phối hợp kinh doanh. Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ trực tiếp vẫn luôn là cách tốt nhất để cải tiến tình hình kinh doanh của cả hai bên. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhận quyền không chỉ phụ thuộc vào khả năng điều hành của chủ doanh nghiệp này, mà còn phụ thuộc khá nhiều vào sự giúp đỡ từ phía doanh nghiệp trao quyền kinh doanh.

Do đó, cần có kế hoạch đến thăm trụ sở chính của doanh nghiệp nhượng quyền và gặp gỡ trực tiếp các cá nhân ,từ chuyên viên dịch vụ khách hàng đến giám đốc hoặc chủ tịch. Cần trao đổi với họ tình hình kinh doanh hiện tại, mục tiêu đặt ra trong tương lai để được doanh nghiệp nhượng quyền hỗ trợ. Đừng quên rằng mô hình kinh doanh nhượng quyền luôn được xây dựng trên một nền tảng chung, hai bên sẽ cùng thắng lợi hoặc cùng thất bại. Do đó, hãy yêu cầu phía đối tác cung cấp mọi sự hỗ trợ và luôn biết khai thác thật tốt mối quan hệ với doanh nghiệp nhượng quyền.

- Đối với chủ doanh nghiệp nhượng quyền: Một hệ thống kinh doanh được nhượng quyền thương hiệu chỉ tỏ ra đồng nhất khi luôn có sự quan tâm thích đáng của người nhượng quyền. Ngoài việc tới thăm tìm hiểu doanh nghiệp nhận quyền, cần tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng thể và các hội nghị chuyên đề. Đó là cách tốt nhất để kết nối toàn hệ thống các doanh nghiệp nhận quyền, giúp các doanh nghiệp nhận quyền hiểu rõ chiến lược phát triển và các ý đồ chiến thuật của doanh nghiệp nhượng quyền, từ đó cùng nhau chia sẻ quan điểm, tầm nhìn và những sách lược kinh doanh có lợi chung cho cả hệ thống.

Theo Gia Lâm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.